Hơn 92% số tiền tham nhũng không thu hồi được
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng vừa được Thanh tra Chính phủ hoàn thiện (để làm cơ sở cho các cơ quan thẩm định dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi), trong 10 năm qua, thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gây ra là 59.750 tỉ đồng và trên 400 héc ta đất, nhưng số tiền đã thu hồi cho Nhà nước chỉ là 4.676 tỉ đồng (7,8%) và hơn 219 hécta đất (54,7%).
Nguyên nhân được xác định là do việc điều tra án tham nhũng phức tạp và khó khăn, phải có thời gian để tổ chức xác minh, thu thập chứng cứ, giám định, chứng minh tội phạm.
Nhiều trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra khá lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản… Ngoài ra, các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, triệt để trong việc kê biên, xử lý tài sản do phạm tội tham nhũng mà có trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; một số vụ án gặp khó khăn khi phải thu hồi tài sản ở nước ngoài…
Hơn 92% số tiền tham nhũng không thu hồi được, các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài
Báo cáo cũng thừa nhận công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém; hiệu quả phát hiện vụ việc tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa cao; các cơ quan chức năng vào cuộc chưa quyết liệt, thẩm quyền của các cơ quan này còn hạn chế, không đủ để làm rõ hành vi tham nhũng trong trường hợp đã phát hiện dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng.
Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở, nhiều vụ việc, vụ án có quy mô lớn chậm được phát hiện, khi phát hiện thì chậm được làm rõ, kết luận và xử lý. Công tác giám định tư pháp còn nhiềukhó khăn, hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thường bị kéo dài, có một số trường hợp tội phạm tham nhũng nhưng cho hưởng án treo chưa đúng với quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Nộp 3/4 tài sản tham nhũng để thoát tử hình không có nghĩa được giữ 1/4
Nói về việc tội phạm tham nhũng nộp lại 3/4 tài sản phạm tội có thể được miễn phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự sửa đổi, Phó Vụ trưởng vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp Trần Văn Dũng cho biết, Nghị định 179 hiện đã áp dụng quy định này. Nộp lại 3/4 tài sản không có nghĩa là được quyền giữ lại 1/4.
Những điểm cơ bản của Bộ luật Hình sự sửa đổi mà Quốc hội vừa thông qua cuối tháng 11/2015 được cơ quan chủ trì soạn thảo luật - Bộ Tư pháp giới thiệu tại buổi họp báo công bố luật tại Văn phòng Chủ tịch nước chiều 18/12.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 2015 được sửa đổi cơ bản và toàn diện là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...
BLHS đã bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm các tội trong lĩnh vực kinh tế, môi trường.
Bộ luật bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội.
Bên cạnh đó, Bộ luật sửa đổi mở rộng thêm 2 trường hợp không thi hành án tử hình gồm: người từ đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Quy định cụ thể trong trường hợp này sẽ chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Quy định này được lý giải là nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế.
Phiên họp báo công bố luật tại Văn phòng Chủ tịch nước ngày 18/12.
Trao đổi với báo chí về những quy định này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm rõ, trong giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực, việc nộp lại tiền chỉ là một điều kiện để xem xét giảm án. Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng các điều kiện khác như tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra...
Theo nguyên tắc, những trường hợp người phạm tội đã bị kết án nhưng đến thời điểm BLHS có hiệu lực mà chưa thi hành án (như trường hợp cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng mà dư luận đặt vấn đề thời gian qua - PV) thì khi thi hành án cũng được áp dụng quy định mới.
Ý kiến khác nêu ra là quy định này không hỗ trợ đấu tranh với tội phạm tham nhũng vì định lượng nộp lại tài sản đã tham nhũng nghĩa là người phạm tội vẫn giữ lại được 25% số tài sản chiếm đoạt được cho gia đình, người thân mà vẫn không mất mạng. Như vậy, tội phạm tham nhũng vẫn có tư tưởng "hy sinh đời bố củng cố đời con".
Phó Vụ trưởng vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp lý giải thêm, thực tế hiện nay, theo Nghị định 179 của Chính phủ, quy định này đã đang được áp dụng, những đối tượng đạt đủ điều kiện cũng được "miễn tử". Ông Dũng cũng trấn an, quy định nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội không có nghĩa người phạm tội được giữ lại 1/4 còn lại mà đây chỉ là tỷ lệ để xác định, xem xét điều kiện giảm nhẹ hình phạt.
Liên quan đến các tội phạm về kinh tế và chức vụ, Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này cũng được nhấn mạnh ở nội dung bỏ tội danh "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" bằng các tội danh cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Quyết định loại bỏ tội danh quy định này được lý giải là để tránh sự tùy tiện trong áp dụng, trên cơ sở cân nhắc kỹ kết quả tổng kết thực tiễn xét xử về tội "cố ý làm trái" trong những năm qua, đồng thời, rà soát quy định của các luật chuyên ngành trên các lĩnh vực quản lý kinh tế.
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các tội danh hiện có trong chương XVIII - Các tội xâm phạm trật tự kinh tế (gồm 38 Điều), Bộ luật hình sự đã thay thế Điều 165 về tội "cố ý làm trái" bằng 9 tội danh mới thuộc các lĩnh vực: quản lý cạnh tranh, đầu tư cong; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; đấu thầu; đấu giá tài sản; kế toán; quản lý thuế; xây dựng; bồi thường thu hồi đất.
Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016.
P.Thảo
Theo Dantri
Nghe lén bắt tội phạm tham nhũng: Không bí mật đời tư nào bị "phát tán" Ngay sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định về biện pháp điều tra đặc biệt, ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng VKSND Tối cao đã dành cho PV Dân trí cuộc trao đổi xung quanh những biện pháp đột phá trong đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, rửa tiền để ngăn chặn tẩu...