Hơn 60 tấn cá chết ở Hồ Tây sẽ đi đâu?
Toàn bộ số cá chết nổi trắng ở Hồ Tây sẽ được chuyển lên các xe chuyên dụng chở về bãi rác ở ngoại thành Hà Nội xử lý, đảm bảo môi trường.
Cá chết trắng nổi ở Hồ Tây (Hà Nội)
Sáng 4/10, công nhân môi trường, bộ đội, nhân viên y tế, nhân viên thoát nước…vẫn được huy động để rà, thu, vớt, vận chuyển cá chết ở Hồ Tây. Ghi nhận của phóng viên, số lượng cá chết ở Hồ Tây vẫn còn ở dọc đường Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi, Trích Sài.
Cá chết được chôn lấp ở bãi rác
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Hùng Vương, Phó Ban quản lý Hồ Tây (Hà Nội) cho biết, toàn bộ số cá chết sau khi được thu, vớt, sẽ được gom vào các bao tải đưa về điểm tập kết trên đường ở Hồ Tây. Sau đó, nhân viên y tế dự phòng sẽ phun các dung dịch, thuốc khử khuẩn Cloramin B nhằm tránh ô nhiễm, dịch bệnh lây lan.
Video đang HOT
“Tiếp đó, số cá chết này được chuyển lên các xe ô tô chuyên dụng đưa về bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội xử lý. Chúng tôi xử lý cá chết theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, nhằm đảm bảo môi trường” ông Vương nói.
Theo ông Vương, ngoài phun trực tiếp lên các xe thu gom cá chết thì các khu vực xung quanh điểm tập kết cá chết cũng thường xuyên được phun thuốc khử khuẩn.
“Cá chết ở Hồ Tây sẽ được tiêu hủy bằng hình thức chôn lấp. Trước khi chôn lấp, nhân viên xử lý sẽ rải một lớp vôi bột xuống đáy. Sau khi các bao tải cá được chôn xuống sẽ tiếp tục rắc vôi bột và lấp đất, nén chặt. Trong vòng 1- 3 tuần đầu sau khi chôn lấp, công nhân sẽ thường xuyên kiểm tra hố chôn để phát hiện sớm hiện tượng lún sụt, bốc mùi để xử lý kịp thời”, ông Vương thông tin.
Ông Vương khuyến cáo người dân không vớt, sử dụng cá chết tại Hồ Tây làm thực phẩm khi chưa có kết luận chính xác của cơ quan chức năng.
Sẽ quay phim, ghi hình lại việc chôn lấp cá chết
Phó Ban quản lý Hồ Tây (Hà Nội) thông tin, toàn bộ số cá chết sẽ được tập kết tại 1 địa điểm trên đường gần Hồ Tây. Sau đó, các xe ô tô chuyên dụng của TP. Hà Nội sẽ tới vận chuyển cá đến bãi rác Nam Sơn chôn lấp.
Một số ý kiến lo ngại rằng, nếu không kiểm soát kỹ việc vận chuyện, có thể số cá chết sẽ bị tuồn ra ngoài, thậm chí có thể được đưa ra chợ để bán?
Ông Vương nói: “Trước khi đưa cá chết đi chôn lấp, chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ thông tin lái xe, biển số xe đăng ký, số cá ở trên xe. Khi tới bãi xử lý Nam Sơn, nhân viên sẽ ra kiểm tra lại một nữa xem có đúng là số xe đăng ký không, trên xe có phải là cá không. Còn lúc xử lý, nhân viên sẽ ghi hình, quay phim lại việc chôn lấp, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đảm bảo môi trường”.
Ông Vương nói thêm: “Người vận chuyển cá chết đi tiêu hủy là của Ban quản lý. Chúng tôi không thuê đơn vị ngoài vận chuyển cá chết đi, do vậy, người dân có thể yên tâm về quy trình xử lý”.
Trước đó, ghi nhận của phóng viên, ngày 30/9, cá ở Hồ Tây bắt đầu chết, nổi dạt vào bờ. Các loại cá chết phần lớn là các chép, trắm, mè… Ngày 3/10, lãnh đạo TP. Hà Nội thông tin, các lực lượng đã vớt được hơn 60 tấn cá nhưng lượng cá chết dưới hồ vẫn còn nhiều.
Qua xác định ban đầu, cơ quan chức năng mới chỉ xác định nguyên nhân là do nguồn nước Hồ Tây thiếu dưỡng khí ô xy dẫn đến cá chết hàng loạt.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Nguyên nhân cá chết trắng Hồ Tây: Chờ 1 tuần
Chưa thể xác định được nguyên nhân cá chết trắng Hồ Tây mà phải chờ kết luận từ các nhà khoa học.
Các đơn vị chức năng đã tiến hành vớt cá chết nhưng nhiều chỗ trên hồ cá vẫn nổi lềnh bềnh (Chụp tại Hồ Tây lúc 14h ngày 2/10). Ảnh: Tạ Tôn
Vài ngày qua, hàng tấn cá chết nổi trắng mặt Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội bốc mùi khó chịu khiến người dân quanh khu vực này rất hoang mang. Đặc biệt, từ sáng 2/10, lượng cá chết nổi lên ngày càng nhiều.
Ông Phạm Văn Đông, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Hồ - đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh tầng mặt nước của Hồ Tây cho biết, hiện tượng cá chết bắt đầu từ ngày 30/9. Tuy nhiên, không phải cá chết ngay, chết hàng loạt mà chết dần dần, đến ngày 2/10, do nắng nóng nên cá chết nổi nhiều hơn. Cũng theo ông Đông, từ hôm phát hiện sự việc, công nhân của công ty liên tục vớt cá, thu gom để xử lý. Về nguyên nhân ban đầu của sự cố, ông Đông cho hay vẫn chưa thể xác định được mà phải chờ kết luận từ các nhà khoa học. Nhưng có thể nói đây là hiện tượng hết sức bất thường, chưa bao giờ cá chết nổi hàng loạt như lần này.
Ngay trong ngày 2/10, đích thân Bí thư Quận ủy Tây Hồ đã xuống hiện trường trực tiếp chỉ đạo hàng trăm cán bộ thu gom, xử lý, đánh giá nguyên nhân ban đầu. Cơ quan chức năng cho biết, đến nay chưa thể thống kê được khối lượng cá chết nổi lên và cả số đã vớt được, bởi có rất nhiều đơn vị đang cùng làm công tác thu gom. Ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, quận đã phối hợp với Chi cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) để lấy mẫu nước, tìm nguyên nhân cá chết và khoảng một tuần nữa sẽ có kết quả.
Theo Anh Thư (Báo Giao thông)
Đã thu gom 76 tấn cá chết bất thường ở Hồ Tây Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17h30 (ngày 3/10), các đơn vị quân đội, phối hợp với các lực lượng của TP Hà Nội đã thu gom được 76 tấn cá chết ở Hồ Tây. Theo báo cáo, từ tối ngày 1/10 bắt đầu xảy ra tình trạng cá chết ở Hồ Tây. Đến sáng ngày...