Hơn 40 hộ lấn chiếm bờ kênh mở quán nhậu
Hàng chục hộ dân tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM đã cùng nhau lấn chiếm hành lang bờ kênh An Hạ để mở quán nước, quán nhậu gây phiền hà cho người dân trong khu vực.
Theo phản ánh của nhiều hộ dân nơi đây, tình trạng người dân lấn chiếm hành lang bờ kênh An Hạ đã diễn ra hơn 2 năm nay. Nhiều hộ dân sau khi lấn chiếm được phần đất đã công khai dựng chòi, nhà tạm để bán nước, một số khác thì đem bàn ghế ra để phục vụ việc bán quán nhậu.
Nhiều quán nhậu mọc lên trên bờ kênh An Hạ
Theo ghi nhận của PV Dân trí trong những ngày gần dây, dọc tuyến kênh An Hạ phía bên đường An Hạ đoạn từ cầu Xáng trở vào trong khu dân cư, có hàng chục quán mới cũ đang đua nhau mọc lên.
Những quán cũ thì được xây dựng, san lấp đất đá, đổ bê tông và dựng mái che để phục vụ việc kinh doanh. Riêng những quán đang trong giai đoạn hình thành cũng được người dân cắm những đoạn cừ tràm xuống và đổ đất đá để lấn ra sông.
Quán nhậu này mở nhạc rất ồn ào vào ban đêm (ảnh chụp lúc 22h30 tối 29/6)
Điều đặc biệt là vào ban ngày, các quán này chỉ để vài bộ bàn ghế nhằm qua mặt cơ quan chức năng. Tuy nhiên vào ban đêm thì những địa điểm này trở thành khu ăn nhậu chính hiệu với lượng khách ra vào rất đông đúc.
Video đang HOT
Theo phản ánh của người dân, các quán này đều mở nhạc rất lớn và hoạt động đến khuya, có lúc qua 0h gây phiền hà cho người dân địa phương.
Khoảng 22h tối 29/6, PV Dân trí có mặt tại khu vực đường An Hạ để ghi nhận tình trạng này. Tại đây, chúng tôi ghi nhận có hàng loạt quán ốc, quán nhậu vẫn mở nhạc ầm ầm, bên trong quán nhiều thực khách ăn chơi múa hát rất ồn ào.
Ban ngày thì chỉ là những mảnh đất trống như thế này để qua mặt cơ quan chức năng
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Hai, cho biết, cách đây 2 tháng UBND xã có tiến hành kiểm tra và cưỡng chế các hộ dân nơi đây về hành vi xây dựng lấn chiếm hành lang kênh An Hạ. Tuy nhiên đến nay người dân tiếp tục lấn chiếm trở lại.
Theo ông Dũng, kênh An Hạ do Công ty quản lý dịch vụ Khai thác thủy lợi thành phố quản lý. Hiện có hơn 40 trường hợp người dân tự ý xây dựng, lấn chiếm, kê bàn ghế để mua bán, sinh hoạt dọc bờ kênh An Hạ. Diện tích mà mỗi hộ ở đây lấn chiếm là khoảng vài chục mét vuông.
Nhiều vị trí mới đang tiếp tục cắm cừ để lấn ra sông
“Thời gian tới, UBND xã sẽ phối hợp cùng Công ty quản lý dịch vụ khai thác thủy lợi thành phố để kiểm tra về các nội dung như: Giấy phép kinh doanh, an toàn vệ sinh thực phẩm, và việc lấn chiếm kênh rạch để tiến hành xử lý cụ thể”, ông Dũng cho biết thêm.
Đình Thảo
Theo Dantri
Ăn thịt chó, hãy coi chừng
Mặc nắng mưa, ruồi nhặng, bụi đường mù mịt, các sạp thịt chó tại khu vực đường Phạm Văn Hai, chợ Xóm Mới (TP.HCM)... vẫn ngày ngày phơi ra hè phố.
Ảnh minh họa
Tại những nơi này, người ta bán chó tươi, chó chết ươn lẫn lộn. Người ghiền thì ghé vào. Người không chịu nổi thì bịt mũi, nhăn mặt...
Chợ thịt chó bên đường
Những con chó được giết mổ, cắt bỏ đầu và xẻ làm đôi ngang bụng... Mới 9h, chúng tôi đã chứng kiến cảnh tượng này ở quầy thịt chó bên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình. Cứ chốc chốc khách lại tấp vào hỏi mua với giá 100.000 đồng/kg. Bà chủ tiệm thịt chó cho biết: "Mua nguyên con cũng bằng giá đấy. Bỏ mối thì 95.000 đồng/kg".
Theo bà này, chó được nhập về từ các tỉnh. Khi chúng tôi hỏi mua số lượng lớn, bà dè chừng: "Mùa này mưa nên không có hàng. Mua ăn 2-3 kg thì được". Gần đấy, một người bán khác lại mau mắn: "Được thôi, mỗi ngày lấy mấy chục ký hay bao nhiêu? Tối gọi điện thoại đặt, mai ra lấy".
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua nguyên con, bà chủ một sạp thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (quận 12) lôi từ tủ đá ra một con chó loại 3 kg được cạo sạch lông, cắt chân, mổ bụng với giá 110.000 đồng/kg. Hỏi con to hơn, bà tiếp tục lôi thêm hai con nữa. Trong tủ lạnh, chúng tôi thấy còn hai con loại 5-7 kg đã làm sạch. Vừa đặt con chó lên bàn, bà này phân trần: "Giết từ trưa, mưa gió nên phải cất vào. Hàng này khỏi chê, là hàng lồng (chó nuôi lấy thịt) từ Tây Ninh".
