Hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động lại sau giãn cách xã hội trong tháng 5
Có 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5, tăng 36,1% so với tháng trước.
Sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, đăng ký doanh nghiệp trong tháng 5 có sự khởi sắc, cả nước có 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,1% so với tháng 4/2020.
Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 48,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 10,5%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 14,5% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 4,8%.
Trong tháng 5/2020, cả nước có 10.728 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 112,7 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 91,5 nghìn lao động, tăng 36,1% về số doanh nghiệp, tăng 20,1% về vốn đăng ký và tăng 27% về số lao động so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,5 tỷ đồng, so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2019 cùng giảm 11,7%.
Trong tháng, cả nước còn có 5.056 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 32,7% so với tháng trước và tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2019; 3.342 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 18,9% và tăng 43,7%; 3.083 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 42,3% và tăng 47,6%; 962 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1,8% và giảm 9,8%; 3.473 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 21,3% và tăng 44,5%.
Video đang HOT
Tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 48,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 557,9 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 407,2 nghìn lao động, giảm 10,5% về số doanh nghiệp, giảm 16,7% về vốn đăng ký và giảm 24,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đạt 11,5 tỷ đồng, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả 817,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 15,1 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm là 1.375,3 nghìn tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 21,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 10,5% so với 5 tháng đầu năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng lên 70 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 14 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Trong 5 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 26 nghìn doanh nghiệp, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước; 16,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 14,5%; gần 6,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,8%, trong đó có 5,4 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 5,7%; 87 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 6,1%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 2,2 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 722 doanh nghiệp; xây dựng có 500 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 391 doanh nghiệp.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 355 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 350 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 342 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 241 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 239 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 222 doanh nghiệp.
Trong 5 tháng, trên cả nước còn có 17,4 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Hậu COVID-19, SHB 'ép' khách hàng trả nợ
Ngày 11/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG) bán 500.000 cổ phiếu VIC, khiến nhà đầu tư một phen "đứng tim", chính bên bán cũng bị "bất ngờ".
500.000 cổ phiếu VIC này được bán ra từ tài khoản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS). Số cổ phiếu này được VIG cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh (THM) mượn làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay của công ty con tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB). Tuy nhiên, do THM chưa thanh toán hết khoản nợ nên SHB đã thực hiện xử lý tài sản đảm bảo.
Theo dữ liệu giao dịch, phiên 11/5, có 527.000 cổ phiếu VIC được giao dịch ở mức 97.500 đồng. Nếu dựa trên mức giá này, ước tính, SHB thu về khoảng 48.750.000.000 đồng từ việc xử lý tài sản đảm bảo này.
Song, điều đáng nói là phía THM và VIG - chủ sở hữu chính thức của số cổ phiếu này hoàn toàn bất ngờ với cách xử lý của SHB. Đại diện VIG cho biết, ngày 8/5, công ty nhận được công văn của Công ty chứng khoán SHS ký ngày 7/5 thông báo về việc sẽ bán số cổ phiếu VIC mà THM đem thế chấp, nếu THM không trả nốt số nợ. Công văn này không nêu rõ thời hạn cho THM xoay sở. Tuy nhiên, đến ngày 11/5, công ty chứng khoán này đã xử lý ngay tài sản đảm bảo.
Có thể nói, về mặt lý, SHB có thể không sai vì đã làm theo quy trình xử lý tài sản đảm bảo, nhưng, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang "vật lộn" với COVID-19, động thái này quả thực là quá "vô tình".
SHB có ép khách hàng trả nợ? (Ảnh minh họa: Báo Giao thông)
Được biết, trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra và Chính phủ thi hành lệnh giãn cách xã hội, dù rất khó khăn nhưng phía THM cũng đã có nỗ lực thu xếp trả dần một phần khoản nợ quá hạn để khắc phục, song việc SHB cho thời gian xử lý quá eo hẹp và khi thấy khách hàng chưa phản hồi đã có động thái siết nợ.
Dịch bệnh đang tác động đến toàn bộ nền kinh tế, không trừ doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, Đảng và Chính phủ đã phải ra các gói cứu trợ để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó đặc biệt chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ cho doanh nghiệp. Bản thân SHB cũng tuyên bố " Thực hiện lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đồng thời bám sát các chỉ đạo, biện pháp quyết liệt, hiệu quả của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, SHB trong tháng 3, đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt tích cực và hiệu quả đối với khách hàng doanh nghiệp, cá nhân góp phần chung tay cùng cộng đồng khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19". Trong đó, SHB cho biết sẽ tiếp tục triển khai các phương án cơ cấu nợ, giãn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cũng như các phương án miễn giảm lãi, phí đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch theo đúng tinh thần của Thông tư 01/2020/TT-NHNN để hỗ trợ khách hàng tổng thể nhất.
Như vậy, có thể thấy hành xử của SHB với THM không cho khách hàng có thời gian khắc phục, và hơn hết, động thái "ép" doanh nghiệp trả nợ ngay lập tức hoàn toàn bất nhất với những gì ngân hàng này tuyên bố là "chung tay cùng doanh nghiệp khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19".
"40% doanh nghiệp bị tổn thương nguồn nhân lực bởi Covid-19" Đây là số liệu mới được trang web tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks đưa ra trong một báo cáo mới công bố. Ảnh minh họa. VietnamWorks, trang web tuyển dụng trực tuyến thuộc tập đoàn Navigos Group, vừa phát hành Báo cáo "Covid-19 và thị trường nhân lực: Những thách thức để tiến tới trạng thái bình thường mới" dựa trên kết quả...