Hơn 800 người chết vì nCoV ở Tây Ban Nha trong một ngày
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 832 người chết vì nCoV hôm nay, mức tăng kỷ lục trong 24 giờ, nâng số người chết lên 5.690 trong 72.248 ca nhiễm.
Số liệu được báo cáo trong bối cảnh Tây Ban Nha tăng đáng kể xét nghiệm nCoV. Tỷ lệ ca nhiễm mới dường như có xu hướng giảm dù nước này vẫn ghi nhận thêm tới 8.189 bệnh nhân Covid-19 trong 24 giờ qua. Giới chức cũng cho biết dịch bệnh có khả năng sắp đạt đỉnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho một cảnh sát tại Madrid hôm 25/3. Ảnh: AFP.
Thủ đô Madrid vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 2.757 người chết và 21.520 ca nhiễm, khiến các bệnh viện và nhà xác quá tải. Chính quyền địa phương đang triển khai kế hoạch cải tạo một tòa nhà bỏ hoang gần sân bay thành nhà xác dã chiến thứ hai. Quân đội cũng tham gia thu thập và vận chuyển các thi thể.
Video đang HOT
Tây Ban Nha đã trải qua hai tuần kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc được ban bố hôm 14/3, dự kiến kéo dài ít nhất tới ngày 11/4. Sáng nay nước này nhận được 1,2 triệu khẩu trang từ Trung Quốc và sẽ cung cấp cho các nhân viên y tế, lực lượng an ninh và người làm trong ngành vận chuyển.
Tây Ban Nha hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Italy và Trung Quốc đại lục. Covid-19 xuất hiện tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Toàn cầu ghi nhận hơn 614.000 ca nhiễm, hơn 28.000 người chết và hơn 137.000 trường hợp bình phục.
Quan chức cảnh báo hệ thống y tế Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" vì Covid-19
Hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể sụp đổ vào cuối tháng này nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại, một quan chức nước này cảnh báo.
Các bệnh viện ở Thụy Sĩ hiện đã quá tải vì số bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, giới chức Thụy Sĩ ước tính hiện nước này có khoảng 2.650 người mắc Covid-19, trong đó 19 người tử vong. Con số này được dự đoán sẽ còn tăng tiếp trong những tuần tới.
Ông Daniel Koch, người đứng đầu Cơ quan chuyên trách bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế Thụy Sĩ, cho biết tốc độ lây lan của Covid-19 nhanh tới mức hiện giới chức nước này không kịp thống kê số liệu ca nhiễm mới theo thời gian thực.
Ông Koch hối thúc người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp khẩn cấp ứng phó dịch mà chính phủ đưa ra trong tuần này, bao gồm lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các sự kiện lớn. Ông cho rằng đây là thời điểm quan trọng để hạn chế tổn thất do Covid-19 gây ra vào bảo vệ hệ thống y tế trước nguy cơ sụp đổ.
Quan chức này cảnh báo thêm, hệ thống y tế của Thụy Sĩ có thể "vỡ trận" trong 10 ngày nữa nếu dịch tiếp tục lây lan với tốc độ như hiện tại. "Chúng ta cần đảm bảo làm chậm tốc độ lây lan của Covid-19 bởi nếu không trong 10 ngày tới các bệnh viện của Thụy Sĩ sẽ không còn thể ứng phó được", ông Koch nói.
Thụy Sĩ đã huy động tới 8.000 quân nhân để hỗ trợ giới chức dân sự và đội ngũ y tế trong cuộc chiến chống Covid-19. Chính phủ Thụy Sĩ cũng hối thúc người dân tự cách ly tại nhà và hạn chế tiếp xúc với những người cao tuổi hay người có hệ thống miễn dịch kém.
Mặc dù Thụy Sĩ có thể đáp ứng 1.000 đến 1.200 giường chăm sóc tích cực cho bệnh nhân Covid-19, nhưng ông Koch nói rằng nhân lực để vận hành các thiết bị cứu sinh như máy trợ thở rất hạn chế.
Tổ chức Y tế Thế giới trong tuần này đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới tăng cường năng lực xét nghiệm nhằm ngăn đà lây lan của Covid-19, mặt khác hối thúc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các thiết bị y tế hỗ trợ điều trị.
Ông Koch đã lên tiếng bảo vệ chính sách của Thụy Sĩ tập trung xét nghiệm cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao và những người cần nhập viện, thay vì xét nghiệm cho tất cả những người với triệu chứng nhẹ. "Ban đầu, chúng ta xét nghiệm cho nhiều người nhất có thể. Giai đoạn này ở châu Âu đã qua. Thời điểm này, việc xét nghiệm cho tất cả mọi người là không thể", ông Koch nói.
Châu Âu đang trở thành điểm nóng bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt là Italia với hơn 2.500 người tử vong, hơn 31.000 người mắc bệnh. Số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Tây Ban Nha, Pháp, Đức cũng bắt đầu tăng nhanh. WHO tuần trước cảnh báo, châu Âu hiện là tâm chấn của đại dịch Covid-19.
Trong một nỗ lực nhằm ngăn dịch lây lan, Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 đã nhất trí đóng cửa biên giới của toàn khối trong 30 ngày. Các nước gồm Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, hạn chế người dân đi lại, cấm các hoạt động đông người để ngăn dịch lây lan.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn/ Reuters
Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy 'người' hơn Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết. Đại dịch rồi cũng phải dừng bước. Con người ta lại trở về với cuộc sống quen thuộc đời thường trước đây, nhưng trở về với...