Để nâng giá cho "hàng lồng", bà chủ chỉ số thịt chó khác trên bàn, vạch miếng thịt có tụ máu bầm, nách chó có một lỗ sâu, miếng da xung quanh bị rách, toàn bộ da ngả vàng, rồi thẳng thừng nói: "Đây là hàng của mấy thằng ăn cắp".
Tiếp đó, bà vạch một miếng thịt trông rất tươi nói mua hàng chích điện, nhưng còn mới thì da hồng chứ không trắng bệch như chó chết lâu ngày. Chúng tôi năn nỉ bớt giá. Bà nói rằng hỏi hàng tuyển nên bà mới mang ra. Còn loại chó bị chích điện ban đầu nói giá 110.000 đồng/kg nhưng trả bao nhiêu cũng bán.
Chiều 20/6, tại điểm mua bán chó của một bà chủ trên đường hương lộ 3, giáp ranh giữa quận Bình Tân và quận Tân Phú, có nhiều lồng sắt chứa hàng chục con chó. Ở đây bán nguyên con, ai mua mới làm thịt. Giá chó sống 80.000 đồng/kg. Bà này nói không nên ăn hàng giá rẻ bởi có thể là chó bị bả. Mà loại bả chó thường có xuất xứ Trung Quốc rất độc, chó chỉ ngậm bả vô miệng là chết liền.
Bà này còn cho biết thêm giá chó sống giờ khá cao, thu mua lại của những tay mua dạo với giá 65.000 đồng/kg, chưa kể mỗi con chó sống được bơm thêm mấy lít nước. "Hàng ngon, hàng mắc tiền thì không sợ gì hết" - bà này quảng cáo.
Bà Nhung, bán nước giải khát dưới chân cầu An Hạ (huyện Hóc Môn), cho biết tầm 15h-16h, dân thu gom chó dạo đi xe máy chở các lồng chó thu mua từ Củ Chi và các vùng lân cận về tập kết dưới chân cầu. Họ bơm thẳng nước dưới sông vào bụng chó trước khi bán để tăng trọng lượng. Bà này kể thêm cách đây một tháng, nhà có con chó bị tiêu chảy. Biết không cứu được nên bà ngoắt ông chở chó chạy ngang, con chó nặng hơn chục ký chỉ bán 200.000 đồng.
Thơm, thối trong quán nhậu
Tại khu chợ thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (quận 12), chúng tôi gặp ông Hương với bịch thịt chó nặng hơn 5 kg trên tay. Ông kể quán nhậu của ông bán nhiều món, trong đó có thịt chó. Ông này cho hay thịt gà, vịt cần phải có giấy tờ kiểm dịch, nhưng với thịt chó thì ông chưa nghe nói bao giờ. "Thịt chó tui mua mấy sạp ở ngoài về bỏ tủ lạnh. Khi khách kêu thì tôi rã đông rồi làm mồi nhậu. Cứ bán hết tui lại ra sạp mua vài ký" - ông Hương cho biết.
Mới đầu giờ chiều nhưng quán cầy tơ trên đường Phạm Văn Bạch, quận Tân Bình đã có khách. Bên ngoài quán chỉ bày biện vài bộ bàn ghế cũ. Khu vực chế biến chật hẹp với nồi, xoong, chậu rửa bày kín lối đi. Bà chủ quán tay cầm chiếc đũa lớn vớt bộ dồi ra khỏi chiếc chảo lớn, dầu đen kịt sôi sùng sục. Một ngày quán này bán hết 2-3 con. Hỏi nguồn gốc chó, cũng như thịt chó được kiểm dịch chưa, bà chỉ ậm ừ cho qua mà không giải thích.
Chúng tôi ghé một quán thịt chó khác trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp). Nhân viên quán đang sơ chế chân chó. Hàng chục chiếc chân chó sau khi được thui bằng bã mía chất cả trong thau nhôm lớn. Một người dùng chiếc kéo gắp than tổ ong được nung đỏ phần mũi ấn vào các kẽ chân chó cho biết: "Làm vậy chân sẽ không bị cháy. Thịt sẽ bớt mùi hôi". Người làm bếp kể một ngày bán được 50-60 kg thịt. Buổi tối, khách rất đông, hơn cả trăm người. Nguồn thịt chó cung cấp cho quán là chó giao tận nơi, có lúc lấy từ các lò giết mổ trên đường Lê Đức Thọ.
Kéo tấm áo mưa còn đọng đầy nước mưa, chủ một sạp bán thịt chó ở gần chợ Xóm Mới cho chúng tôi xem thịt chó đã được chế biến có màu vàng ươm. Số thịt này đặt bên cạnh đống dao thớt cũ mèm và những vụn thịt sống còn bám mảng trên bàn. Thịt sống và thịt qua chế biến đều cùng một mức giá 100.000 đồng/kg. Khi được hỏi thịt chó qua kiểm dịch chưa, chủ quán vừa nói vừa lấy tay xua xua: "Chó thì biết bao nhiêu quán bán, làm gì có kiểm dịch, chó này nhà tự làm!".
Theo Tuổi trẻ
Vụ thảm án chém chết vợ con gây chấn động Hải Dương Rạng sáng ngày 3/5, trong lúc đang say giấc nồng thì bà V. và cậu con trai đã phải bỏ mạng bởi hàng loạt những vết chém của chính người chồng, người cha của mình. Mặc dù biết chồng có những biểu hiện tâm lý không bình thường, như thường xuyên quậy phá nhưng gia đình bà V. do kinh tế eo hẹp,...