Hơn 90 tuổi vẫn đau đáu vì những bệnh nhân nghèo
Trong chiến tranh, cụ là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, từng 5 lần bị giặc bắt và nhiều lần đối mặt với cái chết vẫn không nản lòng. Trong thời bình, cụ là một người thầy thuốc tận tâm, luôn hết lòng vì bệnh nhân nghèo.
Năm nay đã hơn 90 tuổi, cụ vẫn đau đáu những nghĩ suy làm sao để giúp đỡ được nhiều hơn những người nghèo, những người bệnh tật có hoàn cảnh khó khăn. Tên cụ giờ đã quá đỗi thân thuộc đối với nhiều người dân ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) – bác sĩ Kiều Xuân Cư.
Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, bác sĩ Kiều Xuân Cư vẫn đau đáu lo cho bệnh nhân nghèo
Tham gia cách mạng, 5 lần bị địch bắt
Cụ Kiều Xuân Cư tham gia hoạt động cách mạng trong vùng địch từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Trong thời gian hoạt động trong lòng địch (1946 – 1952), cụ từng 5 lần bị địch bắt, có những lần đã đối mặt với cái chết.
Cụ nhớ lại lần đầu tiên: “Vào đầu năm 1946, giặc Pháp nghi tôi có liên quan đến vụ nổ lựu đạn tại nhà ăn dành cho hạ sĩ quan ở đường Hai Chùa. Sau 2 ngày giam hãm, giặc đem tôi xuống Bãi Dương cùng 8 người nữa để bắn. Có 12 lính lê dương bắt chúng tôi đào một rãnh sâu để làm hố chôn tập thể. Tôi nhẩm trong đầu mấy câu khẩu hiệu để hô trước khi chết. Bỗng trên kia đường, một chiếc xe Jeep đi tới. Linh mục Nguyễn Văn Sồ cùng Charles Cang – viên sĩ quan người Việt lai Pháp bước xuống. Linh mục Sồ chỉ tôi và nói với tên Cang. Liền sau đó, tên Cang vẫy tôi, ra hiệu dừng đào đất. Sau này, tôi mới biết mình thoát chết là nhờ sự can thiệp của linh mục Nguyễn Văn Sồ ở nhà thờ Ngọc Hội. Trước đó, tôi có cộng tác làm từ thiện cùng linh mục Sồ”.
Những năm hoạt động, cụ Kiều Xuân Cư lại bị bắt 2 lần nữa vào tháng 8/1946 và đầu năm 1947, nhưng vì không đủ chứng cứ nên đều được trả tự do sau vài tháng. Ngày 28 tháng Chạp năm 1949, cụ tiếp tục bị bắt tại nhà ở đường Độc Lập (nay là đường Thống Nhất, TP Nha Trang). Đên năm 1952, cụ Kiều Xuân Cư lại bị bắt, nhưng lại may mắn thoát chết.
Sau khi bị tuyênán, cụ Cư bị tù ở Khám Lớn, rồi chuyển sang nhà lao Chí Hòa, nhà lao Hạnh Thông Tây. Cụ cùng nhiều đồng chí chỉ được trao trả ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào tháng 10/1954, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết.
Bác sĩ của người nghèo
Bác sĩ Kiều Xuân Cư (thứ 3 từ phải qua) trong một lần đi làm từ thiện ở huyện miền núi Khánh Sơn (ảnh tư liệu)
Video đang HOT
Sau khi tập kết ra Bắc, cụ Kiều Xuân Cư được theo học ở Đại học Y Hà Nội. Trong thời gian học tập tại đây, cụ đã vinh dự và may mắn được gặp Bác Hồ.
Cụ kể lại: “Năm 1960, có cuộc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội) và tôi đã gửi tới triển lãm tập báo từng làm với các đồng chí ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch đã tới trường gặp tôi, nói chuẩn bị trang phục để vào thăm Bác Hồ. Chiều 20/5/1960, tôi và Bộ trưởng được vào Phủ Chủ tịch thăm Bác. Bác đã dặn: “Cháu ở trong Nam bận công tác không học hành được. Bây giờ về đây, cháu cố gắng học tốt để về giúp đỡ đồng bào miền Nam”.
