Hơn 900 nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiêm vắc xin đợt đầu
Dự kiến ngày 8-3 sẽ có trên 900 nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiêm vắc xin AstraZeneca mà Việt Nam mới nhập về từ ngày 24-2 vừa qua.
Vắc xin AstraZeneca mà Việt Nam mới nhập về từ ngày 24-2 sẽ được tiêm cho các nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngày 6-3, Bộ Y tế cho biết Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM sẽ là đơn vị đầu tiên ở khu vực phía Nam được ưu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca ngừa COVID-19.
Như vậy Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là 1 trong 21 cơ sở y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 được ưu tiên tiêm vắc xin đợt này. Đây là nơi được xác định có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, kế đến sẽ tiêm đồng loạt cho các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM…
Theo thông tin ban đầu, có trên 900 nhân viên y tế của bệnh viện, là những người trực tiếp tiếp nhận, chăm sóc, điều trị hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ sẽ được tiêm vắc xin luân phiên đợt này.
Cụ thể, sẽ có 7 đối tượng của bệnh viện được tiêm đợt này, bao gồm khoa nhiễm D; khoa cấp cứu; khoa khám bệnh; phòng công tác xã hội; phòng xét nghiệm sinh học phân tử; hồi sức tích cực chống độc người lớn và các trưởng, phó phòng chức năng cùng ban giám đốc bệnh viện. Thời gian tiêm được chia theo hai ca, buổi sáng và buổi chiều cùng ngày 8-3.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM vốn là nơi thường xuyên thực hiện việc tiêm ngừa cho người dân, do đó việc tổ chức tiêm vắc xin tại đây rất phù hợp khi nhân sự có kinh nghiệm; có các phác đồ chống sốc cùng các trang thiết bị để hồi sức. Trước khi tiêm vắc xin, ban giám đốc bệnh viện đã có các “kịch bản”, tình huống và có thông tin đầy đủ cho nhân viên.
Sau khi về Việt Nam, 117.600 liều vắc xin được bảo quản trong kho của VNVC – Ảnh: H.L
Trước đó, vào ngày 5-3, Sở Y tế TP.HCM đã gửi Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur TP.HCM kết quả rà soát các trường hợp tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn thành phố. TP.HCM hiện không có ổ dịch trong cộng đồng nên không xác định địa bàn ưu tiên tiêm chủng.
TP.HCM xác định có 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 trong đợt đầu tiên này với 44.175 người, gồm:
- 285 nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19 ở các bệnh viện;
- 388 thành viên tổ truy vết;
- 1.362 nhân viên tham gia điều tra dịch tễ;
- 600 người thuộc lực lượng quân đội;
Video đang HOT
- 1.042 công an;
- 38.000 người tổ COVID-19 cộng đồng;
- 1.710 cán bộ lấy mẫu xét nghiệm;
- 513 nhân viên khu cách ly tập trung;
- 275 cán bộ trực tiếp tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Trung tâm điều trị, nghiên cứu COVID-19
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, chuyên điều trị các căn bệnh liên quan đến truyền nhiễm và phòng chống dịch.
Trong cuộc chiến chống dịch kéo dài suốt 2 năm qua, đây là đơn vị nòng cốt trong việc tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng; điều động lực lượng quản lý Bệnh viện dã chiến Củ Chi và chi viện cho các tỉnh miền Trung chống dịch.
Ngoài ra, cùng với Viện Pasteur TP.HCM, bệnh viện còn là một trung tâm lớn ở khu vực phía Nam về năng lực xét nghiệm, nghiên cứu và phân tích các mẫu bệnh phẩm để xác định các biến thể của virus.
Mới đây nhất, bệnh viện phối hợp cùng các chuyên gia sinh học phân tử của Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) công bố kết quả giải trình tự gene “bệnh nhân 1660″, nhiễm biến thể nCoV từ Anh.
Bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19:'Chúng tôi xác định không có tết'
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến các bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể trở về nhà sum họp cùng gia đình trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
"Năm nay, chúng tôi phải xác định tinh thần là sẽ không có Tết nữa", thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), chia sẻ khi được hỏi về lịch trực Tết Nguyên đán.
Dẫu vậy, bác sĩ từng điều trị trực tiếp cho nhiều bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng tại miền Bắc khẳng định việc ở lại bệnh viện ròng rã một tháng cũng đã trở thành thói quen của nhiều nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch.
