Hơn 4.200 tỷ đồng xây khu đô thị Hiệp Phước 1 ở Nam Sài Gòn
Rộng hơn 29 ha, khu đô thị Hiệp Phước 1 được kỳ vọng sẽ thành trung tâm cảng biển của thành phố và cả nước; có tính chất của một đô thị biển kết hợp địa hình đồng bằng, sông nước.
UBND TP HCM đang xin ý kiến Bộ Xây dựng chấp thuận việc đầu tư dự án Khu dân cư Hiệp Phước 1 (thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè) với tổng vốn hơn 4.200 tỷ đồng, do Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) làm chủ đầu tư.
Dự án nhằm xây khu nhà tái định cư cho các hộ dân phải giải tỏa để đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phước và các dự án khác của Công ty IPC; xây dựng nhà ở xã hội (khu nhà lưu trú cho công nhân).
Phối cảnh khu đô thị cảng Hiệp Phước, TP HCM.
Video đang HOT
Theo đề xuất của IPC, chủ đầu tư sẽ phát triển khu dân cư Hiệp Phước 1 gồm 1.233 căn tái định cư, 800 nhà lưu trú cho công nhân; trường mầm non, y tế, thương mại dịch vụ, khu vực để xe công cộng, hệ thống thoát nước thải, rác thải… Thời gian thực hiện dự án là 4 năm.
Do dự án tiếp giáp tuyến đường Nguyễn Văn Tạo có quy hoạch lộ giới 60 m, chiều rộng thực tế 16 m nên UBND thành phố giao Ban Quản lý Khu Nam, UBND huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch mở rộng tuyến đường này theo đúng ranh quy hoạch lộ giới.
Khu đô thị cảng Hiệp Phước có tổng diện tích gần 3.912 ha với quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 180.000 người đang được tích cực thúc đẩy nhằm triển khai chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cũng như chiến lược “Tiến ra biển ông” của TP HCM. Nơi đây tập trung 4 cảng lớn của Việt Nam nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm Cảng container quốc tế SPTC, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, Cảng quốc tế Long An.
Kèm theo là các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng biển sử dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí chính xác, chế tạo máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị đo lường, chế biến tinh thực phẩm, dịch vụ lai dắt tàu biển, vận tải, kinh doanh kho bãi…
Trong tương lai gần, khu vực này sẽ trở thành trung tâm cảng biển của thành phố và cả nước; có tính chất của một đô thị biển kết hợp địa hình đồng bằng, sông nước. Công trình có kiến trúc đặc sắc, tạo điểm nhấn từ phía Nam, đáp ứng giao thông đường thủy và du lịch trên sông của thành phố. Từ đó, dự án sẽ thu hút các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước cũng như các lao động phổ thông đến làm việc và sinh sống.
Trung Sơn
Theo VNE
Vụ sập giàn giáo thảm khốc Việt Nam lên báo nước ngoài
Vụ sập giàn giáo kinh hoàng đêm qua (25/3) tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh khiến 14 người thiệt mạng đã được các trang báo nước ngoài đưa tin.
Sáng nay (26/3) trang AP đưa tin ít nhất 14 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương sau khi giàn giáo đổ sập tại một khu vực xây dựng ở miền Trung Việt Nam.
Đại tá Bui Dinh Quang, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, hôm nay đã cho biết tất cả các nạn nhân đều là công nhân Việt Nam được thuê để làm việc trong dự án cảng biển và hiện vẫn chưa biết liệu còn công nhân nào bị kẹt hay không. Công an và các nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm trong đống đổ nát sau khi tai nạn diễn ra vào đêm qua (25/3).
Hiện trường vụ sập giàn giáo tại khu kinh tế Vũng Áng sáng nay (26/3).
Trang báo này dẫn lời nhân chứng Hoang Huu Thai cho biết, khi sự việc xảy ra, có hơn 40 người đang làm việc trên giàn giáo. "Giàn giáo đã rung lên một hay hai lần gì đó trước khi đổ sập, một số công nhân hoảng sợ nhưng ai đó đã lên tiếng trấn tĩnh mọi người quay lại công việc. Khoảng 20 phút sau lần rung thứ nhất, giàn giáo đã bất ngờ đổ sập. Tôi nghĩ là tôi đã chết rồi. Tôi không biết ai đã kéo tôi là khỏi đống đổ nát đó".
Trang báo quốc tế Reuters cũng đưa tin về sự việc này với tiêu đề: "Ít nhất 12 người thiệt mạng trong tai nạn tại khu công nghiệp của Việt Nam". Trang này đã dẫn lời ông Pham Tran De, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Tại khu vực công trường có hàng nghìn công nhân vì thế vẫn chưa xác định được số nạn nhân trong vụ tai nạn. Cơ quan chức năng đang nhanh chóng dỡ bỏ đống đổ nát để cứu các công nhân mắc kẹt. Tất cả lực lượng cảnh sát, bộ đội biên phòng, đội cứu hộ,... đều đang được huy động giải cứu nạn nhân".
Khu vực xảy ra tai nạn là Cảng biển Sơn Dương nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, nơi công ty Formosa của Đài Loan đang xây dựng khu công nghiệp liên hợp thép trị giá nhiều tỉ USD.
Theo Kiến Thức
Xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về tình trạng hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển, cửa khẩu Việt Nam (chủ yếu là tại các cảng biển...