Hòn đảo bí ẩn đột nhiên xuất hiện trên Thái Bình Dương
Hòn đảo mới này nằm cách thành phố Nuku’alofa, thủ đô Tonga, khoảng 45km về phía tây bắc.
Theo express.co.uk đưa tin, Một hòn đảo có đường kính 1 dặm vừa xuất hiện bí ẩn trên Thái Bình Dương sau khi xảy ra vụ núi lửa phun trào dưới nước. Những hình ảnh đầu tiên về hòn đảo này đã được đưa ra sau khi ba người đàn ông địa phương đặt chân lên đó hôm thứ Bảy vừa rồi.
Một trong số họ, ông GP Orbassano, 63 tuổi cho biết: “Hôm đó là một ngày đẹp trời với tầm nhìn tốt – trời xanh trong và mặt biển cũng vậy. Có hàng nghìn con chim biển đủ loại đã tới hòn đảo đẻ trứng.”
Theo BBC, hòn đảo mới này nằm cách thành phố Nuku’alofa, thủ đô Tonga, khoảng 45km về phía tây bắc. Hòn đảo dài khoảng 500 m, xuất hiện sau khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai dưới đáy biển phun trào từ hồi tháng 12-2014. Đây là lần thứ hai núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào trong năm năm qua. Những ngày sau đó, hòn đảo mới bắt đầu trồi lên.
Nhà nghiên cứu Matt Watson thuộc ĐH Bristol cảnh báo bề mặt hòn đảo mới này có thể không ổn định: “Bề mặt đảo sẽ rất mềm bởi nó được hình thành từ đá nhão – chuyên gia Watson cho biết – Nó cũng sẽ bị sóng mạnh đánh vào liên tục, do đó rất nguy hiểm khi lên đảo”.
Cũng theo chuyên gia này, trong vài tháng tới, hòn đảo sẽ lại chim xuống biển. Tuy nhiên ông Orbassano tin rằng hòn đảo đủ cao so với mặt nước biển, do đó sẽ khó bị nhấn chìm và thậm chí còn có thể trở thành một địa điểm du lịch.
Minh Huy
Theo Báo Đất Việt
Phát hiện 4 loài cá mập mới biết... đi bộ
Cá mập biết đi có thể là loài cá mập tiến hóa gần đây nhất trên Trái đất.
Đài CNN cho hay các nhà khoa học đã phát hiện ra bốn loài cá mập mới có quan hệ gần gũi với loài cá mập đi bộ.
Đó là kết quả được công bố trong tuần này trên chuyên san Marine and Freshwater Research. Các nhà khoa học về cá mập đã mất nhiều năm lấy mẫu ADN của loài cá mập đi bộ duy nhất được biết đến để nghiên cứu về quá trình tiến hóa của chúng và họ đã tìm thấy bốn loài mới.
Ảnh: CNN
Loài nhỏ nhất trong bốn loài vừa được phát hiện có thể đã tiến hóa gần khoảng hai triệu năm trước.
"Phát hiện này chứng minh rằng cá mập hiện đại có sức mạnh tiến hóa vượt trội và khả năng thích ứng với thay đổi môi trường" - ông Mark Erdmann, đồng tác giả của bài công bố khoa học, Phó chủ tịch Tổ chức quốc tế bảo tồn biển châu Á-Thái Bình Dương, cho biết.
Cá mập già hơn khủng long, thống trị vùng biển tới 400 triệu năm (trong khi hóa thạch khủng long lâu đời nhất được cho là khoảng 240 triệu năm tuổi). Vì vậy, việc cá mập tiếp tục phát triển gần đây như 399 triệu năm sau là việc đáng chú ý.
Loài cá mập đi bộ này, sống ở một vùng biển nông ngoài khơi New Guinea, sử dụng vây của mình để "đi bộ" dọc theo đáy biển tìm kiếm thức ăn. Ảnh: CNN
Cá mập đi bộ còn được gọi là cá mập "epaulette". Chúng "đi bộ" bằng vây trên thân của chúng để tìm thức ăn dọc theo các rạn san hô nông và cỏ biển.
Đó là một hành vi tiến hóa được thúc đẩy một phần vì hiện tượng thay đổi mực nước biển, thay đổi cảnh quan sống ở miền đông Indonesia và các đảo lân cận, New Guinea và một phần của Úc.
Dựa trên sự khác biệt trong ADN của cá mập, các nhà khoa học đã tạo ra các mốc thời gian tiến hóa ước tính. Họ tìm thấy những con cá mập biết đi bắt đầu tách ra khỏi họ hàng tổ tiên của chúng khoảng 9 triệu năm trước.
KIM NGUYÊN
Theo plo.vn
Tái sinh: Chuyện thật hay đùa? (kỳ 3) Ngay từ khi còn bé, James Leininger (Sinh ngày 10/4/1998) đã xuất hiện hồi ức về cuộc đời của mình là một phi công chiến đấu. Các mô hình máy bay là đồ chơi duy nhất cậu muốn có. Ảnh minh họa Cậu bé James Leininger nhớ về "kiếp trước" Thế nhưng, chẳng bao lâu, niềm đam mê những chiếc phi cơ đã...