Hơn 60 triệu người không có chỗ ở trên toàn cầu
Những cuộc xung đột và khủng bố là lý do chính cho việc có hơn 60 triệu người mất nhà cửa trên toàn thế giới, AP dẫn thông số từ Liên Hiệp Quốc cho biết.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Ý vừa cứu hơn 1.800 người di cư, nhồi nhét trong 6 con tàu – Ảnh: AFP
Trong bài phát biểu tại Geneva (Thụy Sĩ) hôm thứ hai 5.10, Giám đốc về vấn đề tị nạn của Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ vững cam kết trong công ước 1951 về vấn đề tị nạn.
Trong 10 năm kể từ lúc ông Guterres giữ chức Giám đốc về vấn đề tị nạn tại Liên Hiệp Quốc, số người mất nhà cửa đã tăng từ 38 triệu người lên hơn 60 triệu người.
Ông Guterres, người sẽ rời vị trí vào cuối năm nay, đặc biệt kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn trên khắp châu Âu và cho rằng phải xây dựng mối quan hệ tích cực giữa phương Tây và thế giới của Hồi giáo.
Mối quan hệ này là nguyên nhân không nhỏ gây ra cuộc xung đột rộng lớn tại Syria và Iraq, khiến nơi này có tới 15 triệu người mất chỗ ở, ông Guterres nói. Ở Nam Sudan, trong 12 tháng qua có 500.000 người bỏ nhà cửa, tương tự ở Burundi là 190.000 người, ở Yemen là 1,1 triệu người và Libya là 300.000 người, theo AP.
Ngoài ra, bạo lực băng đảng khiến hàng chục ngàn người rời Trung Mỹ, còn sự bế tắc trong cuộc sống khiến các nơi như Ukraine, Cộng hòa Trung Phi, Nigeria và Congo lâm vào tình cảnh tương tự.
Cũng vào hôm thứ hai 5.10, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ý cho hay đã giải cứu hơn 1.800 người di cư từ 6 con tàu trôi dạt trên Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Libya, theo AFP.
Hơn nửa triệu người đã đổ vào bờ biển châu Âu trong năm nay, trong đó khoảng 2.980 người đã bỏ mạng trên đường tháo chạy, cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết. Hầu hết những người này xuất phát từ Libya, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phí.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon vừa qua cũng kêu gọi Iran thúc giục đồng minh Syria sớm giải quyết cuộc nội chiến bằng phương pháp hòa bình.
Video đang HOT
Syria, nơi có sự hiện diện của quân đội Nga và lực lượng liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu, là một trong những điểm nóng chiến tranh của thế giới. Làn sóng người Syria tháo chạy khỏi nước này ập vào châu Âu vừa qua cũng là nguyên nhân cho sự chia rẽ của cộng đồng các nước châu Âu trong việc phân bổ trách nhiệm đón nhận người tị nạn.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Cuộc sống 'không ngày mai' của trẻ tị nạn
Không có giấy phép cư trú, không có cơ hội đến trường và phải đi làm để phụ giúp gia đình khi mới vài tuổi là những gì mà trẻ em tị nạn người Syria đang đối mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Người tị nạn đợi xe buýt để đến biên giới với Hy Lạp sau khi giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ngừng cấp vé xe đến các thị trấn biên giới. Ảnh: AFP
"Vedat... Serkan... Sefa... Emre," cậu bé 8 tuổi người Syria đếm tên những người bạn Thổ Nhĩ Kỳ bằng các ngón tay với giọng điệu tự hào khi cùng cha hòa mình trong không khí lễ hội ở quận Esenyurt, Istanbul.
Theo AFP, ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mohammed làm phiên dịch cho cha mẹ và cậu em trai 6 tuổi. Sau hai năm sang đất nước này để thoát khỏi chiến tranh, người thân của cậu vẫn dùng tiếng Arab và chưa thành thạo ngôn ngữ địa phương. Tuy nhiên, tương tự hơn một triệu trẻ em Syria đang sống tại đây, quá trình hòa nhập của Mohammed vẫn còn nhiều gian nan.
"Cháu thích Thổ Nhĩ Kỳ vì ở Syria có chiến tranh. Ở đây, cháu cảm thấy an toàn. Nhưng cháu chưa bao giờ được đến trường. Cháu muốn đến trường đi học", Mohammed bẽn lẽn nói.
Trong khi các nước châu Âu vẫn đang tìm cách đối phó với làn sóng người tị nạn ùn ùn kéo sang thiên đường mơ ước này, người Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tính toán con đường đi cho tương lai của họ.
"Khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi sẽ trở về Syria. Sang châu Âu không hề dễ dàng", Hussein, cha của Mohammed nói.
