Hơn 500 bệnh nhân bị nước lũ cô lập
Gần trưa nay (7/11), chúng tôi vào đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam (phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) – nơi hai ngày qua, hơn 500 bệnh nhân cùng với người nhà và đội ngũ y, bác sĩ bị cô lập do nước lũ.
Phải mất gần 1 giờ, PV mới vào được đến nơi dù từ con đường chính từ tuyến tránh thị xã Điện Bàn đến bệnh viện chỉ hơn 1km. Nước vẫn còn cao trên thắt lưng, nhiều đoạn không thể lội bộ được nên nhờ ghe của dân chở đi.
Đường vào bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam
Tại sân bệnh viện sáng 7/11, nước lũ vẫn còn cao gần 1m, nhiều người nhà bệnh nhân lội bộ ra ngoài mua thực phẩm, đồ dùng cho người thân.
Người dân cho biết, đến sáng nay nước rút ra ngoài sân mới xuống mua được chứ tối qua, nước trong nhà vẫn con cao, ở tầng trệt đứng đến trên thắt lưng.
Nước lũ đã rút bớt, người nhà bệnh nhân ra ngoài mua nước, thực phẩm trưa ngày 7/11
Bác sĩ Võ Thôi – Trưởng Khoa sản bệnh viện – cho hay, trong đợt lũ này, khoa phải tiến hành 6 ca mổ đẻ, rất may tất cả đều thành công. Đến sáng 7/11, còn 70 sản phụ đang nằm tại khoa.
Khu vực Khoa cấp cứu nước vừa rút ra ngoài
Bác sĩ Võ Đôn – Giám đốc Bệnh viện – cho biết, từ trưa Chủ nhật ngày 5/11, nước lũ bắt đầu tràn vào bệnh viện, đến 3 giờ sáng ngày 6/11 thì lũ đạt đỉnh, nhiều nơi trong bệnh viện nước ngập sâu gần 2m; toàn bộ tầng trệt của bệnh viện không thể hoạt động được; ngày cả phòng cấp cứu cũng được di dời lên tầng trên.
Lũ cao nhưng rút rất chậm, hoạt động cứu chữa bệnh nhân rất khó khăn. Đến sáng nay 7/11, nước lũ đã rút ra sân nhưng vẫn còn cao, xe cấp cứu đỗ ở cầu Vĩnh Điện tránh lũ cách bệnh viện khoảng 300m cũng không thể vào ra được.
Video đang HOT
Các bệnh nhân được chuyển hết lên tầng trên
Bác sĩ Võ Đôn cho biết, khi nước dâng, điện và nước đã bị cắt nên việc cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân vô cùng khó khăn. Những trường hợp mổ cấp cứu buộc phải chạy máy nổ, còn những phòng khoa khác đều bị cúp điện hoàn toàn. Theo bác sĩ Đôn, mỗi giờ chạy máy nổ mất 23 lít dầu, đó là chưa kể huy động thêm nhiều máy nổ khi cần thiết.
Máng hứng nước mưa của bệnh viện để phục vụ bệnh nhân
Ngoài cúp điện, nước sinh hoạt cũng bị cúp. Đây là nỗi khổ rất lớn của bệnh nhân, người nhà cũng như đội ngũ y bác sĩ ở đây. Một bác sĩ cho biết, do cúp nước nên ông nghĩ ra “chiêu” hứng nước mưa cho người nhà cũng như bệnh nhân rửa ráy, nhưng đến sáng nay, các thùng chứa nước mưa cũng đã cạn vì nhu cầu quá lớn.
Các y bác sĩ tiến hành dọn bùn khi nước lũ vừa rút ra ngoài
Một bệnh nhân cho biết, nước máy lẫn nước mưa đã hết sạch nên phải lội nước ra ngoài mua với giá cao; tuy nhiên, các tiệm tạp hóa gần bệnh viện cũng bị ngập nước nên số lượng bán ra cũng hạn chế và nhu cầu quá lớn nên nước đóng chai cũng hết. Đến chiều ngày 7/11, điện nước ở bệnh viện vẫn chưa được khôi phục.
Bác sĩ Đôn cho biết, hiện nay vẫn còn khoảng 400 bệnh nhân cùng người nhà đang điều trị tại bệnh viện. Do nước lũ chưa rút, điện nước chưa được cung cấp trở lại nên việc chăm sóc y tế cho bệnh nhân rất khó khăn. Tuy nhiên, bệnh viện cũng đã hỗ trợ một phần sữa, thực phẩm cho các bệnh nhân điều trị nội trú tại đây.
“Hiện bệnh nhân điều trị nội trú ở đây rất cần nước sạch, thực phẩm, sữa… Nếu có mạnh thường quân, nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ thì quá tốt cho các bệnh nhân”, bác sĩ Đôn nói.
Công Bính
Theo Dantri
Sạt lở núi, một học sinh lớp 11 bị chôn vùi
Chiều tối ngày (5/11), thi thể một học sinh lớp 11 trường THPT Bắc Trà My, huyện Bắc Trà My đã được tìm thấy sau khi bị núi lở chôn vùi.
