Hơn 90 phi công tham gia bay dù lượn từ Phụng Hoàng Sơn
Sáng 28-11, tại khu vực hồ Soài Chek (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô), UBND huyện Tri Tôn phối hợp Hội Dù lượn TP. Hà Nội tổ chức lễ khai mạc chương trình biểu diễn dù lượn với chủ đề ‘Bay trên Phụng Hoàng Sơn’.
Dịp này, Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Miền Tây với tên gọi ‘Miền Tây bay’ đã chính thức ra mắt. Ông Nguyễn Hữu Nam, thành viên Hội Dù lượn TP. Hà Nội đã tặng bộ dụng cụ bay dù lượn cho CLB Dù lượn Miền Tây, coi như ‘hạt giống’ thúc đẩy CLB phát triển.
Lãnh đạo huyện Tri Tôn tặng quà lưu niệm cho các phi công bay dù lượn
Ông Nguyễn Hữu Nam (trái), thành viên Hội Dù lượn TP. Hà Nội, tặng bộ dụng cụ bay dù lượn cho CLB Dù lượn Miền Tây
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm tặng quà lưu niệm cho Hội Dù lượn TP. Hồ Chí Minh
Video đang HOT
Biểu diễn văn nghệ Khmer
Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang, Trưởng Ban Tổ chức chương trình biểu diễn dù lượn, cho biết, đây là môn thể thao mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình của huyện Tri Tôn, lần đầu tiên được tổ chức ở ĐBSCL. Dịp này, huyện kết hợp tổ chức biểu diễn đua bò Bảy Núi và các hoạt động văn hóa văn nghệ Khmer đặc sắc. Qua đó, xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương.
Biểu diễn dù lượn từ Phụng Hoàng Sơn
Tham gia biểu diễn dù lượn “Bay trên Phụng Hoàng Sơn” có hơn 90 phi công đến từ các hội dù lượn trên cả nước như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, TP. Nha Trang (Khánh Hòa)… Các phi công cất cánh từ “sân bay” vồ Hội trên Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô). Vị trí này cao khoảng 350m so với mực nước biển, hơn một nửa so độ cao của Phụng Hoàng Sơn (614m), ngọn núi cao thứ 2 trong dãy Thất Sơn (chỉ sau núi Cấm). Sau khi lượn một vòng trên cánh đồng ruộng trên, các phi công đáp xuống sân đua bò Bảy Núi.
Đua bò Bảy Núi
Song song với hoạt động bay dù lượn, 8 đôi bò đua tốt nhất trên địa bàn huyện đã tham gia biểu diễn đua bò Bảy Núi. Các đôi bò thi đấu lần lượt theo thứ tự bốc thăm, thực hiện 1 vòng hô và 1 vòng thả, chọn đôi bò thắng cuộc tiếp tục vào vòng trong. Hoạt động này nhằm tái hiện cho khán giả và du khách xem loại hình thể thao đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vùng Bảy Núi.
Theo đánh giá của các hội dù lượn tham gia sự kiện, Phụng Hoàng Sơn là địa điểm khá lý tưởng để tổ chức điểm bay mới của miền Tây cũng như khu vực Nam Bộ. Khi được đầu tư phù hợp, hoạt động bay dù lượn có thể được tổ chức định kỳ, trở thành điểm nhấn du lịch mới vùng Bảy Núi.
Tiềm năng phát triển môn dù lượn ở An Giang
Dù là môn thể thao khá mới tại An Giang nhưng dù lượn vẫn có thể phát triển tốt bởi sự thuận lợi về mặt địa hình cùng khả năng kết nối vào hoạt động du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, để bộ môn này phát triển như kỳ vọng, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành đối với những cá nhân, tổ chức tâm huyết với dù lượn.
Với nhiều người, dù lượn là bộ môn khá xa lạ bởi nó không dành cho những người sức khỏe kém. Thực tế, đây là môn thể thao mạo hiểm nhưng với những công cụ hỗ trợ chuyên dụng cùng quá trình đào tạo nghiêm túc, bài bản thì dù lượn là sự trải nghiệm độc đáo cho giới trẻ.
