Hơn 400.000 phụ nữ lao đao vì trót làm đẹp bằng túi ngực silicon “tự chế”
Vụ bê bối túi nâng ngực của hãng Poly Implant Prothese (PIP) được đánh giá là một trong những thất bại quan trọng nhất trong việc bảo vệ bệnh nhân trong lịch sử nghiên cứu lâm sàng.
Chính bê bối này đã đưa đến những thay đổi đáng kể về quy định của Liên minh Châu Âu, bao gồm cả các yêu cầu mới về thiết bị y tế của khối.
Hàng ngàn phụ nữ trên thế giới nâng ngực bằng sillicon.
Treo đầu dê, bán thịt chó
Cuối tháng 3/2010, người tiêu dùng trên khắp thế giới xôn xao trước tin Cơ quan An ninh sản phẩm y tế Pháp (Afssaps) quyết định thu hồi túi nâng ngực của hãng Poly Implant Prothèse (PIP) vì có tỷ lệ thấm nứt cao gấp đôi so với những sản phẩm khác.
Cũng trong thời gian này, hãng PIP tuyên bố phá sản vì những khó khăn về tài chính. Vụ việc lắng dịu xuống một chút thì đến tháng 9/2011, nhiều phụ nữ đã từng dùng sản phẩm của PIP tá hỏa khi nhận được thông tin một số trường hợp bệnh nhân từng ghép túi PIP bị ung thư vú đã được ghi nhận. Trước nhiều bằng chứng không thể chối cãi, tháng 10/2011, ông chủ của PIP là Jean-Claude Mas thừa nhận silicon dùng để sản xuất túi PIP không phải loại silicon Nusil của Mỹ như đã đăng ký với Cơ quan Kiểm định chất lượng TUV của Đức.
Theo lời khai của người này, việc gian lận bắt đầu vào năm 2001, khi Pháp cho phép dùng silicon trở lại ở các túi nâng ngực. Chỉ có 25% số túi PIP dùng gel Nusil, phần còn lại sử dụng loại silicon tự chế. Đài phát thanh RTL cho hay, thứ silicon tự chế mà Mas luôn khẳng định là có “chất lượng cao nhất” trên thực tế lại dùng những nguyên liệu chỉ nghe thôi đã thấy “rùng mình”.
Túi nâng ngực của PIP.
Video đang HOT
Cụ thể, hãng hóa chất Brenntag của Đức cho biết đã cung cấp cho PIP loại gel thường được dùng phủ bên ngoài vật liệu xây dựng hoặc có trong thành phần cấu tạo đồ điện tử. Chất này có tính ăn mòn cao nên dễ gây thấm nứt, khi lan ra ngoài có thể gây rát, viêm nhiễm, làm ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn thẩm mỹ của bệnh nhân.
Cựu Giám đốc kỹ thuật hãng PIP Thierry Brinon khai nhận, Mas gian lận nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Vào năm 2009, silicon “cây nhà lá vườn” của PIP chỉ có giá 5 euro/lít, rẻ hơn nhiều so với giá 35 euro/lít của Nusil. Nhờ việc “treo đầu dê, bán thịt chó” này mà hàng năm, hãng này bỏ túi thêm được khoảng 1 triệu euro.
Quản lý lỏng lẻo
Năm 2009, các bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ ở Pháp bắt đầu báo cáo tỉ lệ vỡ cao bất thường đối với sản phẩm của hãng này. Cùng năm, giới chức Anh cũng cảnh báo về một số khiếu nại y tế liên quan đến sản phẩm của PIP. Thời gian này, Mas quyết định mua chuộc sự im lặng của các nạn nhân bằng cách đề nghị bồi thường cho những khách hàng gặp rắc rối với túi ngực PIP 1.500 euro cùng… 2 túi nâng ngực mới.
Song, việc này vẫn không ngăn chặn được hàng ngàn đơn kiện được gửi tới tấp về các tòa án. Đến năm 2010, PIP được đưa vào diện thanh lý sau khi cơ quan an toàn y tế Pháp thu hồi các thiết bị cấy ghép của hãng. 1 năm sau đó, Chính phủ Pháp khuyến nghị 30.000 phụ nữ cấy ghép PIP tìm cách loại bỏ các mô cấy như một biện pháp phòng ngừa. Đến năm 2012 người sáng lập Poly Implant Prothese Jean-Claude Mas bị bắt khi Pháp mở cuộc điều tra về vụ bê bối.
