Hơn chục ca bệnh nhập viện vì vi khuẩn “ăn thịt người”
Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận hơn chục ca bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra năm 2010-2011. Tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng chưa có trường hợp nào bị bệnh cảnh giống như một số ca bệnh ở Mỹ từng ghi nhận.
“Bệnh lạ” gây hoại tử da, thịt
Bị loài vi khuẩn này tấn công, người bệnh bị nhiễm trùng huyết và vi khuẩn “ăn” dần mô mềm của người bệnh. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vi khuẩn “ăn” gây hoại tử toàn bộ vùng da cánh tay, cẳng chân…
Một nam giới 55 tuổi tại Mỹ đã tử vong sau khi bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công vào cánh tay và chân phải của bệnh nhân khiến nhiều người hoảng sợ. Thế nhưng đây không phải là một căn bệnh lạ. Thực tế, bệnh nhân bị loại vi khuẩn”ăn thịt người” Aeromonas hydrophila tấn công – một loại vi khuẩn sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ.
Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận hơn chục ca bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra, tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng chưa có trường hợp nào bị bệnh cảnh giống như một số ca bệnh ở Mỹ từng ghi nhận.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Tú Anh
Tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương trong thời gian 2 năm 2010 – 2011 đã tiếp nhận 10 ca bị nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila. Cả 10 bệnh nhân đều là nam giới ở các độ tuổi khác nhau.
Video đang HOT
Trong 10 trường hợp được ghi nhận năm 2010 – 2011 thì đến 7 ca không xác định được yếu tố phơi nhiễm. 3 ca còn lại thì có tiếp xúc với nước bẩn và ăn hàu sống. Trong số này có 7 bệnh nhân có xơ gan, nhập viện với các biểu hiện sốt, vàng da, vàng mắt tăng dần và 3 bệnh nhân còn lại là những người khỏe mạnh, chỉ có khởi đầu là sốt, tiêu chảy rồi nhanh chóng đi vào tình trạng hoại tử lan rộng trên da và các tổ chức, sốc và suy đa phủ tạng.
Mới đây nhất, bệnh nhân P.V.T (40 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 12/4 trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử lan tỏa khắp cánh tay bên trái. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, một ngày sau đó xuất hiện sưng nề cẳng tay trái rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp cánh tay và lên vai. Sau khi điều trị 10 ngày bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết nhưng do hoại tử toàn bộ da cánh tay bên trái nên được chuyển đến Viện bỏng quốc gia để ghép da.
Tổn thương hoại tử da tay của bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydropila. Ảnh: BS Nguyễn Trung Cấp.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Bệnh nhân này có các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn giống với các trường hợp bệnh nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydropila nhưng vì bệnh nhân đã dùng kháng sinh nên quá trình xét nghiệm đã không thấy sự hiện diện của vi khuẩn này”.
“Tại Viện đã ghi nhận một số ca nhiễm Aeromonas hydropilia với biểu hiện đặc trưng gây hoại tử vùng cổ, ngực, chân tay… nhưng không phải thể bệnh đã phát hiện trên nhiều bệnh nhân ở Mỹ”, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết.
Nguy cơ tử vong cao
BS Nguyễn Trung cấp cho biết, Aeromonas là họ vi khuẩn gram âm, nằm trong họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn phổ biến trong tự nhiên, thường có trong môi trường nước bề mặt và thường gây bệnh cho các loài cá, tôm và động vật lưỡng cư. Chúng có thể gây tiêu chảy ở người khi ô nhiễm nước uống do ngoại độc tố giống độc tố cholera toxin của vi khuẩn tả. Ngoài ra chúng có thể gây các bệnh khác ở người như nhiễm trùng mô mềm, nhiễm trùng huyết, và các ổ nhiễm trùng khu trú. Tuy nhiên vi khuẩn Aeromonas hydrophila rất ít gây bệnh ở người.
Đến nay yếu tố lây nhiễm vi khuẩn này vẫn chưa được xác định. Trong 10 ca bệnh ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thì có tới 7 trường hợp không xác định được yếu tố phơi nhiễm, 3 trường hợp còn lại được xác định do tiếp xúc với nước bẩn và ăn hàu sống (1 bệnh nhân lội cống nước thải, 1 bệnh nhân có làm việc ở khu vực nước ngâm bè tre nứa, 01 bệnh nhân bị ngạnh cá làm rách da và có ăn hàu sống), các bệnh nhân này đều có viêm mô mềm, hoại tử da ở chân, tay, sưng nề vùng vết thương xây sát. 1 bệnh nhân trong số đó còn bị nhiều vết phỏng nước, hoại tử lan rộng lên cả vùng ngực, bụng.
Tuy ít gặp ở người nhưng nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila là thể bệnh rất nặng, trước đây, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila có thể tới gần 100%. Thực tế, trong 10 ca bệnh tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương chỉ có 3 ca được cứu sống, 7 ca còn lại đều tử vong.
