Hòn đảo du lịch nổi tiếng Thái Lan trở thành điểm nóng dịch bệnh
Nhà chức trách Thái Lan phong tỏa Phuket nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, khiến hòn đảo từng là tâm điểm du lịch của khu vực Đông Nam Á trở nên vắng lặng chưa từng có.
Kritchai Rojanapornsatit đã sống tại Phuket trong phần lớn thời gian cuộc đời mình, sở hữu trong tay một công ty xây dựng. Người đàn ông đã quá quen thuộc với tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra trên hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất Thái Lan.
Tại Phuket, những chiếc xe buýt cỡ lớn di chuyển không ngừng để đưa đón khách du lịch, trong khi những chiếc xe máy thuê len lỏi mọi ngóc ngách, đưa du khách tới mọi nơi, từ các bến cảng, bãi biển tới những địa điểm tham quan du lịch.
Thế nhưng, những gì đang xảy ra tại Phuket được Kritchai miêu tả là ông chưa từng được chứng kiến trong hàng chục năm sinh sống trên hòn đảo, theo CNN.
Phong tỏa toàn bộ 17 quận
“Không có thuyền tốc độ cao trên biển, đường phố và bãi biển không một bóng người, và khách du lịch thì cực kỳ thưa thớt. Tôi chưa từng chứng kiến tình trạng này, kể cả sau sóng thần năm 2004″, Kritchai nói.
Nhà chức trách Thái Lan đã áp dụng các biện pháp phong tỏa hiếm có nhằm làm chậm lại sự lây lan của Covid-19 tại Phuket, hòn đảo đang trở thành điểm nóng của dịch bệnh ở Thái Lan.
Với 170 ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 10/4, hòn đảo với 400.000 cư dân đã trở thành địa phương có tỷ lệ nhiễm bệnh trên dân số cao nhất trong tổng cộng 77 tỉnh ở Thái Lan.
Toàn bộ 17 quận tại Phuket đã bị phong tỏa. Ảnh: Bangkok Post.
Tới thời điểm hiện tại, Thái Lan đã ghi nhận 2.473 ca nhiễm Covid-19, với 33 trường hợp tử vong.
Theo tính toán của nhà chức trách, Phuket có 38,95 ca nhiễm Covid-19/100.000 dân. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức 21,9 ca bệnh/100.000 dân ở thủ đô Bangkok.
Theo các quan chức y tế Thái Lan, nhà chức trách đang mở rộng xét nghiệm tại Phuket nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus corona.
Các biện pháp hạn chế tại Phuket đã ngày càng được siết chặt. Hôm 9/4, nhà chức trách Thái Lan ban bố tình trạng phong tỏa kéo dài 14 ngày với tất cả 17 quận của hòn đảo. Mọi cư dân được yêu cầu ở trong nhà từ 13/4 đến 26/4 hoặc “tới khi tình hình được cải thiện”.
“Động thái này biến Phuket trở thành tỉnh đầu tiên của Thái Lan áp dụng biện pháp phong tỏa mọi khu vực, nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19″, thông báo của Cơ quan Du lịch Thái Lan cho biết.
Với các ngoại lệ dành cho nhân viên y tế và dịch vụ khẩn cấp, việc phong tỏa 17 quận của Phuket được tiến hành nhằm bảo đảm hạn chế tối đa sự di chuyển của người dân và phương tiện.
Video đang HOT
Sân bay quốc tế ở Phuket đã đóng cửa đối với mọi chuyến bay không thiết yếu ít nhất tới 30/4. Đảo Phuket kết nối với đất liền thông qua một cây cầu nay cũng đóng toàn bộ các điểm nhập cảnh bằng đường bộ và đường thủy, ngoại trừ đối với phương tiện mang theo hàng hóa thiết yếu.
Từ thiên đường du lịch hóa đảo ma
Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh yêu cầu tất cả người có mặt ở Phuket phải đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà, có hiệu lực từ ngày 7/4. Lệnh giới nghiêm áp dụng trên toàn hòn đảo từ 23 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau.
Tất cả bãi biển, nhà hàng, quán bar, cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu, cũng bị đóng cửa vô thời hạn.
Phuket đã đóng cửa các khách sạn không có khách lưu trú. Những địa điểm còn mở cửa được yêu cầu thắt chặt quản lý các không gian công cộng như hồ bơi và nhà hàng.
Tất cả bãi biển ở Phuket đã bị đóng cửa. Ảnh: Bangkok Post.