Ghi nhớ lời Bác dặn, cụ Kiều Xuân Cư cố gắng học tập tốt, với mong muốn sẽ dốc sức để giúp đỡ cho đồng bào mình. Điều bác sĩ Kiều Xuân Cư nung nấu là chữa bệnh cho những người nghèo.
Ra trường, bác sĩKiều Xuân Cư về công tác ở Hòa Bình, rồi Bệnh viện Việt Đức (1966 – 1975). Khi đất nước thống nhất, cụ trở về quê hương Khánh Hòa.
Trong những năm công tác ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cụ đã 10 lần liên tiếp nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Năm 1988, BS Kiều Xuân Cư được tặng Huân chương Lao Động hạng Ba…
Năm 1989, khi đã nghỉ hưu, bác sĩ Kiều Xuân Cư lại dành phần lớn thời gian cho hoạt động từ thiện. Cụ đã tham gia sáng lập Hội Ái mộ Yersin để khám bệnh cho người nghèo, tham gia Hội từ thiện Trầm Hương.
Hội Những người ái mộ Yersin có hơn 350 thành viên tham gia và đã hoạt động được gần 20 năm. Hội có một phòng khám y tế ở số 11 đường Sinh trung (TP. Nha Trang). Tại đây, mỗi tuần các bác sĩtổ chức 4 buổi khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo. Bác sĩ Kiều Xuân Cư đã vận động các nhà tài trợ ở trong tỉnh và liên lạc với Hội những người ái mộ Yersin ở Pháp tổ chức mổ mắt, hở hàm ếch miễn phí cho hơn 3.000 trường hợp.
Hội cũng đã tổ chức hàng chục đợt khám chữa bệnh cho người nghèo, người dân tộc thiểu số miền núi.
Tham gia trong Hội từ thiệnTrầm Hương, bác sĩ Kiều Xuân Cư đã góp phần mỗ mắt miễn phí cho hơn 3.500 trường hợp. Bác sĩ Kiều Xuân Cư có chuyên nghành Răng – Hàm – Mặt đã góp phần giúp cho hàng ngàn người nghèo được mổ mắt, được phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch…
Tuy tuổi cao, nhưng những chuyến đi từ thiện của Hội Ái mộ Yersin và Hội từ thiện Trầm Hương không hề thiếu bóng dáng cụ. Không chỉ giúp bệnh nhân nghèo mổ mắt, phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch…, bác sĩ Kiều Xuân Cư còn dõi theo cuộc sống của họ, xem thế hệ sau có bị ảnh hưởng không. Cụ tâm sự: “Mình đã là gì đâu, nhiều người còn hy sinh mất mát rất nhiều trong hoạt động cách mạng mà không ai suy tính gì…”.
Theo Dân Trí
Kỳ 1: Ch'pơơr - độc dược kỳ bí của người Cơtu
Không chỉ giúp đồng bào Cơtu săn bắn, tự vệ, kịch độc Ch'pơơr còn làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong đó phải kể đến Anh hùng C'lâu Nâm - huyền thoại sống về người dũng sĩ diệt Mỹ không cần súng giữa đại ngàn.
Đồng bào Cơtu ở các huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) thường lập làng sinh sống ở những vùng núi đá cheo leo, giữa lưng chừng trời. Địa hình hiểm trở và xa xôi ấy đã làm nên một tộc người Cơtu với bao huyền thoại kỳ bí về những độc dược có thể gây chết người chỉ sau vài phút giữa những cuộc giao tranh giữ đất, giữ làng.
Từ bao đời, người Cơtu sinh sống giữa núi rừng Trường Sơn vẫn thường truyền lại cho nhau về những câu chuyện huyền thoại một thời của cha ông. Ch'pơơr - thứ vũ khí nhỏ bé nhưng lợi hại giúp người Cơtu tồn tại giữa núi rừng, không chỉ chế ngự những loài thú dữ, mà còn giúp những người con Cơtu đánh thắng giặc qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Những huyền thoại ly kỳ gắn liền với kịch độc Ch'pơơr như "hút hồn" chúng tôi bên ánh lửa bập bùng...