Một năm biến động và giàu cảm xúc
Theo bác sĩ Bắc, các nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã nhận được chỉ đạo phòng dịch ngay từ trước Tết âm lịch năm 2020. Thời điểm đó, người dân và đội ngũ y bác sĩ đều rất lo lắng vì quy mô dịch bệnh tại Trung Quốc khá lớn, trong khi kiến thức về nó còn quá ít ỏi. Các nguyên tắc phòng dịch lúc này cũng chưa được thống nhất.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc trước cửa phòng cách ly âm trong ngày chuẩn bị đón đoàn công dân từ Guinea Xích Đạo về nước. Ảnh: Việt Linh
"Khoa Cấp cứu với phòng áp lực âm mang nhiệm vụ là tuyến đầu trong điều trị bệnh nhân Covid-19 với các ca mắc đầu tiên tại Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) trở về. Với những hiểu biết ít ỏi, chúng tôi phải tập trung toàn bộ sức lực và tinh thần, kiến thức sẵn có để điều trị cho các bệnh nhân. Đường dây nóng của bệnh viện khi đó cũng liên tục phải trả lời các vấn đề liên quan dịch bệnh. Áp lực với công tác điều trị lúc này là rất lớn đến từ dư luận, sự lo lắng của người dân, yếu tố dịch tễ phức tạp...", bác sĩ Bắc nhớ lại.
Tháng 3/2020, Việt Nam đón làn sóng thứ 2 của dịch liên quan ca bệnh nhập cảnh. Lúc này, dịch bệnh đã lan ra quy mô thế giới, số bệnh nhân diễn biến nặng tăng và tạo nên cuộc chiến thực sự tại các cơ sở y tế. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ phải gấp rút nghiên cứu, tìm tòi tài liệu để đề ra phương án mới hiệu quả hơn, tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
Phó trưởng khoa Cấp cứu chia sẻ: "Đó là khoảng thời gian chúng tôi đặc biệt bận rộn, các đầu việc liên tục chiếm trọn thời gian trong ngày khiến mọi người không còn nhận thức về ngày, đêm".
Đợt bùng phát dịch sau đó với các bệnh nhân liên quan Đà Nẵng, đoàn công dân trở về từ Guinea Xích Đạo tạo ra nhiệm vụ kép với các y bác sĩ. Số lượng bệnh nhân diễn biến nặng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đội ngũ y tế đã có kinh nghiệm hơn, ổn định về tổ chức, có hiểu biết về virus, dịch bệnh, qua đó tự tin trong công tác điều trị.
Ê-kíp tại khoa Hồi sức Tích cực điều trị bệnh nhân Covid-19 có diễn biến nặng tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Thắng.
Theo bác sĩ Bắc, mỗi bệnh nhân có sự khác biệt nhất định về diễn biến bệnh cũng như tâm lý, tính cách, yêu cầu chúng ta phải ứng phó linh hoạt. Ngoài điều trị, các bác sĩ, điều dưỡng còn thay thế gia đình chăm sóc, động viên bệnh nhân ăn uống, nghỉ ngơi.
"Một trong các yếu tố khiến bệnh tăng nặng là dinh dưỡng kém, bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn. Do đó, chúng tôi cần giải thích cho người bệnh về chuyên môn cũng như động viên họ ăn uống đầy đủ", bác sĩ Bắc nói
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, khoa Hồi sức Tích cực, nơi điều trị cho nhiều bệnh nhân Covid-19 có diễn biến nặng, cho hay anh có cảm xúc rất đặc biệt khi chứng kiến các bệnh nhân có thể phục hồi, xuất viện và trở về nhà.
"Những lúc đó tôi thấy rất vui, tâm trạng bỗng thoải mái khác thường. Như ngày bệnh nhân số 19 xuất viện, chúng tôi cho người con trai vào gặp và đón mẹ về. Nhìn bệnh nhân cười, nói với con, tôi vui lắm", bác sĩ Phúc chia sẻ.
Tết Nguyên đán xa nhà
Trên cương vị là người làm trong ngành y, việc phải trực, đi làm vào ngày Tết là điều không hiếm. Tuy nhiên, Tết năm nay với các bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ đặc biệt hơn. Thay vì luân phiên trực 1-2 ngày để về với gia đình, họ sẽ phải dành gần 2 tháng túc trực tại bệnh viện.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Long, Phó khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, ê-kíp gồm 5 bác sĩ, điều dưỡng đã bắt đầu công việc điều trị bệnh nhân Covid-19 từ ngày 4/2. Theo kế hoạch, họ sẽ được tạm nghỉ ngày 24/2, sau đó cách ly tiếp 21 ngày tại bệnh viện trước khi trở về nhà một tuần. Khi nhóm này cách ly, một nhóm khác sẽ lập tức thay thế với vòng làm việc tương tự.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Long, Phó khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, sẽ chịu trách nhiệm điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 dịp Tết Nguyên đán này. Ảnh: Quốc Toàn.
"Đợt dịch lần này rơi đúng vào dịp Tết. Do đó, chúng tôi không thể về quê sum họp với gia đình để thực hiện trách nhiệm với nghề. Không ai muốn xa gia đình trong thời gian này. Dù đã có sự chuẩn bị về tâm lý, mọi người đều bâng khuâng và rất buồn. Tuy nhiên, với nhiệm vụ được giao, vì sức khỏe người dân, chúng tôi vẫn sẽ cố gắng hết mình", bác sĩ Long chia sẻ.
