Hơn 5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị
Quy mô dự án Cảng hàng không Quảng Trị theo quy hoạch cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch là một triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm.
Ngày 20/12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định 2148 về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không (CHK) Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).
CHK Quảng Trị được xây dựng tại các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai, huyện Gio Linh với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, CHK Quảng Trị còn để đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng – an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Việc xây dựng cảng hàng không sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở nhiều địa phương (Ảnh: Tiến Tuấn).
Quy mô dự án theo quy hoạch cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế – ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch là 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác code C hoặc tương đương. CHK có 5 vị trí đỗ tàu bay code C (có khả năng đỗ tàu bay code E).
Quy mô đầu tư CHK Quảng Trị được chia làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một là xây dựng các công trình cơ bản của CHK Quảng Trị đạt tiêu chuẩn CHK cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác của CHK đạt khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Giai đoạn hai là đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm. Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho cả hai giai đoạn là 5.822,9 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn một là 2.913,6 tỷ đồng, bao gồm vốn do nhà đầu tư huy động là 2.680,5 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 380 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 2.300,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233,103 tỷ đồng.
Giai đoạn hai có tổng mức đầu tư là 2.909,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà đầu tư là 2.829,6 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 1.080,1 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 1.749,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách nhà nước là 79,7 tỷ đồng.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng.
Video đang HOT
Nóng: Bão RAI vào biển Đông thành bão số 9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo khẩn
Chiều nay (17/12), bão RAI đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2021. Trước diễn biến phức tạp của bão, chiều nay, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã họp trực tuyến kết nối với 28 tỉnh, thành phố để bàn phương án ứng phó.
Bão RAI đã vào biển Đông, thành bão số 9
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 17/12, vị trí tâm bão RAI (bão số 9) ở khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 500km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão RAI (bão số 9) di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km.
Đến 16 giờ ngày 18/12, vị trí tâm bão RAI (bão số 9) ở khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17.
Chiều nay, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp trực tuyến kết nối với 28 tỉnh, thành phố để bàn phương án ứng phó với cơn bão RAI (bão số 9). Ảnh: P.V
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 16 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão ở khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ngoài khơi Bình Định - Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (120-135km/giờ), giật cấp 15.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão RAI (bão số 9) đổi hướng di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.
Đến 16 giờ ngày 20/12, vị trí tâm bão ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Trị - Quảng Nam khoảng 300km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do tác động của bão RAI (bão số 9), từ đêm mai (18/12) đến hết ngày 19/12, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa sẽ có mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.
Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, bão RAI (bão số 9) là cơn bão muộn, diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh diễn ra vào thời điểm cuối năm và lại có hướng di chuyển lên phía Bắc là hết sức bất thường, rất hiếm gặp. Ảnh: P.V
Các địa phương chủ động phương án ứng phó bão RAI (bão số 9)
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai bàn giải pháp ứng phó bão RAI (bão số 9) chiều nay, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Quảng Ngãi được dự báo là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của trực tiếp của bão RAI.
Chính vì vậy, tỉnh đã chủ động lên phương án ứng phó từ sớm; tất cả tàu thuyền do tỉnh quản lý đã nắm được thông tin về cơn bão này và đã vào nơi tránh trú an toàn, còn số ít cũng đang trên đường vào nơi tránh trú.
"Tại huyện đảo Lý Sơn, nơi được dự báo bão RAI sẽ đổ bộ vào, chính vì vậy, chúng tôi đã chỉ đạo huyện chuẩn bị phương án ứng phó từ sớm. Huyện đảo Lý Sơn cũng đã có phương án di dời khoảng 250 hộ dân đến khu vực an toàn, công việc này sẽ hoàn thành trong chiều nay hoặc chậm nhất là trước 12h ngày 18/12", ông Hiền nói
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, địa phương cũng đã lên phương án ứng phó với bão RAI từ sớm.