Già làng Bh'riu Prăm đang giới thiệu về cách chế tác kịch độc Ch'pơơr - Ảnh: Vương Hoàng
Chế tác bí truyền
Chúng tôi tìm gặp già làng Bh'riu Prăm một ngày đầu xuân khi đặt chân đến huyện vùng cao Đông Giang. Trong góc nhà Gươl ở thôn văn hóa Bhờ Hồông, những câu chuyện về kịch độc Ch'pơơr - một loại kịch độc làm nên huyền thoại của người Cơtu giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vỹ đã dần được già làng Bh'riu Prăm hé lộ.
Bên ánh lửa bập bùng, ngôi nhà Gươl càng thêm lung linh, huyền ảo và ấm áp xua tan những cơn rét đặc thù ở các vùng miền núi. Một ít mật ong rừng được pha với mật nhân sâm mà già làng Bh'riu Prăm mang ra để tiếp những vị khách quý dưới xuôi khiến chúng tôi ấm lòng.
Già làng Bh'riu Prăm (85 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, nguyên ĐBQH khoá VI,VII,VIII) - người được coi như "từ điển sống" về văn hoá của đồng bào Cơtu - rung chòm râu bạc trắng kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện làm nên huyền thoại về loại kịch độc bí truyền của người Cơtu. "Loại kịch độc Ch'pơơr là kết tinh của cả một quá trình sáng tạo của tổ tiên người Cơtu. Và chỉ có những người có uy tín, hoặc có tài săn bắn giỏi, được cả buôn làng tin tưởng mới được truyền lại công thức chế tạo. Không phải ai cũng có thể chế biến được kịch độc, thông thường ngoài người Cơtu thì tuyệt đối không ai có thể biết được bí quyết chế tác món kịch dược này" - già Prăm bắt đầu câu chuyện về .
Lấy cho chúng tôi xem một mũi tên được cất giấu trong một chiếc ống tên bằng lồ ô đã lên bóng, già làng Bh'riu Prăm chỉ vào đầu tên chỉ được gắn 1 mẩu sắt nhỏ, tẩm một ít mủ đen đầu mẩu sắt. "Ngó rứa đó, chứ con nai, con sóc đến con cọp, con gấu,... chỉ cần bị chất độc này dính vào thì chắc chắn không thể sống được quá 5 phút" - già Prăm khẳng định.
Trông thì đơn giản, bởi Ch'pơơr mà chúng tôi được xem chỉ là một vết nhựa màu xỉn ở đầu mũi tên, nhưng công thức để chế tác loại kịch độc này là cả một sự sáng tạo kì diệu của người Cơtu. "Ví dụ nhé! Rắn độc cắn bác sĩ dưới xuôi có thể cứu chữa được, chứ cái này (độc Ch'pơơr) dính vào thì không ai chữa được đâu!" - già Prăm xua tay nói.
"Bây giờ số người Cơtu biết làm Ch'pơơr không nhiều đâu, nếu không muốn nói là chỉ có người già mới biết. Phần vì người Cơtu không còn đi săn như xưa nữa, phần vì các cuộc giao tranh, chiến đấu cũng không còn xảy ra" - già làng Bríu Prăm cho biết thêm.
Những đầu sọ con thú rừng vẫn thường được đồng bào Cơtu giữ gìn như một "chứng tích" còn sót lại cho quá trình săn bắt xa xưa của mình - Ảnh: Vương Hoàng
Kịch độc chống thú dữ
Sống ở những vùng non cao, hiểm trở giữa thời thiết khắc nghiệt, từ xa xưa đồng bào Cơtu luôn phải đối mặt với những nguy hiểm do thú dữ tấn công. Chính vì sống giữa mối hiểm hoạ đang đe doạ rình rập mà người Cơtu đã biết chế tác ra những thứ vũ khí lợi hại nhằm duy trì cuộc sống cho buôn làng mình.
"Ngày ấy, thú dữ còn nhiều lắm. Đồng bào ngủ ở nhà Gươl bắt gặp cọp về tận bản bắt trâu, bắt bò là chuyện không hiếm" - già làng Bh'riu Prăm kể. Kịch độc Ch'pơơr là một trong những giải pháp hữu hiệu chống lại sự tấn công của thú dữ giúp người Cơtu tự vệ và sinh tồn.