Lý do PIP có thể qua mặt cơ quan chức năng suốt gần chục năm trời với loại túi nâng ngực độc hại như vậy được xác định nằm ở việc cơ quan kiểm định chất lượng TUV thường ra thông báo trước đợt kiểm tra 10 ngày, thời gian đủ để hãng này xóa bỏ vết tích của việc làm ăn gian lận.
Vụ bê bối của hãng PIP cho thấy thực tế đáng lo ngại là để được lưu hành trên thị trường, những sản phẩm này chỉ cần được chứng nhận bởi một trong số 70-80 phòng nghiên cứu hoặc cơ quan kiểm định được chính quyền các quốc gia EU cấp phép hành nghề.
Vấn đề nằm ở chỗ, việc đánh giá một sản phẩm nào đó có đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu để dán nhãn CE hay không lại chủ yếu dựa trên giấy tờ do chính nhà sản xuất trình lên. Không chỉ vậy, hầu hết các cơ quan này, điển hình là TUV cho rằng họ không có thẩm quyền và nghiệp vụ để tiến hành lục soát và phát hiện sai phạm như cảnh sát. Chính những lỗ hổng ở quy trình đánh giá chất lượng đã mở đường cho hãng PIP giở đủ “chiêu” gian lận.
Ngoài ra, ông Pierre Faure – Trưởng khoa dược của Bệnh viện Saint-Louis ở Paris, Pháp – cho biết, phần lớn các hãng sẽ chọn các cơ quan kiểm định có tiếng là dễ chịu để dễ bề qua ải. Với cách quản lý lỏng lẻo này, có khoảng 20% sản phẩm y tế tại châu Âu sẵn sàng được cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân mà chưa qua thử nghiệm lâm sàng một cách bài bản.
Tại Mỹ, ngay từ năm 1992, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã kêu gọi tạm dừng tự nguyện việc sử dụng mô cấy bằng gel silicon của PIP và việc bán mô cấy bị ngừng ở nước này. Năm 2000, FDA từ chối phê duyệt các thiết bị cấy ghép bằng nước muối của PIP và cảnh báo về những sai lệch so với thực hành sản xuất tốt được phát hiện tại nhà máy PIP. Ngoài ra, công ty này cũng đã phải rút thiết bị cấy ghép hydrogel của mình khỏi thị trường Mỹ khi không thể chứng minh rằng sản phẩm của họ là an toàn.
Quá khứ “hàng thịt”
Khi những bê bối trên nổ ra, người ta mới chú ý và phát hiện ra một sự thật ngỡ ngàng là người sáng lập PIP Jean-Claude Mas từng là người bán thịt – một công việc không hề liên quan đến ngành y. Năm 1965, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Henri Arion đã giới thiệu túi ngực đến Pháp.
Khi đó, Jean-Claude Mas bất ngờ chuyển sang là đại diện bán hàng y tế và cùng làm việc với ông Henri Arion trong lĩnh vực này. Bác sĩ thẩm mỹ Patrick Baraf cho biết là người quen lâu năm và vẫn thường gặp Mas tại các hội thảo về sản phẩm y tế. Trong thập niên 1980, nhà sản xuất túi nâng ngực mới toanh này không ngần ngại ca ngợi sản phẩm của mình và lớn tiếng đả kích các đối thủ.
Sau cái chết của ông Arion trong một vụ tai nạn máy bay, năm 1991, khi đã tích lũy được một số kinh nghiệm từ quá trình sản xuất túi nâng ngực ở quy mô nhỏ, Mas thành lập công ty Poly Implant Prothese (PIP). Đây chính là sự khởi đầu của một công ty sẽ sản xuất khoảng 2 triệu bộ mô cấy ngực bằng silicon trong suốt 20 năm.
Đến giữa thập niên 2000, PIP phát triển mạnh mẽ, đứng đầu Pháp và xếp thứ 3 thế giới về túi nâng ngực với khoảng 100.000 túi/năm. Không chỉ ở Pháp, PIP xuất khẩu khoảng 80% sản phẩm của hãng ra nước ngoài. Vì vậy, khoảng 400.000 phụ nữ người nước ngoài đã phải chịu gánh nặng của bê bối y tế toàn cầu khởi phát từ Pháp này. Tại Anh, Bộ Y tế nước này năm 2012 cho hay các cuộc điều tra đã phát hiện tổng cộng có tới 47.000 người từng sử dụng sản phẩm của PIP.
