Hơn 860 triệu đồng hỗ trợ kinh phí cho các Trường Mầm non ngoài công lập
Ngày 30 -10, UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 4478/QĐ-UBND về việc phê duyệt giao kinh phí hỗ trợ cho các Trường Mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ảnh minh họa.
Theo đó, phê duyệt giao kinh phí hỗ trợ cho các Trường Mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định tại Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 7 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa để các ngành, các đơn vị có liên quan thực hiện.
Video đang HOT
Tổng kinh phí và nguồn kinh phí hồ trợ năm 2019 cho các Trường Mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh là 861.724.000 đồng (Tám trăm sáu mươi mốt triệu, bảy trăm hai mươi bốn nghìn đồng). Bao gồm, Huyện Yên Định (Trường Mầm non tư thục Nobel) là 328.826.000 đồng (Ba trăm hai mươi tám triệu, tám trăm sáu ba nghìn đồng); Huyện Hoằng Hóa (Trường Mầm non tư thục Họa Mi Delta) là 532.861.000 đồng (Năm trăm ba hai triệu, tám trăm sáu mốt nghìn đồng).
Nguồn kinh phí được trích từ nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo dạy nghề trong dự toán ngân sách năm 2019 (Kinh phí tuyến mới, hợp đồng giáo viên và khuyến khích xã hội hóa giáo dục).
Theo baothanhhoa
Xử phạt nhiều bếp ăn tập thể không đạt an toàn vệ sinh thực phẩm
Công tác thanh kiểm tra các bếp ăn tập thể và căng tin trường học từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội được triển khai khá tích cực. Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn có những bếp ăn chưa đạt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo thống kê của Chi cục An toàn thực phẩm, toàn thành phố Hà Nội có 4534 bếp ăn tập thể và căng tin trường học, trong đó khối mầm non có 3.732 bếp ăn tập thể (2.884 bếp ăn của trường tư thục và 848 bếp ăn của trường công lập); tiểu học có 535 (510 bếp ăn và 25 căng tin); trung học cơ sở 200 (124 bếp ăn và 76 căng tin); trung học phổ thông 67 (23 bếp ăn và 44 căng tin).
Số trường học tự nấu ăn là 4.024; số trường liên kết ký hợp đồng nhà thầu kinh doanh dịch vụ ăn uống là 415 (bao gồm 263 nhà thầu có địa điểm đăng ký kinh doanh tại trường, 152 nhà thầu không có địa điểm đăng ký kinh doanh tại trường). 95 trường ký hợp đồng cung cấp suất ăn sẵn.
Năm 2018, huyện Hoài Đức diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc tại bếp ăn tập thể. (ảnh: Vương Huyền)
Tất cả các trường có bếp ăn tập thể đều ký kết hợp đồng thực phẩm với nhà cung ứng đảm bảo tính pháp lý. 89% trường học có Ban chỉ đạo, tổ tự giám sát bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường; 93% trường xây dựng và triển khai đầy đủ kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường.
Ban giám hiệu các trường đã làm tốt công tác tự kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động của bếp ăn tập thể. Huy động được sự tham gia của cha mẹ học sinh trong công tác giám sát giao nhận thực phẩm, chế biến, chia suất ăn tại bếp ăn.
Công tác thanh kiểm tra những bếp ăn này được thực hiện từ thành phố đến cơ sở. Tổng số lượt cơ sở được kiểm tra, giám sát từ đầu năm 2019 đến nay là 9068, trong đó có 16 cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền 86,5 triệu đồng.
Qua kiểm tra, giám sát cũng cho thấy, 91% nhà trường đã cam kết trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm, công khai nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm; 90% bếp ăn có hồ sơ pháp lý; 82% bếp ăn có đủ sổ sách theo dõi việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ chế biến tại bếp ăn tập thể.
Lê Sử
Theo baovephapluat
Đánh giá thi đua lĩnh vực CNTT tại trường học Trung tâm Thông tin và chương trình giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, bắt đầu từ năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT TP sẽ đánh giá thi đua lĩnh vực CNTT trong quản lý, điều hành và dạy học tại tất cả đơn vị trường học trên địa bàn TP. Ảnh minh họa Theo đó, các đơn vị trường học cần xác định...