Tuy nhiên theo ông Thanh, cuối năm 2021, tỉnh này đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi 2 đợt mưa lũ và hiện tại vẫn đang khắc phục. Do đó, nếu bão RAI đổ bộ vào Bình Định thì địa phương sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.
"Theo kế hoạch, 17h chiều nay, chúng tôi sẽ cấm biển", ông Thanh cho hay.
Nhận định về bão RAI (bão số 9), ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, đây là cơn bão muộn, diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh diễn ra vào thời điểm cuối năm và lại có hướng di chuyển lên phía Bắc là hết sức bất thường, rất hiếm gặp.
Cơn bão này còn chịu tương tác của khối không khí lạnh từ phía Bắc, nên diễn biến càng phức tạp, khó lường, không loại trừ đi gần bờ hoặc đổ bộ vào đất liền.
"Vào thời điểm cuối năm, thường là mùa an toàn cho việc đánh bắt cá nên ngư dân nhiều khi vẫn sẵn sàng ra khơi mặc dù có cảnh báo trước, Ban Chỉ đạo quốc gia đã tăng cường chỉ đạo ứng phó trên biển và chỉ đạo quyết liệt tới các địa phương. Các phương án tính toán kiếm đếm đến từng tàu thuyền đã được chỉ đạo triển khai từ tàu đánh bắt hải sản đến tàu hàng, khu neo đậu" - ông Hoài cho hay.
Theo ông Hoài, hiện nay các địa phương đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền cũng như người dân trên các đảo; các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có lệnh cấm biển, các địa phương khác sẽ có trong hôm nay.
Các địa phương đang chủ động ứng phó với bão RAI (bão số 9). Ảnh chụp màn hình.
Bão RAI (bão số 9) là bão trái mùa dễ gây tâm lý chủ quan
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý, đây là cơn bão muộn, trái mùa, nên dễ gây tâm lý chủ quan cho lãnh đạo và người dân.
Theo Phó Thủ tướng, bão RAI khi vào Biển Đông được dự báo rất mạnh, ở cường đọ 12, giật cấp 15. Bão đổ bộ vào thời điểm mùa Đông nên hướng di chuyển khó dự báo, do đó, các địa phương ven biển phải chuẩn bị tinh thần có thể bão sẽ đổ bộ vào tỉnh mình.
Nhắc lại công tác điều hành, chỉ đạo ứng phó với thiên tai vừa qua, Phó Thủ tướng lưu ý, các đơn vị, địa phương còn tâm lý chủ quan nên vẫn để xảy tình trạng người chết.
Phó Thủ tướng mong muốn, các đơn vị, địa phương phải nêu cao tinh thần quyết tâm để giữ cho được thành quả về công tác phòng chống thiên tai năm 2021. Bởi, năm 2021, số người chết do thiên tai đến thời điểm này giảm hơn 200 người so với năm 2020, thiệt hại về kinh tế cũng giảm hơn 40.000 tỷ đồng so với năm 2020.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để chủ động ứng phó với bão RAI, các bộ, ngành và địa phương cần phối hợp chặt chẽ để kêu gọi bằng được tàu thuyền trên biển vào nơi tránh trú an toàn.
Đối với tuyến đất liền, các đơn vị và địa phương cần có phương án di dời dân đến nơi an toàn đề phòng bão đổ bộ; có kế hoạch đảm bảo an toàn hồ đập, kể cả hồ chứa thủy lợi và thủy điện...
Tiết lộ thông tin điều tra sự cố va chạm máy bay xảy ra liên tiếp ở Nội Bài "Chúng tôi phải đánh giá hiện trường, mức độ thiệt hại, tác động lực, siêu âm tàu bay, giải mã hộp đen, đọc ghi âm buồng lái và gửi hồ sơ sang nhà sản xuất máy bay để họ đưa ra giải pháp khắc phục". Ông Đinh Việt Thắng - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho PV Dân trí biết...