Huyện Tri Tôn với núi Cô Tô hùng vĩ và phong cảnh nên thơ nên hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển môn dù lượn. Xuất phát từ niềm đam mê của bản thân, Phan Bảo Ân (ngụ xã Núi Tô, Tri Tôn) đã kết nối với Hội dù lượn TP. Hà Nội để phát triển môn thể thao này tại quê hương mình. Bảo Ân cho biết: "Môn dù lượn tuy chưa phổ biến ở An Giang nhưng được giới trẻ cả nước biết đến từ lâu. Nhận thấy quê hương Tri Tôn có tiềm năng nên tôi mong muốn phát triển môn dù lượn tại địa phương.
Với sự quan tâm của UBND huyện Tri Tôn, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng sự nhiệt tình hỗ trợ của Hội dù lượn TP. Hà Nội đã tạo điều kiện tổ chức sự kiện "bay trên Phụng Hoàng Sơn năm 2020" nhằm ra mắt bãi xuất phát dù lượn trên ngọn núi hùng vĩ này".
Tập luyện "cai" dù tại huyện Tri Tôn
Theo đó, bãi xuất phát dù lượn trên núi Cô Tô sẽ có độ cao 340m, phía trên chữ "Tri Tôn" một đoạn. Hiện tại, ngành chuyên môn, các thành viên của Hội dù lượn TP. Hà Nội đã khảo sát bãi xuất phát này và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho sự kiện ra mắt môn dù lượn vào các ngày 27, 28 và 29-11.
Đến nay, công tác xin phép bay và các bước chuẩn bị đã được Hội dù lượn TP. Hà Nội thực hiện xong với sự đồng ý của Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng). Người dân địa phương rất chờ đón sự kiện hàng chục phi công sẽ xuất phát từ trên núi Cô Tô để tô điểm những cánh dù đầy màu sắc vào khung trời hùng vĩ của Tri Tôn.
Phan Bảo Ân cũng cho hay, nhóm đam mê dù lượn tại địa phương với 5 thành viên đang có ý định thành lập Câu lạc bộ dù lượn An Giang, nhằm tạo nền tảng để phát triển bộ môn này trong tương lai. Là người có hơn 2 tháng tiếp cận với dù lượn, Phan Bảo Ân vô cùng phấn khởi khi được bay lượn trên không trung với những cánh dù đầy màu sắc.
"Khi bản thân bay lơ lửng trên không trung, tôi cảm thấy vô cùng phấn khích vì có thể thu vào tầm mắt cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ của đất nước mình. Được trải nghiệm cùng các phi công chuyên nghiệp bay ở hòn Hồng (Phan Thiết), tôi càng có thêm niềm đam mê với bộ môn thể thao này. Mỗi lần bay, bạn sẽ cảm nhận được cái nắng, cái gió, sự thơ mộng, một chút sợ hãi và cuối cùng là niềm phấn khích tột độ khi hoàn thành chuyến bay của mình. Dù lượn không chỉ là môn thể thao, mà còn là thử thách để chúng ta rèn luyện bản thân" - Phan Bảo Ân cho hay.
Tuy nhiên, chi phí cho môn này khá cao với mức giá trên 65 triệu đồng cho một bộ dụng cụ đầy đủ, gồm: dù chính, dù phụ, đai ngồi... Vì vậy, cộng đồng chơi dù lượn ở Việt Nam cũng tìm cách hỗ trợ người mới tiếp cận được trải nghiệm bay với dù lượn. Ngoài ra, quá trình đào tạo một phi công thuần thục cũng mất không ít thời gian và tùy vào khả năng tiếp thu của người chơi. Như trường hợp của Phan Bảo Ân phải "học nghề" hơn 2 tháng mới có thể bay tầm thấp, tầm cao và điều khiển dù lượn thuần thục.
Do chỉ mới phát triển bước đầu nên dù lượn còn khá xa lạ với giới trẻ ở An Giang. Hiện tại, nhóm của Bảo Ân dự kiến sẽ cố gắng trang bị bộ dù lượn cũng như kết nối ngành chuyên môn tạo điều kiện đưa bộ môn này vào bản đồ du lịch của An Giang. Từ đó, giúp du khách có thêm trải nghiệm độc đáo khi đến với vùng đất sơn thủy hữu tình ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long.
Thót tim, nín thở trên đỉnh Cô Tô Đường lên Cô Tô là những con dốc dựng đứng, khúc cua gắt với một bên là vách núi, một bên là vực sâu làm dậy lên trong lòng chúng tôi nỗi sợ hãi lẫn phấn khích tột cùng 5 giờ sáng, chúng tôi dậy chuẩn bị cho chuyến hành trình đi săn mây trên đỉnh núi Cô Tô - một trong 7...