Hơn 850 người bị lừa bán ra nước ngoài trong năm
Đây là con số được đưa ra tại Hội thảo quốc tế chia sẻ thông tin về phòng, chống mua bán người do Bộ Công an phối hợp Bộ LĐ-TB-XH vừa tổ chức tuần qua.
Theo thống kê của Bộ Công an, tính từ năm 2005 đến 2012, cả nước đã phát hiện hơn 3.000 vụ mua bán người, với hơn 6.500 nạn nhân. So với giai đoạn 2003 – 2007 đã tăng 1.300 vụ, với hơn 3.200 nạn nhân. Tính riêng năm 2012, đã phát hiện gần 500 vụ lừa bán hơn 850 nạn nhân. Cũng theo Bộ Công an, số vụ và nạn nhân được giải cứu nhỏ hơn so với số vụ diễn ra thực tế. Bộ đội biên phòng các cấp xác định, cả nước có 54 tuyến trọng điểm mua bán người diễn ra nóng bỏng. Nóng nhất được xác định là tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, chiếm hơn 60% tổng số vụ.
Tại tuyến đường biển Quảng Ninh và Hải Phòng, tội phạm đưa người sang Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia bằng cách cho vào container rồi đưa ra nước ngoài bán. Đáng chú ý, một số người Việt còn câu kết với người Trung Quốc tổ chức thành từng toán, xông vào nhà dân ở vùng miền núi giáp biên, giết người, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em… Tội phạm là người nước ngoài ngày càng tăng. Một số đường dây người Việt cấu kết với người CH Czech, Nga, Hồng Kông… lừa phụ nữ, trẻ em dưới dạng đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài, cho nhận con nuôi, kết hôn rồi đưa ra nước ngoài bán.
Theo TNO
Công an điều tra vụ "khán giả Bến Tre bị lừa"
Như Thanh Niênđã thông tin, tối 15.12, hàng ngàn khán giả tại TP.Bến Tre và H.Ba Tri đã bị lừa mua vé xem ca nhạc quảng cáo có các ngôi sao nhưng thực tế không... thấy sao nào nhiều khán giả đã đập phá sân khấu, lấy đi đồ đạc để trừ tiền vé những người tổ chức chương trình thì biến mất.
Tiếp xúc với phóng viên Thanh Niên vào chiều 17.12, ông Huỳnh Văn Hùng, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Bến Tre, cho biết trưa cùng ngày, ông Huỳnh Thanh Phong (ngụ 38 Bạch Vân, P.5, Q.5, TP.HCM nguyên Trưởng đoàn tuồng cổ Minh Tơ, hiện là Giám đốc Công ty TNHH biểu diễn nghệ thuật Thanh Phong) đã đến làm việc với Sở xung quanh vụ việc trên. Ông Phong nói rằng công ty ông là một công ty làm ăn chân chính, có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và không phải là người đứng ra tổ chức đêm diễn tai tiếng trên. Nhưng không hiểu sao ông Lê Minh Tuấn lại có trong tay đầy đủ giấy tờ mang danh công ty để được cấp phép biểu diễn.
Tên đơn vị được cấp phép biểu diễn là Công ty Thanh Phong
Về phía Sở, ông Hùng giải thích việc cấp phép là căn cứ trên giấy tờ hợp pháp đứng tên Công ty Thanh Phong. Nếu ông Phong cho rằng không liên quan tới ông Tuấn thì phải có đầy đủ cơ sở để chứng minh. Ông Phong hứa sẽ có văn bản giải trình trong ngày 18.12.
Ông Hùng cũng cho biết Công an tỉnh Bến Tre và Công an H.Ba Tri có tham dự buổi làm việc và khẳng định sẽ vào cuộc điều tra sau khi nhận được giải trình trên. Theo ông Hùng, kết luận vụ việc còn chờ kết quả điều tra, nhưng qua vài biểu hiện ở ông Lê Minh Tuấn, người trực tiếp tổ chức đêm diễn, không thể không đặt dấu hỏi về hành vi lừa đảo. Bằng chứng là khi ông Huỳnh Văn Út, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh, thấy đến giờ diễn không có mặt các ngôi sao như được quảng cáo, đã điện cho ông Tuấn để nhắc nhở thì ông Tuấn trả lời ậm ừ rồi cúp hẳn điện thoại cho đến nay.
Theo TNO
Hàng trăm người dân bị lừa qua mạng Để trở thành thành viên công ty kinh doanh đa cấp qua mạng, mỗi người phải có ít nhất 3 mã số ID, với mỗi mã số được cấp 1 tên đăng nhập và một mật khẩu (1 mã ID quy đổi là 1,9 triệu đồng). Ngày 5/12, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và Chức vụ - Công an TP cần Thơ,...