Hơn 70% trẻ em đã từng bị giáo dục bằng hình thức xử phạt bạo lực
Trẻ em trai có nhiều khả năng bị xử phạt bạo lực nhiều hơn trẻ em gái cả về thể xác và tâm lý.
Trên cả nước, Đông Nam Bộ là khu vực có tỷ lệ trẻ em bị xử phạt bằng bạo lực cao nhất, với 78,5%.
Công bố kết quả điều tra về tình hình của trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam )
Kết quả điều tra về tình hình của trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam ( UNICEF) và Tổng cục Thống kê công bố hôm nay (8/12) đã chỉ ra rằng có tới 70,8% trẻ em từ 1-14 tuổi đã bị xử phạt bạo lực (xử phạt tâm lý hoặc thể xác) trong một tháng trước khi được điều tra.
Theo đó, trẻ em càng lớn thì càng phải đối mặt với việc bị xử phạt bằng tinh thần. Cụ thể, 64,4% trẻ em từ 10-14 tuổi phải đối mặt với xử phạt gây áp lực tâm lý thì 25,4% số trẻ này bị xử phạt về thể xác.
Có 67,2% trẻ em từ 10-14 tuổi đã bị ít nhất một hình thức xử phạt về tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên trong hộ gia đình trong một tháng trước khi được điều tra. Cứ 10 trẻ được điều tra thì có hơn 6 trẻ đã từng bị xử phạt tâm lý và có 4 trẻ bị xử phạt về thể xác. Các hình thức xử phạt nặng nhất về thể xác (đánh trẻ vào đầu, lưng, tai, mặt hoặc đánh mạnh và liên tiếp) ít phổ biến hơn, chỉ 1,3% trẻ em từ 10-14 tuổi bị xử phạt về thể xác nghiêm trọng.
Trẻ em trai có nhiều khả năng bị xử phạt bạo lực nhiều hơn trẻ em gái, cả về thể xác và tâm lý. Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ trẻ em xử phạt bằng bạo lực thấp nhất (64,3%), trong khi tỷ lệ này Đông Nam Bộ là cao nhất (78,5%).
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) thừa nhận: “Chúng ta không quá bất ngờ với chỉ số gần 71% trẻ em đã từng được giáo dục bằng hình thức xử phạt bạo lực.”
Ông Đặng Hoa Nam cho rằng một khía cạnh khác của vấn đề xử phạt trẻ em chính là bạo lực trong gia đình. Thực tế những con số về bạo lực, xâm hại trẻ em hiện nay chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và vẫn còn những chỉ báo ẩn dấu đằng sau cảnh cửa của mỗi gia đình. Chính việc thiếu kiến thức, hiểu biết về chăm sóc trẻ đang dẫn tới các hành vi bạo lực với trẻ.
Kết quả điều tra cũng đã đưa ra một thực tế rằng trong phần lớn trường hợp, các thành viên trong gia đình sử dụng kết hợp các biện pháp xử phạt bạo lực để giáo dục trẻ em. Điều này cho thấy người chăm sóc có động cơ kiểm soát hành vi của trẻ bằng mọi cách có thể. Đáng lưu ý, cứ 10 người chăm sóc trẻ thì có 1 người (khả năng cao là không có bằng cấp hoặc thuộc nhóm nghèo nhất) tin rằng xử phạt về thể xác là cần thiết để giáo dục trẻ em.
Bà Nguyễn Phương Linh là Viện trưởng của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cũng cho rằng con số về tỷ lệ trẻ em bị xử phạt bằng bạo lực không đáng ngạc nhiên và chỉ ra rằng kể từ cuộc điều tra năm 2014 đến nay, tỷ lệ trẻ em bị xử phạt bằng bạo lực vẫn ở mức rất cao. Nếu như năm 2014 tỷ lệ này là khoảng 67% thì trải qua 7 năm tỷ lệ này ở mức 70%. Đây là vấn đề rất cần được lưu ý khi mà đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa thu gọn được chỉ số này.
Theo bà Nguyễn Phương Linh Vấn đề xử phạt trẻ em bằng bạo lực càng càng cần được quan tâm hơn khi tỷ lệ bạo lực với phụ nữ về trẻ em tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Xử phạt trẻ em liên quan trực tiếp tới vấn đề về nhận thức về bạo lực gia đình, có những chỉ số trong báo cáo liên quan đến ‘vòng tròn bạo lực.’ Khi trẻ em lớn lên trong môi trường bạo lực gia đình thì sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình hay trở thành người gây ra bạo lực gia đình.
Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng nhấn mạnh tình trạng kỷ luật trẻ em bằng phương pháp bạo lực trong hộ gia đình vẫn là một thực trạng phổ biến ở Việt Nam.
Video đang HOT
“Hơn 70% trẻ em từ độ tuổi 1 đến 14 đều bị ảnh hưởng. Đây là một mối lo ngại lớn, bởi lẽ nó sẽ để lại hậu quả lâu dài trong suốt cuộc đời của trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần tâm lý cũng như dẫn đến các nguy cơ cao hơn, ví dụ như có hành vi bạo lực ở trẻ em hoặc lạm dụng chất an thần, gây nghiện trong tương lai và từ đó nó có thể ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng một xã hội gắn kết tại Việt Nam,” bà Rana Flowers cho hay.
Các chỉ số cho thấy phần nào thực trạng hiện nay để đóp góp vào quá trình xây dựng chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em và và sửa đổi luật phòng chống bạo lực gia đình trong năm 2022.
Xử phạt về thể xác: Túm và lắc trẻ hoặc đánh/phát vào mông trẻ bằng tay trần hoặc đánh vào mông trẻ hoặc chỗ khác trên thân thể trẻ bằng một vật như thắt lưng, roi hoặc một vật cứng khác hoặc đánh hoặc tát trẻ vào mặt, đầu hoặc mang tai hoặc đánh hoặc phát trẻ vào bàn tay, cánh tay hoặc cẳng chân hoặc đánh trẻ liên tiếp, mạnhhết sức có thể
Xử phạt nặng về thể xác: Đánh trẻ vào đầu, lưng, tai, mặt hoặc đánh mạnh và liên tiếp vào trẻ
Xử phạt về tâm lý: La hét, gào hoặc chửi rủa trẻ hay gọi trẻ là đồ ngu, đồ lười hoặc một cái tên đại loại như vậy.
Xử phạt bạo lực: Bất kỳ hình thức xử phạt tâm lý hoặc thể xác.
Bộ Y tế: 6 dấu hiệu trẻ mắc COVID-19 chuyển nặng cần đưa tới bệnh viện
COVID-19 ở trẻ ít gặp hơn người lớn. Phần lớn trẻ mắc không có triệu chứng hoặc thể nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có 4% diễn biến nặng và nguy kịch là 0,5%.
Bộ Y tế đưa ra các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện.
Bộ Y tế đã có Quyết định 5155/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em.
Theo Bộ Y tế phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).
Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.
Dịch bệnh COVID-19 ở trẻ ít gặp hơn người lớn. Phần lớn trẻ mắc không có triệu chứng hoặc thể nhẹ. Ảnh minh hoạ
Theo đó, Bộ Y tế đưa ra các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay, gồm:
- Thở nhanh;
- Khó thở, cánh mũi phập phồng;
- Rút lõm lồng ngực;
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống;
- Tím tái môi đầu chi;
- SpO2
Ngoài ra, với 8 triệu chứng sau đây của trẻ, gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế:
- Sốt> 38 độ C;
- Đau rát họng, ho;
- Tiêu chảy;
- Trẻ mệt, không chịu chơi;
- Tức ngực;
- Cảm giác khó thở;
SpO2
- Ăn/bú kém.
Khi điều trị trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà, trường hợp điều trị không dùng thuốc cần lưu ý
- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ 2 tuổi.
- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
- Theo dõi:
Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Hướng dẫn của Bộ Y tế về điều trị COVID-19 cho trẻ em nêu rõ yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19 là: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; Béo phì, thừa cân; Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi..);
Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp) Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).
Ngoài ra, các đối tượng trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; Các bệnh lý suy giảm miễn địch bẩm sinh hoặc mắc phải; Bệnh gan - đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các bệnh hệ thống...
TS.BS Phan Hữu Phúc, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 chỉ ở thể nhẹ nhưng một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.
Chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, tiêm vaccine là biện pháp quan trọng để kiểm soát đại dịch. Hiện Việt Nam chưa có có chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ nhưng người lớn tiêm vaccine giúp hạn chế sự lây truyền, đồng thời giúp bảo vệ những người không đủ điều kiện tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em.
Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine khác theo đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Đồng Nai bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi Trong ngày đầu tiên, hàng ngàn học sinh lớp 11, 12 ở Đồng Nai được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Học sinh lớp 12 , 11, và 10 Trường Bùi Thị Xuân (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đồng loạt tiêm vắc xin phòng COVID-19 Ngày 7-11, ông Nguyễn Hữu Tài - phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết có...