“Hơn nữa, vì là bệnh lý hiếm gặp nên người ta ít nghĩ đến bệnh do nguyên nhân này, vì thế, dễ bỏ qua trong khi bệnh lại diễn tiến rất nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều, dễ sốc nặng dẫn đến suy đa tạng, đe dọa tử vong cho người bệnh. Còn khi được phát hiện sớm, được điều trị kháng sinh sớm sẽ có đáp ứng tốt. Tuy nhiên, dù có khỏi người bệnh vẫn có thể chịu nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức” BS Cấp nói.
Các chuyên gia khuyến cáo, nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas hiếm gặp ở người, nhưng không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này. Để phòng bệnh, nên hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn, nhất là khi trên cơ thể có vết thương. Những người phải làm việc thường xuyên trong môi trường nước bẩn, tốt nhất nên có trang bị phòng hộ phù hợp. Nếu có dấu hiệu sưng nề, hoại tử ở vùng có vết thương sau khi tiếp xúc nước bẩn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Theo Dantri
Bé gái 12 tuổi tử vong vì lây cúm từ người nhà
Ngày 22/4, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân là một bé gái 12 tuổi (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) trong tình trạng phổi tổn thương rất nặng. Cháu bé đã tử vong sáng nay, 23/4.
Trước khi bệnh nhân có biểu hiện cúm, bệnh nhân có anh rể ở Hà Nội về Thanh Hóa thăm vợ con đang ở nhà ngoài. Đáng nói, anh rể đang bị cúm và lây cho 3 thành viên trong gia đình. Hai thành viên khác bệnh đã tự khỏi, riêng bé gái này bệnh tiến triển nặng lên.
Bệnh nhi đã được xác định cúm A/H1N1 và đang được hồi sức tích cực. Ảnh: T.C
Theo đó, ngày 16/4 bệnh nhi có sốt, ho, khó thở nhẹ nên đã vào bệnh viện huyện Vĩnh Lộc khám. Sau một ngày điều trị, tình trạng khó thở của bệnh nhân tăng lên và được chuyển lên BV tỉnh Thanh Hóa.
Chỉ sau một ngày nhập viện, tình trạng khó thở càng tăng lên, hình ảnh X-quang phổi cho thấy bệnh nhi có tổn thương lan tỏa 2 phổi, khó thở tăng nên tiếp tục được chuyển đến BV Lao và Bệnh phổi Trung ương. Tại đây chụp lại phim thấy hình ảnh tổn thương phổi tiến triển nhanh, bệnh nhân ngay lập tức được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị.
BS Hà cho biết, bệnh nhi vào viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, được đặt ống nội khí quản, thở máy. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi dương tính với vi rút cúm A/H1N1. Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được dùng thuốc kháng vi rút nhưng tiến triển nặng lên và đã tử vong sáng 23/4.
Trong ngày 22/4, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận bệnh nhân nam 83 tuổi được chuyển đến từ BV Nông nghiệp do tình trạng bệnh ho sốt, khó thở tăng dẫn. Kết quả X-quang phổi tại BV Nông nghiệp cho thấy bệnh nhân bị tổn thương phổi cả 2 bên và đã được đặt nội khí quản, thở máy.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các ca tử vong do cúm phần lớn là do nhập viện muộn, khi đã có biến chứng tức ngực, suy hô hấp, viêm phổi nặng. Cúm A/H1N1 cũng giống như các chủng cúm mùa khác, có tỉ lệ tử vong nhất định. Tuy nhiên tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do cúm A/H1N1 rất thấp, chỉ khoảng 0,7%. Tức là phải có 1.000 ca bệnh mới có 7 ca tử vong, còn lại đa phần là lành tính, tự khỏi.
TS Kính cho biết, cúm A/H1N1 rất dễ lây từ người sang người. Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng vừa mới điều trị ca bệnh là hai mẹ con, mẹ bị cúm và lây sang con. Vì thế, dù bệnh cảnh cúm A/H1N1 đa phần là lành tính, tự khỏi chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ diễn tiến bệnh nặng lên. Tuy nhiên không vì thế mà người dân chủ quan, khi có biểu hiện cúm nên cách ly để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Khi có biểu hiện nặng lên cần đi khám để được điều trị. Thực tế, các ca cúm A/H1N1 biến chứng nặng đều do đến viện quá muộn, mất đi "thời gian vàng" dùng Tamiflu là 3 ngày đầu khi có biểu hiện bệnh để ức chế sự nhân lên của vi rút trong cơ thể, giảm lượng vi rút trong cơ thể, làm bệnh diễn biến nhẹ hơn", TS Kính nói.
Theo Dantri
Nguy cơ lây truyền mạnh vi rút cúm chết người H7N9 sang Việt Nam Chưa có loại thuốc đặc trị chủng cúm mới gây chết người ở Trung Quốc, chưa xác định rõ ràng nguồn lây, triệu chứng như hội chứng cúm thông thường... đã khiến các chuyên gia dịch tễ lo ngại sự lây truyền mạnh mẽ của bệnh này sang Việt Nam. Khó phân biệt với chủng cúm khác Chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Y...