Dù bận rộn với công việc, bác sĩ Long cho biết ê-kíp điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được phòng Công tác Xã hội của bệnh viện chuẩn bị bánh kẹo, bánh chưng để tạo không khí Tết. Tuy nhiên, việc mừng năm mới trong khu vực cách ly sẽ có hạn chế nhất định, đặc biệt là vấn đề giữ khoảng cách giữa các nhân viên y tế.
"Mọi năm, dù phải trực đêm 30, các y bác sĩ vẫn thường quây quần, cùng nhau chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Tuy nhiên, năm nay, ê-kíp điều trị Covid-19 sẽ không thể thực hiện điều đó. Các món ăn Tết cũng sẽ được chia thành từng phần cho mọi người ăn riêng, rượu, bia đương nhiên bị nghiêm cấm", Phó khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp nói.
Với cá nhân bác sĩ Long, gia đình anh có 2 bé trai đã đủ lớn và vợ cũng làm trong ngành y nên rất thông cảm. Những việc anh thường đảm nhiệm trong dịp Tết nay phải giao lại cho vợ.
Tết Nguyên đán năm nay của các bác sĩ, điều dưỡng điều trị Covid-19 sẽ rất bận rộn. Ảnh: Phạm Thắng.
"Thực ra điều tôi lo lắng nhất suốt thời gian điều trị Covid-19 và cách ly tại bệnh viện là một bé ở nhà bị hen, thường xuyên phải nhập viện. Nỗi lo này chỉ lớn hơn khi Tết sắp đến. Còn nguy cơ lây nhiễm virus, tôi hay các y bác sĩ đều đã xác định từ lâu", bác sĩ Long cho hay.
Cũng có 2 con nhỏ nhưng bác sĩ Phúc may mắn hơn khi năm nay không nằm trong ê-kíp điều trị Covid-19 xuyên Tết. Tuy nhiên, việc phải xa gia đình trong thời gian dài cũng không còn xa lạ với anh.
Bác sĩ Phúc chia sẻ: "Có thời điểm tôi phải ở lại bệnh viện ròng rã 2 tháng. Con tôi giận bố, lúc đầu gọi điện còn hào hứng, sau nghe bố chưa về được lại quay mặt bỏ đi. Trẻ con mà. Giờ lớn hơn, các bé cũng biết, gọi hỏi thăm bố nhiều hơn. Sắp tới, dù là Tết, gia đình hiểu và bản thân tôi cũng luôn phải sẵn sàng tâm lý để có mặt bất cứ lúc nào".
Việc trực xuyên Tết tại bệnh viện còn khó khăn hơn với nữ điều dưỡng Vũ Thị Hải, khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp. Chồng công tác trong lực lực vũ trang nhân dân, anh cùng đồng đội được điều động 100% trực Tết nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Vì vậy, hai con của nữ điều dưỡng buộc phải nhờ ông bà chăm sóc.
"Bé lớn năm nay học lớp 4, biết mẹ đi trực lâu ngày cũng khóc, kêu nhớ. Từ ngày tôi vào viện, bé nhắn tin liên tục với nội dung như con nhớ mẹ lắm, con không ngủ được, muốn được mẹ ôm...", chị Hải xúc động.
Nữ điều dưỡng Vũ Thị Hải làm việc tại khu cách ly những ngày giáp Tết. Ảnh: NVCC.
Điều dưỡng này cho biết đây là lần đầu tiên thời gian trực Tết kéo dài như vậy. Hiện số lượng bệnh nhân Covid-19 khá đông nên chị cùng các đồng nghiệp chưa có thời gian nghĩ đến việc đón Tết. Trước khi vào bệnh viện công tác, chị Hải chỉ có vỏn vẹn một ngày để chuẩn bị Tết cho gia đình.
"Tôi cũng không ngại dịch bệnh nguy hiểm nhưng cảm giác chia tay con ngay trước Tết hụt hẫng lắm. Năm mới, tôi chỉ có mong muốn lớn nhất là dịch không bùng phát nữa, không ai phải chống dịch, xa gia đình", nữ điều dưỡng Hải gửi gắm.
Bộ trưởng Y tế: 'Không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên' Các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hải Dương sẽ điều trị ở các bệnh viện dã chiến tỉnh, không chuyển tuyến trên do tốc độ lây của chủng virus hiện rất nhanh. "Chúng ta phải triệt để áp dụng 4 tại chỗ. Các giáo sư đầu ngành sẽ liên tục kết nối, hội chẩn từ xa với các bệnh viện. Chỉ trường hợp...