Hơn 500.000 tỷ đồng tín dụng đã được giải ngân cho vay mới
Con số vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của ngành ngân hàng nhằm giúp người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Trong cuộc họp trực tuyến ngày 22/4, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các NHTM đẩy nhanh và đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục vay vốn vì vẫn còn có những phản ánh về việc khó tiếp cận vốn vay.
Ngành ngân hàng đã giải ngân hơn 500.000 tỷ đồng tín dụng nhằm giúp người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
Hơn 500.000 tỷ đồng cho vay mới, gần 63.000 tỷ đồng đã được cơ cấu nợ, giãn nợ, các ngân hàng khẳng định sẵn sàng nguồn vốn cho vay lãi suất thấp. Tuy nhiên, việc xử lý hồ sơ của DN vẫn mất thời gian, bởi mới có hơn 1 tháng sau khi có thông tư hướng dẫn, các ngân hàng đang hoàn thiện các quy trình thủ tục.
Một nguyên nhân khác cũng được các ngân hàng chia sẻ là phải cân đối nguồn vốn do vốn cho vay chủ yếu huy động từ dân cư nên phải tránh rủi ro nợ xấu.
Thống đốc NHNN cho biết tất cả kiến nghị về khó khăn trong quá trình vay vốn từ các hiệp hội, ngành nghề sẽ được gửi về từng tổ chức tín dụng để có câu trả lời cụ thể cho doanh nghiệp. NHNN sẽ kiên quyết xử lý những trường hợp thiếu trách nhiệm, gây chậm trễ trong quá trình hỗ trợ vốn cho người dân.
Video đang HOT
Hoa Trà
Công ty tài chính: Nhắc nợ không quá 5 lần một ngày
Từ 1/1/2020, việc cho vay tài chính sẽ phải tuân thủ một số quy định mới về cho vay tài chính theo Thông tư số 18/2019/TT-NHNN (TT 18) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (TT43) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Từ ngày 1/1/2020, việc cho vay tài chính tuân theo quy định tại Thông tư số 18/2019/TT-NHNN
Thông tư này bổ sung khoản 5 Điều 3, xác định "Giải ngân trực tiếp cho khách hàng" là việc công ty tài chính giải ngân cho vay tiêu dùng trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng, đảm bảo kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay theo quy định của pháp luật".
Không được đe dọa để thu nợ
Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 7 TT 43, TT 18 nêu rõ: Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng.
Trong đó, số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/1 ngày. Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ.
Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Công ty tài chính phải bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Chỉ giải ngân trực tiếp cho khách hàng không có nợ xấu
TT18 bổ sung Điều 8a quy định về giải ngân trực tiếp cho khách hàng. Theo đó, việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và các quy định tại Thông tư này.
Việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do công ty tài chính tự quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu, chứng từ thanh toán do khách hàng cung cấp và đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc biệt, công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng đối với khách hàng không có nợ xấu theo báo cáo quan hệ tín dụng tra cứu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam tại thời điểm gần nhất so với thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Niêm yết công khai khung lãi suất cho vay tiêu dùng
TT18 này bổ sung điều khoản về trách nhiệm của công ty tài chính, theo đó, công ty tài chính có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các loại phí, phương pháp tính lãi.
Ngoài thông tin về các hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, công ty tài chính còn phải đăng tải thông tin liên hệ của công ty tài chính, danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ, những điều cần biết về cho vay tiêu dùng (trong đó tối thiểu có nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của khách hàng vay tiêu dùng theo quy định của pháp luật), các câu hỏi thường gặp trong cho vay tiêu dùng trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính.
Công ty tài chính tiếp nhận góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tối thiểu bằng hai hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua văn bản, các phương tiện điện tử, tổng đài điện thoại và các hình thức gián tiếp khác phù hợp quy định của pháp luật.
Trong vòng 48 giờ (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ) kể từ khi tiếp nhận khiếu nại, công ty tài chính phải giải quyết và trả lời khiếu nại về số tiền cho vay, lãi suất, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ quy định tại hợp đồng cho vay tiêu dùng, về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ, thông tin sai về nghĩa vụ nợ tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Khiếu nại các nội dung khác được giải quyết và trả lời trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc.
Bách Nguyễn
Theo Baophapluat.vn
Tìm lời giải giúp chống đỡ đòn 'covid kinh tế' Đây chính là thời điểm cần những quyết sách rất cụ thể có tính bước ngoặt lịch sử đối với Việt Nam hoặc là bứt phá đi lên hoặc là dẫm chân tại chỗ. Không ai có thể tưởng tượng được nền kinh tế lại có thể đối mặt với những rủi ro ập tới bắt nguồn từ đại dịch Covid 19. Với...