Túi nâng ngực của PIP bán “đắt như tôm tươi” là nhờ có giá rẻ hơn đáng kể so với các sản phẩm khác. Đến khi bị đe dọa bởi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các hãng châu Á, Mas đã đề ra chiến lược vô lương tâm là thay silicon tiêu chuẩn bằng silicon chỉ còn được dùng trong công nghiệp nhưng giá rẻ hơn 10 lần.
Hành động này giúp PIP tiết kiệm được khoảng 1 triệu euro/năm và đến năm 2008 vẫn còn đạt doanh số 10 triệu euro. Lối kinh doanh bất chấp đạo đức của PIP bắt đầu bị phanh phui vào đầu năm 2008, khi hàng trăm phụ nữ Anh đâm đơn kiện vì túi nâng ngực của họ bị thấm nứt. Chính quyền Pháp và một số nước đã khuyến cáo “khách hàng” của hãng PIP phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe, thậm chí phẫu thuật tháo bỏ.
Cuối tháng 1/2012, ông chủ của hãng PIP Jean-Claude Mas chính thức bị khởi tố với cáo buộc “vô ý gây thương tích” do sản xuất sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Năm 2013, người này đã bị kết án lừa đảo và bị xử tù 4 năm, phải nộp phạt số tiền 75.000 euro đồng thời bị cấm vĩnh viễn không được làm việc trong lĩnh vực dịch vụ y tế hay điều hành một công ty. Ngoài ra, ông ta còn đối mặt với 2 vụ việc khác, bao gồm 1 vụ ngộ sát và một vụ việc khác liên quan đến những rắc rối tài chính do vụ bê bối. Năm 2016, bản án đối với người này được tòa phúc thẩm giữ nguyên. Bốn quan chức khác của PIP cũng bị kết án tù nhưng với bản án nhẹ hơn.
Phẫu thuật thẩm mỹ 'lên ngôi' mùa COVID-19
Khi mọi người không có nhiều thời gian cũng như cơ hội nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt của nhau thì đó là thời điểm hoàn hảo để những ai có nhu cầu làm đẹp có thể sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.
Đó cũng là lý do tại sao xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ trở thành "một phần tất yếu của cuộc sống" trong mùa dịch COVID-19.
Thời gian dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chính là thời điểm hoàn hảo để những ai có nhu cầu làm đẹp có thể sử ụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh minh họa: worldnewj.com
Theo bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ Melissa Doft làm việc tại Manhattan, New York (Mỹ), trước khi dịch COVID bùng phát, thời gian luôn là một vấn đề khi mọi người nghĩ tới việc phẫu thuật thẩm mỹ vì họ sẽ phải sắp xếp để xin nghỉ làm một thời gian. Sự bùng phát của dịch COVID-19 cùng quy định phải đeo khẩu trang ở các địa điểm công cộng và nhiều người đang làm việc từ xa đã khiến nhu cầu đối với các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ tăng mạnh.
Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, thành phố New York đã rơi vào tình trạng bị phong tỏa do số ca mắc COVID tăng cao. Giống như phần lớn người dân ở thành phố này, nữ diễn viên 25 tuổi có tên Jocelyn đã trải qua gần ba tháng dịch bệnh ở giai đoạn cao điểm khiến cuộc sống ngày càng tù túng. Sau khi các quy định phong tỏa được nới lỏng, cô nhận thấy không chỉ trọng lượng cơ thể gia tăng mà dường như bản thân còn "quên" mất cách tiêu tiền. Jocelyn thừa nhận rằng việc ăn quá nhiều và nằm dài trên ghế sofa chỉ để xem các bộ phim và chương trình truyền hình trên Netflix khiến cơ thể trì trệ trông thấy.
Jocelyn cho biết trước đây mặc dù là một người phụ nữ nhỏ nhắn song cô vẫn cảm thấy chưa hài lòng về một số điểm trên cơ thể mà ngay cả chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn vẫn không thể khắc phục được. Vì vậy, với số cân nặng vượt tầm kiểm soát trong khi số dư trong tài khoản ngân hàng gia tăng, Jocelyn đã tìm đến vào phẫu thuật thẩm mỹ ngay khi có thể. Jocelyn đã sử dụng loại hình phẫu thuật thẩm mỹ bằng AirSculpt, một phương pháp tạo đường nét cơ thể thay thế cho việc hút mỡ. Sau khi trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, Jocelyn đã có thể đi quay một quảng cáo hai ngày và có cuộc hẹn với "người ấy" vì cô đã cảm thấy tự tin hơn nhiều vào vẻ ngoài của bản thân.