Bill Barnett, giám đốc điều hành tập đoàn tư vấn C9 Hotelworks, cho biết có 5 khách sạng được lựa chọn để tiếp nhận đặt phòng của những du khách còn có mặt tại Phuket.
“Chúng tôi ước tính 80% khách sạng trên đảo đã đóng cửa hoặc chuẩn bị đóng cửa. Toàn Phuket có khoảng 88.000 phòng khách sạn được đăng ký”, ông Barnett nói.
Theo ông Barnett, chủ các khách sạn tại Phuket có quan điểm trái ngược về thời gian nên mở cửa trở lại. Một số cơ sở muốn trở lại hoạt động vào tháng 5 hoặc ngay khi có thể, trong khi một số chủ khách sạng muốn mở cửa trở lại vào tháng 6, thậm chí tháng 10.
“Phuket tiếp nhận tượng lớn du khách từ Mỹ và châu Âu tới thăm trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 3, đây là thời gian kinh doanh cao điểm”, ông Barnett nói. Ông Barnett cũng tiết lộ nhân viên các khách sạn buộc phải đóng cửa được nhận 62% lương trong vòng 3 tháng.
Hiện tại, các siêu thị và dịch vụ giao nhận thực phẩm vẫn tiếp tục hoạt động.
“Tôi đã ở đây trong thời kỳ sóng thần và đại dịch SARS, nhưng chưa từng chứng kiến điều gì như hiện nay. Tuy nhiên, khi nhìn vào radar không lưu của Trung Quốc và thấy các máy bay hoạt động, tôi có niềm tin vào sự phục hồi trong thời gian ngắn”, ông Barnett nói, nhắc tới sự hồi phục của Trung Quốc từ đại dịch, dẫn tới dỡ bỏ các hạn chế di chuyển trong nước.
Trong khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, người dân tại hòn đảo sống nhờ vào dịch vụ du lịch chỉ có thể làm một điều duy nhất, đó là chờ đợi.
“Tôi không nhìn thấy bất cứ du khách nào vào lúc này, dù vẫn thấy một số người nước ngoài đi bộ, nhưng rất hiếm hoi”, Chaankayhan Kongmuang, người làm nghề DJ tại một khách sạn cao cấp ở Phuket, cho biết. Chaankayhan hiện đã phải tạm dừng công việc do đóng cửa du lịch.
“Đường phố không một bóng người, và tôi cảm thấy khá yên bình. Điều đáng buồn duy nhất là không có việc làm, dĩ nhiên”, Chaankayhan nói.
Duy Anh
Rời thành phố vì sợ đói, nhiều người Ấn Độ không ngờ điều chờ mình ở làng quê
Tại nhiều ngôi làng của Uttar Pradesh - bang đông dân nhất Ấn Độ, lao động về từ các thành phố lớn không được phép vào nhà vì bị người thân trong gia đình xua đuổi do lo ngại đem Covid-19 từ thành phố về.
Sau nhiều buổi tuyên truyền giữa quan chức địa phương với các hội đồng làng tại bang Uttar Pradesh, những người trở về từ thành phố được cho phép vào làng. Tuy nhiên, họ không được về nhà với người thân mà phải ở trong các trường học, lán trại dựng tạm để bác sĩ và cảnh sát quản lý, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan Covid-19 cho cộng đồng.
"Người dân ở đây rất sợ hãi. Nhiều thông tin giả cũng xuất hiện. Chúng tôi không chắc chắn người thân của mình có mang theo virus hay không nhưng không thể để họ ở cùng nhà với chúng tôi", Malkhan Singh, trưởng làng Daipur (Ấn Độ), chia sẻ.
Những câu chuyện về việc lao động trở về từ các thành phố bị chính người thân ở quê "cấm cửa" đang trở nên phổ biến tại khắp các thị trấn nhỏ và những ngôi làng tại Ấn Độ.
Người dân Ấn Độ đi bộ về quê giữa thời tiết nắng nóng (ảnh: Bloomberg)
Vùng nông thôn của Ấn Độ là nơi cư trú của 1/3 dân số nước này. Hệ thống y tế tại khu vực nông thôn của Ấn Độ được đánh giá là rất yếu, dễ rơi vào quá tải khi số ca nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng.
Nhiều người dân tại các ngôi làng đang vô cùng lo sợ việc bản thân có thể bị nhiễm virus khi hàng trăm nghìn lao động từ những thành phố lớn đổ về do không kiếm được việc làm.