Chiều tối ngày 5/11, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch huyện Bắc Trà My, cho biết, vào trưa cùng ngày, tại khu vực tổ Mậu Cà (thị trấn Trà My), do mưa bão nên một khối lượng đất đá đã sạt lở vào nhà ông Trần Ngọc Quỳnh.
Hiện trường vụ sạt lở núi làm 1 học sinh lớp 11 tử vong ở huyện Bắc Trà My
Hậu quả làm cho con gái ông tên Trần Thị Mai (hiện đang là học sinh lớp 11, trường THPT Bắc Trà My) đã bị vùi trong khối đất đá. Đến chiều cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân.
Cũng tại địa bàn huyện Bắc Trà My, tại khu vực thôn 3 xã Trà Nú, do mưa bão nên đã có thiệt hại về người, danh tính nạn nhân được xác nhận là ông Nguyễn Văn Sơn (70 tuổi). Tại khu vực xã Trà Giang đã có 1 người bị thiệt mạng do nước cuốn trôi và mất tích, hiện tại đang xác định danh tín nạn nhân.
Lũ băng qua tràn đường lên huyện Bắc Trà My
Mưa lũ cũng làm cho 6 nhà dân ở 3 xã Trà Giáp, Trà Giang và khu vực đường Tây thị trấn Trà My đoạn qua Tổ Đàng Nước (thị trấn Trà My) sạt lở. Hiện chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng khắc phục và đưa các hộ dân đến nơi an toàn.
Hiện trường vụ sạt lở núi ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn
Trong chiều ngày 5/11, trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Văn Qua - Chủ tịch xã Phước Thành (huyện Phước Sơn) cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn, hiện trên địa bàn xã xuất hiện nhiều điểm sạt lở ở khắp các thôn, chia cắt toàn bộ tuyến đường giao thông.
Theo đó, khoảng 9h sáng ngày 5/11, bờ taluy dương đoạn qua thôn 1B bị đổ sập, tràn qua đường. Vụ sạt lở đã làm sập một phần điểm trường Tiểu học Phước Thành ở thôn này, sập một ngôi nhà dân ở gần đó và vùi lấp một chiếc xe máy.
Rất may, thời điểm xảy ra vụ sạt lở, người dân đã kịp sơ tán nên không có thương vong về người. Ngoài ra, tại thôn 4B, cũng đã xảy ra một vụ sạt lở tương tự. Đất lở tràn vào nhà dân, đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân, công an xã và người dân tìm cách tháo dỡ nhà cửa, sơ tán đồ đạc, đưa người dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Vụ sạt lở cũng đã làm hư hại hoàn toàn công trình nước sạch, hiện tại giao thông đang bị chia cắt.
Chiều tối ngày 5/11, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch TP Hội An - cho biết, lũ ở Hội An có thể đặc biệt lớn, có thể lớn hơn lũ lịch sử năm 1999. Lúc 17h30 ngày 5/11, mực nước lũ của Hội An là 2,73m. Dự kiến, lũ sẽ lên 3,3m, cao hơn lũ lịch sử năm 1999.
Theo ông Hùng, do triều cường kết hợp gió Đông Bắc tạo hiện tượng hàn cửa biển nên lũ thực tế ở Hội An có thể trên 3,5m. Đây là tình huống đặc biệt nghiêm trọng. Đề nghị mọi người ở khu vực trũng, thấp, nhà trệt phải di dời ngay lập tức đến nơi an toàn.
Cũng tại TP Hội An, khoảng 9h30 ngày 5/11, một xà lan lưu thông trên sông Thu Bồn thì bất ngờ bị nước lũ đánh, lật rồi tông vào chân cầu Cẩm Kim. Lúc xảy ra tai nạn, trên xà lan có 3 người nhưng rất may đã bơi được vào bờ an toàn. Đến chiều cùng ngày, lực lượng chức năng địa phương tìm cách tiếp cận chiếc xà lan này nhưng không được vì nước chảy xiết.
Xà lan mắc vào trụ cầu Cẩm Kim, Hội An
Tại thị xã Điện Bàn, tối 5/11 lãnh đạo địa phương này cho biết, chính quyền vừa vớt được một thi thể người đàn ông bị lật nghe khi đón một cháu bé đi học về.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 14h cùng ngày, ông Trần Minh Tân (42 tuổi, trú thôn Bồng Lai, xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn) trong lúc bơi ghe đi đón một cháu bé đi học về thì bất ngờ gió lớn và gặp nước xoáy khiến ghe bị lật, ông Tân rơi xuống dòng nước lũ cuốn trôi mất tích.
Nhận được thông tin, chính quyền thị xã Điện Bàn đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tổ chức tìm kiếm, đến 15h30 cùng ngày đã vớt được thi ông Tân và bàn giao cho gia đình lo hậu sự.
Công Bính
Theo Dantri
Thanh niên sảy chân rơi sông khi đứng xem tìm kiếm thi thể nhảy cầu Trong lúc đứng xem việc tìm thi thể nạn nhân nhảy cầu, một thanh niên không may sảy chân rơi xuống nước. Người dân nhanh chóng nhảy xuống vớt và đưa vào cấp cứu tại bệnh viện. Ngày 19.10, công an phường Vĩnh Điện (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết vẫn chưa tìm thấy thi thể người phụ nữ nhảy...