Khuya. Vùng cao rét đậm, những màn sương giăng ngang trên đỉnh nhà Gươl một lúc càng nhiều khiến chúng tôi phải ngồi yên một chỗ cho ấm. Già Prăm vẫn đang say sưa kể những câu chuyện về món độc dược bí truyền này. Một lát sau, già cho người gọi thêm một cụ ông nữa để tiếp chuyện. Đốt mạnh những nhánh củi khô cho ánh lửa cháy bùng lên sưởi ấm, già Prăm chỉ tay về phía một cụ ông vừa đến nói: "Đây là anh Bảy (cựu chiến binh Alăng Bảy - PV), một người con Cơtu đã dùng chất độc Ch'pơơr giết hàng chục con hổ, gấu, heo rừng,... bảo vệ buôn làng".
Rít mạnh điếu thuốc còn đang cháy dở, ông Alăng Bảy nhả khói thuốc liên hồi tạo thành những vòng tròn xoáy trên không trung. Ông cười hào sảng, mắt sáng lên vẻ tự hào: "Năm đó, buôn làng mình sống ở giữa núi, hoang vu lắm nên các loài thú thường hay đến phá làng, bản. Ngày xưa, đồng bào làm gì có súng đạn như bây giờ, chỉ toàn dùng nỏ tẩm độc Ch'pơơr vào mũi tên để chống lại muôn thú dữ".
Rồi ông Bảy trầm tư một hồi và chợt loé sáng mắt lên như nhớ ra một điều gì đó rất tự hào. Già Bảy tiếp: "Một lần, tôi theo người cha đến giữ đồi lúa trên một mái chòi được dựng trên sườn núi gần rẫy. Hôm đó khoảng 5 giờ sáng, chúng tôi phát hiện một đàn heo rừng đến phá rẫy của nhà mình. Cha tôi cầm chiếc dụ (cây giáo của người đàn ông Cơtu) lao đến phóng thẳng vào đàn heo rừng đang ăn lúa khiến một con bị thương ở đùi. Do bị thương nên đàn heo càng hung dữ, chúng tiến đến rượt đuổi cha tôi mà tấn công. Được sự trợ lực của tôi kịp thời nên cha tôi đã thoát nạn.
Khi cha tôi bị thương, đàn heo rừng vẫn ở đó. Cuối cùng chúng tôi phải dùng đến nỏ tẩm độc Ch'pơơr để đối phó. Trận "giao chiến" với lũ heo rừng đó đã cho tôi nhiều bài học quý về phương án đối phó với loài thú dữ".
Khi thú dữ không còn về phá làng, đồng bào Cơtu lại thường vui múa hát cồng chiêng trong ngày hội buôn - Ảnh: Vương Hoàng
Về sau, chính ông Alăng Bảy là một trong số những thanh niên, trai bản giữ được "kỷ lục" trong việc dùng nỏ chống thú dữ đến phá buôn làng. Và sau này, những kinh nghiệm quý báu từ việc vận dụng nọc độc Ch'pơơr đã được đồng bào Cơtu áp dụng trong việc đánh giặc ngoại xâm, gìn giữ buôn làng.
Ch'pơơr là một loại cây rừng, thường mọc ở những vùng núi cao dọc các thượng nguồn sông suối, thác ghềnh. Mủ cây Ch'pơơr được người Cơtu chứa trong một chiếc lá, sau một quá trình thêm thắt các nguyên vật liệu, nấu kĩ, phơi sương, lại được cô đặc lại mất gần 2 ngày mới có thể làm được Ch'pơơr. Loại kịch độc này được dùng để phết lên đầu mũi tên để đi săn là chủ yếu. Tùy vào từng người có thể "thêm thắt" thêm một số chất liệu như nọc rắn, bồ hóng ở bếp hay mủ cây sơn..., nhưng điều quan trọng nhất của Ch'pơơr là một loại mủ lấy từ cuống lá của một loại cây đặc biệt. "Loại cây ấy thường mọc ở đầu nguồn những con thác, rất hiểm trở. Và chỉ có những người được "làm phép" mới có thể lấy được mủ để làm Ch'pơơr" (?!)
(Còn nữa)
Vương Hoàng
Theo Dân Trí
Những khu trọ chẳng có mùa xuân Sài Gòn trưa cuối năm, trong khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội, những bệnh nhân (BN) ung thư chui ra khỏi phòng, đứng tựa cửa để tìm chút gió... Túng quẫn vì bệnh tật Khu nhà trọ ở số 26 đường Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM nhìn từ ngoài vào thấy hun hút. Nếu như không nhìn thấy chữ "cho...