Hơn 500 doanh nghiệp Hà Tĩnh ngừng hoạt động
Hệ lụy của sự giải thể các doanh nghiệp trên đã làm cho hơn 4.700 lao động mất việc làm tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2012.
Tỉnh Hà Tĩnh hiện có tới 511 doanh nghiệp giải thể trong năm 2012. Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Do khủng hoảng kinh tế, lạm phát trong nước và quốc tế nên năm 2012, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 511 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, 392 doanh nghiệp ngưng tạm ngưng hoạt động, 86 doanh nghiệp đã đóng mã số thuế và đang tiến hành làm các thủ tục giải thể theo luật định.
Ngoài ra, 33 doanh nghiệp đã làm xong thủ tục giải thể, xóa tên trong hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia. Hệ lụy của sự giải thể các doanh nghiệp trên đã làm cho hơn 4.700 lao động mất việc làm.
Theo TNO
Video đang HOT
Khủng hoảng tại Ai Cập: Tòa án hiến pháp ngừng hoạt động
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập ngày càng diễn biến nguy hiểm khi Tòa án Hiến pháp tối cao nước này quyết định ngừng hoạt động vô thời hạn, động thái có thể đẩy quốc gia với hơn 90 triệu dân rơi trở lại vòng xoáy khủng hoảng như cách đây hai năm.
Biển người biểu tình phong tỏa Tòa án Hiến pháp Tối cao Ai Cập.
Tòa án Hiến pháp Tối cao Ai Cập, cơ quan tư pháp cao nhất nước, đã quyết định hoãn hoạt động vô thời hạn sau khi trụ sở cơ quan này bị hàng ngàn người biểu tình phong tỏa ngay trước thời điểm dự định đưa ra một phán quyết quan trọng.
"Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập thông báo sẽ ngừng hoạt động trong thời gian không xác định cho đến khi không còn các sức ép", hãng thông tấn MENA dẫn tuyên bố cho biết.
Đông thái này được xem là sự leo thang căng thẳng trong cuôc khủng hoảng hiên nay tại Ai Câp, khi hê thông tư pháp ngày càng công khai đôi đâu với Tông thông Mohamed Morsi, người tuân trước đã ban bố sắc lênh Tuyên bô Hiên pháp đây tranh cãi.
Theo kê hoạch, Tòa án Hiến pháp tối cao Ai Cập (gôm 19 thâm phán) sẽ nhóm họp ngày 2/12 đê xem xét tính hợp hiên của điều luật bầu cử Hội đồng Shura (Thượng viện), cũng như việc lựa chọn các thành viên của Hội đồng Lập hiến. Tuy nhiên, các thâm phán đã không thê vào được tòa án khi bị đám đông biêu tình ngăn cản. Những người biêu tình còn yêu câu giải tán Tòa án Hiến pháp.
Cuộc biểu tình diễn ra theo lời kêu gọi của 18 đảng phái và phong trào Hồi giáo, trong đó có tổ chức Anh em Hồi giáo, nhằm thể hiện ủng hộ đối với sắc lệnh tuyên bố hiến pháp của Tổng thống Morsi và yêu cầu áp dụng luật Hồi giáo Sharia.
Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất của phe Hồi giáo kể từ khi Tổng thống Morsi tuyên thệ nhậm chức cuối tháng 6 và diễn ra trong bối cảnh các lực lượng chính trị đối lập cũng đang tiến hành biểu tình rầm rộ tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Cairo và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước từ 10 ngày qua
Báo chí địa phương cho biết ít nhất 200.000 người đã tham gia biểu tình. Họ tập kết trước cửa trường Đại học Cairo, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Morsi và bản dự thảo hiến pháp vừa được Hội đồng Lập hiến gấp rút thông qua đêm 29/11. Những người biểu tình còn đòi thiết lập nhà nước Hồi giáo với luật Sharia làm nòng cốt, đồng thời chỉ trích các đảng phái đối lập kích động gây chia rẽ chính quyền với ngành tư pháp.
Để tránh nguy cơ bùng phát bạo loạn, cảnh sát đã phải phong tỏa các tuyến đường cách địa điểm biểu tình khoảng 3 km. Nhiều xe cảnh sát và cứu thương cũng được lệnh túc trực bên ngoài phòng khi có biến. Những người tổ chức biểu tình cho biết, ban đầu cuộc biểu tình được lên kế hoạch tại quảng trường Tahrir nhưng sau đó đã bị hoãn lại hai lần và thay đổi địa điểm để tránh nguy cơ xảy ra đụng độ với phe đối lập đang cố thủ tại quảng trường này.
Cùng ngày, các biểu tình ủng hộ Tổng thống Morsi cũng được tổ chức tại nhiều địa điểm khác như ở tỉnh Assiut, Sohag, Qena, Luxor, Aswan, Red Sea và New Valley.
Trước nguy cơ cẳng thẳng ngày càng dâng cao, Tổng thống Morsi đã quyết định sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về bản dự thảo Hiến pháp mới được Hội đồng Lập hiến thông qua hôm 29/11.
"Ai Câp sẽ tô chức trưng câu ý dân vê dự thảo Hiên pháp vào ngày 15/12. Văn bản này là một bước đột phá và là bản hiến pháp đầu tiên thực sự mang tính đại diện, bảo vệ các quyền, sự tự do và nhân phẩm của tất cả người dân Ai Cập", Tổng thống Morsi phát biểu trước 85 thành viên Hội đồng Lập hiến.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, động thái này của ông Morsi có thể sẽ càng khiến tình hình Ai Cập thêm rối ren vì bản dự thảo Hiến pháp này chỉ do các thành viên thân Hồi giáo thông qua, do đó không được coi là văn bản đại diện cho tất cả các phe phái trong nước.
Trong phản ứng mới nhất, Câu lạc bộ Thẩm phán Ai Cập thông báo họp khẩn để thảo luận các biện pháp đáp trả những động thái gần đây của Tổng thống Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo.
Theo Dantri
Lao động ngoại tỉnh lao đao thời kinh tế khó khăn Vật vờ hít bụi, khói xe đã 2 ngày đường, anh Minh vẫn không được ai thuê làm. Không hiểu lắm về suy thoái kinh tế nhưng anh Minh cảm thấy rất rõ rằng miếng cơm manh áo của những người lao động ngoại tỉnh như anh đang bị ảnh hưởng trực tiếp. Đứng hít bụi, khói xe đã 2 ngày ở khu...