Ông Steve Hanke, giáo sư tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho rằng, những bệnh viện tại vùng nông thôn ở Ấn Độ đã hết giường bệnh khi dịch Covid-19 đang lây lan. Có khoảng 9 triệu người Ấn Độ di chuyển qua lại giữa thành phố và các ngôi làng mỗi năm và họ có thể mang theo Covid-19 từ thành phố về làng - nơi cơ sở y tế vô vùng thiếu thốn.
Những cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Bloomberg với các bác sĩ, nhân viên bệnh viện, trưởng làng, quan chức chính phủ đã cho thấy tình trạng vô vùng khó khăn tại vùng nông thôn của Ấn Độ.
Vật tư y tế thiếu hụt nghiêm trọng, các bộ xét nghiệm không đủ và chính quyền địa phương phải mạnh tay áp dụng các biện pháp để người dân hạn chế ra khỏi nhà.
Ấn Độ chuyển những toa tàu thành bệnh viện cho người nhiễm Covid-19 (ảnh: Bloomberg)
Khả năng xét nghiệm Covid-19 thấp của Ấn Độ trong 2 tháng vừa qua đã làm tăng thêm sự hoang mang trong các cộng đồng dân cư. Theo Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, đến ngày 9.4, nước này mới thực hiện được 144.910 xét nghiệm virus.
Tính đến ngày 10.4, bang Uttar Pradesh, nơi có dân số bằng cả nước Brazil mới thành lập được 11 cơ sở xét nghiệm Covid-19. Noida - thị trấn là một trong những điểm nóng lây lan virus của bang Uttar Pradesh, chỉ có duy nhất 1 cơ sở xét nghiệm Covid-19.
Những cuộc di tản khổng lồ của hàng trăm nghìn lao động nghèo từ các thành phố lớn đã khiến cho chính phủ Ấn Độ tăng thêm áp lực và khó khăn trong dịch bệnh.
Trong khi nhiều người tìm được đường về quê. Hơn 1 triệu lao động nhập cư còn ở lại tại các thành phố lớn đang sống trong 31.000 trại cứu trợ được lập bởi chính quyền tiểu bang và các tổ chức nhân đạo tại Ấn Độ.
Nếu hơn 1 triệu người này cũng tìm cách về quê, tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ nhiều khả năng không thể kiểm soát.
Tại vùng nông thôn Ấn Độ, chỉ có các bệnh viện tuyến huyện trở lên mới có chức năng điều trị cho người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, hầu hết bệnh viện huyện của nước này đang trong tình trạng quá tải và phải hoạt động với 110%, thậm chí là 150% công suất.
Chính phủ Ấn Độ đang rất lo ngại một cuộc di tản tiếp theo của hơn 1 triệu lao động còn ở lại tại các thành phố lớn (ảnh: Reuters)
Mới đây, trường hợp của một cụ bà tên Lalita Devi, 75 tuổi, tử vong vì Covid-19 đã gây rúng động dư luận Ấn Độ. Theo người thân của bà Lalita Devi, nguyên nhân tử vong là do bà bị các bác sĩ từ chối điều trị sau khi nhập viện. Lý do đưa ra là bác sĩ quá sợ hãi Covid-19 và không dám chăm sóc cho bà Lalita Devi.
Hôm 9.4, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, họ đã đặt hàng hơn 17 triệu bộ đồ bảo hộ và 49.000 máy thở để chống dịch Covid-19. Trong khi chờ đợi lô hàng về đến nơi, các y bác sĩ tại nước này vẫn phải chiến đấu với dịch bệnh trong sự lo sợ vì thiếu thốn thiết bị y tế.
Tính đến ngày 11.4, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 7.600 ca nhiễm Covid-19 với 249 người tử vong. Số người nhiễm virus tại nước này dự báo là vẫn sẽ tiếp tục tăng trong lệnh phong tỏa cả nước vì vẫn còn rất nhiều trường hợp không được làm xét nghiệm Covid-19.
Thủ tướng Ấn Độ - ông Narendra Modi, đã quyết định gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc vì dịch Covid-19 và không cho biết lệnh này sẽ tiếp tục kéo dài trong bao lâu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Vương Nam
Thảm họa khác sắp kéo đến trong dịch Covid-19 khiến nước Mỹ lo lắng Các chuyên gia khí tượng Mỹ cho rằng, mùa mưa bão năm nay tại Mỹ có thể hoạt động mạnh hơn mức bình thường. Ngày 9.4, cơ quan dự báo thời tiết Mỹ đã phát hiện 4 cơn bão lớn ngoài khơi đang dần hình thành và có thể tấn công nước Mỹ trong khi dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát. Các...