Hơn 50.000 ha lúa Đông Xuân của Trà Vinh thiếu nước ngọt
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh cấp bách triển khai biện pháp phòng chống, hạn mặn để bảo vệ mùa vụ sản xuất, đặc biệt là vụ lúa Đông Xuân đang có nguy cơ cao thiệt hại nặng nề do mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, thiếu nguồn nước ngọt để tưới.
Nông dân huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) chăm sóc lúa. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện diện tích lúa Đông Xuân hơn 50.000 ha từ 25 – 40 ngày tuổi của tỉnh đang nằm trong tình trạng thiếu nước ngọt. Tại các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông Tiền, xa các tuyến kênh đầu mối, vùng gò cao thuộc các huyện cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành đã có gần 10.000 ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại từ 30 – 70% diện tích do khô hạn, nhiễm mặn.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Minh Truyền cho biết, hiện ngành nông nghiệp đang cùng UBND các huyện khảo sát thực tế đồng đánh giá thực trạng, kiểm kê nguồn nước ngọt tại các hồ chứa, hệ thống thuỷ lợi trên từng địa bàn để điều phối cân bằng nước, bổ sung phương án chống hạn, phòng xâm nhập mặn; đảm bảo sử dụng nước ngọt tiết kiệm cho lúa và cây trồng khác.
Video đang HOT
Xí nghiệp thủy nông tại các huyện, thường xuyên quan trắc, đo độ mặn nguồn nước các cửa cống. Khi nguồn nước bên ngoài hạ độ mặn ở mức cho phép sẽ tiếp nước vào kênh mương nội đồng, tích trữ nước trong các hồ, ao, vùng trũng thấp,… để sử dụng trong thời kỳ cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn.
Các địa phương vận động nông dân tham gia khai thông dòng chảy hệ thống kênh nội đồng; huy động phương tiện, máy bơm để bơm chuyền nguồn nước ngọt từ các hồ, kênh thủy lợi lên vùng ruộng gò cao để tưới cứu lúa.
Ông Huỳnh Văn Thảo – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, huyện này đã có hơn 1.800 ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại từ 30 – 70%, nhiều nhất tỉnh. Các xã Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên, Ngãi Xuyên, Hàm Giang của huyện Trà Cú đang cấp bách thực hiện các biện pháp tiếp ngọt cứu lúa.
Hiện các địa phương này đã tiến hành đắp đập tại đầu kênh cấp III để bơm chuyền nước ngọt từ kênh cấp II lên trữ nước; huy động toàn bộ máy bơm hoạt động 24/24 giờ đưa nước lên ruộng nhằm dung hoà, giảm độ mặn đã nhiễm trên đồng để cứu lúa.
Đối với diện tích lúa Đông Xuân đã bị thiệt hại từ 50 – 70%, ngành nông nghiệp tỉnh vận động nông dân bỏ vụ để chuyển sang trồng các loại cây màu bù đắp lại nguồn thu nhập.
Theo Phúc Sơn (TTXVN)
Huyện Nông Cống phấn đấu gieo trồng 10.200 ha lúa đông xuân
Vụ đông xuân 2019-2020, huyện Nông Cống phấn đấu gieo cấy 10.200 ha lúa. Để đạt mục tiêu đề ra, UBND huyện Nông Cống đã xây dựng phương án sản xuất vụ đông xuân, giao chỉ tiêu cụ thể về diện tích cho từng xã, thị trấn.
Nông dân xã Vạn Thắng gieo mạ, phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2019-2020.
Chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân tập trung thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông trên đất 2 lúa, tiến hành giải phóng đất; đồng thời, phối hợp với các đơn vị thủy nông và các huyện lân cận để thực hiện lịch lấy nước luân phiên, bảo đảm đủ nguồn nước để bà con nông dân làm đất và tiến hành gieo mạ... Tính đến ngày 9-1-2020, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã gieo 118 tấn giống. Trong đó, lúa thuần 18 tấn, lúa lai 100 tấn. Diện tích làm đất khoảng 8.900 ha, đạt 90% diện tích gieo cấy.
Hiện, huyện Nông Cống đang tập trung chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc mạ, tiến hành làm hết diện tích đất khi có nước, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiến hành gieo cấy theo đúng lịch thời vụ.
Châu Giang
Theo Baothanhhoa
Trồng gừng dược liệu, dân "vùng đất khát" Cao Bằng khấm khá lên Những năm gần đây, vùng cao Lục Khu (tên gọi chung của 12 xã đặc biệt khó khăn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) đã có những bước chuyển mình rõ rệt, nhất là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây không còn phải lo cái ăn từng bữa, lũ trẻ không phải bỏ học giữa chừng... nhờ bà...