Cuộc chiến ở Thổ Nhĩ Kỳ
Như bao bạn bè cùng trang lứa ở Esenyurt, nơi cung cấp thị trường lao động cho các nhà máy sản xuất quần áo, giày dép và đồ trang sức, Hali, 15 tuổi, phải đi làm để phụ giúp gia đình. Nhưng sau hai tháng làm công nhân may giày, cậu phải bỏ vì ông chủ không chịu trả 1.250 lira (hơn 400 USD) tiền lương.
"Cháu không thể báo cảnh sát vì cháu không có giấy phép cư trú", Hali tâm sự trong lúc ngồi chờ súp và bánh mì.
"Nơi này cũng giống như ở nhà vậy. Nó cũng là một cuộc chiến. Người Thổ Nhĩ Kỳ không muốn chúng tôi ở đây", một người đàn ông lớn tuổi nói theo. Sau vài tháng hay thậm chí vài năm làm khách ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không có quyền đi làm hay hạn chế tiếp cận các dịch vụ cơ bản, ngày càng nhiều người Syria có cảm giác đó.
Sự thờ ơ trước tình cảnh của người tị nạn có thể thấy ngay trên con đường Istiklal Caddesi đông đúc ở Istanbul, khi những người mua hàng không mảy may đoái hoài một đứa bé Syria đang cuộn mình trước cửa hàng quần áo bên cạnh khay đựng tiền xu.
Một đứa trẻ nằm trong nhóm người tị nạn cập đảo Lesbos của Hy Lạp, sau hành trình vượt biển Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 30/9. Ảnh: AFP
Cách đó vài trăm mét, một cậu bé 8 tuổi khác đang cùng anh trai rao bán khăn giấy. Công việc này của hai anh em có thể phụ giúp khoảng 600 lira (200 USD) cho gia đình, trong khi nghề bán phế liệu kim loại của người cha chỉ đủ chi trả 400 lira (130 USD) tiền thuê nhà mỗi tháng.
Bàn tay Mokhtar nắm chặt tờ tiền vừa được khách hàng trả trong tay. "Số tiền này sẽ an toàn hơn khi em trai cháu cầm", người anh vừa nói vừa kéo chiếc áo phông để lộ những vết thương trên ngực vì bị cướp tấn công.
Thất vọng vì bị đối xử như công dân hạng hai, nhiều người phải tị nạn trong khi chờ chiến tranh kết thúc đang dành dụm tiền để những tay buôn lậu giúp họ qua Địa Trung Hải sang châu Âu.
'Thế hệ mất mát'
"Mong muốn của các gia đình người Syria cũng như mọi gia đình khác trên thế giới. Họ muốn sống an toàn, có công việc ổn định để nuôi con, cho chúng đi học, được chăm sóc y tế và có một tương lai tốt đẹp", Philippe Duamelle, đại diện UNICEF tại Thổ Nhĩ Kỳ, nói.
Giúp trẻ tị nạn được tiếp cận giáo dục là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Ankara và các nước châu Âu. Trong 600.000 trẻ em Syria ở độ tuổi đến trường tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, chỉ khoảng một phần ba đi học. Các bậc phụ huynh cho biết có rất nhiều trở ngại khi đăng ký cho con đến trường, trong đó có giấy phép cư trú.
Với khoản tài trợ 12,5 triệu euro (14 triệu USD) của Liên minh châu Âu (EU), UNICEF dự định xây thêm nhiều trường học cho trẻ em tị nạn cũng như mở rộng các cơ sở giáo dục hiện có.
Một trẻ tị nạn nhìn qua cửa kính xe buýt khi cùng gia đình đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Mohammed hy vọng sớm được bắt đầu đi học. Lớn lên, cậu mơ ước nối nghiệp thợ may giống cha mình.
"Không phải thợ may, ta muốn con trở thành bác sĩ hoặc luật sư", ông Hussein nói với con.
"Nguy cơ hiện nay với cộng đồng quốc tế là phải chứng kiến một thế hệ mất mát của Syria. Điều đó sẽ rất đáng sợ và để lại hậu quả tai hại không chỉ cho chính những đứa trẻ, mà còn với Syria, Trung Đông và xa hơn thế nữa." Duamelle cảnh báo.
Thùy Linh
Theo VNE
Đức kêu gọi châu Âu thắt chặt biên giới phía ngoài Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi châu Âu bảo vệ biên giới phía ngoài trong bối cảnh châu lục này đang phải đối mặt với dòng người di cư lớn nhất kể từ Thế Chiến II. Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters. Hàng trăm nghìn người tị nạn và di cư từ Trung Đông, châu Phi và châu Á đã đến...