Khi lệnh phong tỏa được áp dụng tại phần lớn các bang của nước Mỹ vào đầu năm 2020, các dịch vụ không thiết yếu thuộc nhóm lĩnh vực đầu tiên phải đóng cửa bao gồm cả dịch vụ thẩm mỹ và điều trị da liễu. Vào giữa tháng 3/2020, tại các thành phố trung tâm như New York và Los Angeles, các hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp từ bơm Botox để xóa nếp nhăn, thu gọn khuôn mặt cho đến nâng mông đều bị gián đoạn. Vì vậy, khi các thẩm mỹ viện dần dần được cho phép mở cửa trở lại sau đó 3 tháng, nhu cầu làm đẹp của các khách hàng đã tăng mạnh sau khi bị "dồn nén" trong thời gian áp dụng lệnh phong tỏa.
Tiến sỹ Aaron Rollins hiện đang điều hành một mạng lưới các cơ sở thẩm mỹ trên khắp nước Mỹ có thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ như Jocelyn đã trải qua. Tiến sỹ Rollins cho biết nhu cầu đối với các dịch vụ thẩm mỹ tại hệ thống cơ sở chăm sóc sắc đẹp của ông trong tháng 7/2020 cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chi nhánh đầu tiên trong hệ thống các cơ sở thẩm mỹ của ông được mở cửa trở lại là tại bang Atlanta và Texas vào cuối tháng 4/2020 trong khi chi nhánh cuối cùng được hoạt động trở lại là ở New York. Rollins thậm chí phải thuê thêm nhân viên hành chính để giúp xử lý lượng hồ sơ chất đống của các khách hàng đăng ký tư vấn về phẫu thuật thẩm mỹ. Ông cho biết tháng 7 vừa qua là tháng bận rộn nhất trong lịch sử 9 năm hoạt động của công ty.
Trong khi đó, Tiến sỹ Tracy Pfeifer, một bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ làm việc ở Manhattan và Long Island, New York, nhận thấy sự gia tăng đặc biệt về nhu cầu thu nhỏ ngực, nhất là ở những phụ nữ trẻ. Theo ước tính của Tiến sỹ Pfeifer, lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ làm đẹp này hiện cao hơn khoảng 25% so với một năm trước đó.
Ngoài ra, không phải mọi bệnh nhân phẫu thuật thẩm mỹ trong giai đoạn dịch COVID-19 đều là những người nổi tiếng với tài chính dư dả. Kelly, một nhân viên lễ tân 42 tuổi ở Rockland County, New York, đã trải qua nhiều thủ thuật thẩm mỹ ngay khi các phòng khám mở cửa trở lại, bao gồm phẫu thuật căng da bụng, cắt bỏ da thừa, hút mỡ và nâng ngực. Kelly cho hay đã tiết kiệm được tiền trong giai đoạn dịch bệnh vì không thể đi du lịch và chi tiêu. Chính số tiền để dành và trợ cấp thất nghiệp đã giúp Kelly đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ thẩm mỹ mà cô sử dụng.
Sự gia tăng về nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ tại Mỹ là điều rất bất ngờ giữa bối cảnh tình hình kinh tế của nước này gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý II/2020 giảm 32,9%, mức giảm sâu nhất kể từ năm 1947, gấp gần bốn lần so với quý tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Tuy nhiên, một số bác sỹ làm việc trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ cho rằng thời gian còn lại của năm 2020 có thể sẽ còn chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ hơn nữa của nhu cầu làm đẹp bản thân của người dân tại "xứ Cờ hoa".
Các yếu tố cần lưu ý giúp bạn lựa chọn địa điểm phẫu thuật thẩm mỹ uy tín Phẫu thuật thẩm mỹ hiện đang là xu hướng giúp những ai muốn tìm được sự trọn vẹn và hoàn hảo nhan sắc ở xã hội hiện đại. Các thẩm mỹ viện mọc lên như "nấm" đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng cũng chính vì lý do này khiến khách hàng rất khó để lựa chọn 1 thẩm mỹ viện uy...