Hơn 60 triệu người mất nhà vì chiến tranh
Tính đến hết năm 2015, số người buộc phải bỏ nhà vì chiến tranh có thể vượt xa 60 triệu người và nạn bạo lực toàn cầu có thể đẩy con số này tăng kỷ lục trong năm tới.
Người tị nạn Syria phía sau hàng rào biên giới chờ vào Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 6.2015 – Ảnh: Reuters
Con số và cảnh báo trên do cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đưa ra ngày 18.12, theo tờ The News York Times.
Cụ thể, chỉ trong 6 tháng đầu của năm 2015 đã có ít nhất 5 triệu người buộc phải bỏ nhà cửa, chưa kể con số 59,5 triệu người sơ tán được cơ quan tị nạn LHQ ghi nhận đến cuối năm 2014. Theo đó, trung bình cứ 122 người có 1 người buộc phải bỏ nhà tránh chiến tranh.
Video đang HOT
Phần lớn số người bỏ nhà trong năm 2015 sơ tán trong phạm vi đất nước của họ. Tuy nhiên vẫn có tới 839.000 người phải vượt biên trong 6 tháng đầu năm và hơn 1/3 trong số đó cố thoát khỏi cuộc nội chiến ở Syria.
Cũng trong ngày 18.12, Tổ chức di trú quốc tế (IOM) thông báo trong 12 tháng qua đã có trên 5.000 người mất mạng trong lúc di cư để kiếm cuộc sống tốt hơn, và hàng chục ngàn người trở thành nạn nhân của bọn buôn người. “2015 sẽ được nhớ là năm tổn thất của nhân loại và thảm kịch di cư”, IOM nhấn mạnh trong thông cáo.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Họa sĩ đường phố Banksy: Steve Jobs cũng từng là người tị nạn Syria!
Họa sĩ đường phố Banksy (Anh) muốn gửi đến mọi người một thông điệp: không phải tất cả người di cư đều là những kẻ khủng bố.
Hai người dân đứng cạnh tác phẩm của họa sĩ đường phố Banksy (Anh) thể hiện Steve Jobs, sáng lập viên tập đoàn Apple trong hình ảnh một người nhập cư từ Syria, ngày 12.12 - Ảnh: AFP
Theo Sự thật Kosomol (Nga) ngày 13.12, bằng bút pháp độc đáo của mình, Banksy, họa sĩ đường phố người Anh đã thể hiện Steve Jobs, sáng lập viên và là người đứng đầu của tập đoàn Apple (đã qua đời) trong hình ảnh một người nhập cư từ Syria. Bức bích họa phun sơn (graffiti) mới nhất mô tả Steve Jobs vai đeo tay nải, tay xách sản phẩm Apple, xuất hiện trên bức tường của trại tị nạn Jungles ở vùng ngoại ô thành phố Calais của Pháp.
Tác phẩm của Banksy muốn nhắc nhở mọi người rằng không phải tất cả người di cư đều là những kẻ khủng bố, bởi chính bản thân Steve Jobs là con trai của một người tị nạn Syria đã đến Mỹ từ thành phố Homs ở miền tây Syria.
Trả lời phỏng vấn BBC, Banksy phát biểu: "Tập đoàn Apple, mà hàng năm đóng hơn 7 tỉ USD tiền thuế, chỉ có thể xuất hiện và tồn tại bởi vì ngày trước chính quyền Mỹ đã cho phép một người đàn ông trẻ tuổi từ Homs nhập cư vào nước Mỹ".
Bức họa trên tường mô tả cảnh đắm tàu tuyệt vọng của người nhập cư - Ảnh: banksy.co.uk
Trang tin The Huffington Post cũng cho biết đây không phải là tác phẩm graffiti duy nhất của Banksy ở Calais. Trên một bức tường khác, họa sĩ đường phố bí ẩn nhất thế giới miêu tả một con thuyền đang chìm, với rất đông những con người tuyệt vọng đang vẫy tay, kêu gọi sự giúp đỡ từ những tàu thuyền qua lại gần đấy. Nhưng rõ ràng, không có ai quan tâm đến hoàn cảnh của các hành khách khốn khổ trên chiếc thuyền nhỏ nọ.
Có thể thấy, Banksy đang cố gắng bằng mọi cách có thể để giúp người tị nạn. Thí dụ, trong tháng 10 vừa qua, ông đã cho tháo dỡ vật liệu xây dựng từ cuộc triển lãm Dismaland của mình gửi đến giúp các trại tị nạn ở Pháp và thuê một đội công nhân đến Pháp giúp xây dựng nhà ở, lều trại cho người tị nạn.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Canada đón người tị nạn Syria: 'Để thế giới biết cách mở cửa trái tim' "Để thế giới biết cách mở cánh cửa trái tim", đó là cách tân Thủ tướng Justin Trudeau nói về sự chào đón của Canada đối với những người tị nạn Syria đến tái định cư tại nước mình. Tân thủ tướng Justin Trudeau chào đón người tị nạn Syria đến tái định cư tại Canada - Ảnh: Reuters Chuyến bay quân sự...