Hơn 3.600 phương tiện đường thủy vi phạm bị xử phạt
Công tác kiểm tra bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa được triển khai trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong 3 ngày.
Thiếu tướng Trần Quốc Trung, Phó Cục trưởng Cục CSGT, trưởng đoàn liên ngành tại buổi làm việc với Sở GTVT Bình Dương
Sáng 20/10, đoàn liên ngành gồm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát Giao thông cùng các ngành chức năng triển khai kế hoạch kiểm tra thực tế một số khu vực có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông, vận tải hành khách đường thủy nội địa và các Cảng thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM.
Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành do Thiếu tướng Trần Quốc Trung, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông dẫn đầu.
Trước đó, đoàn liên ngành đã kiểm tra tại địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Tại Đồng Nai, đoàn liên ngành kiểm tra trực tiếp tại các bến thủy nội địa và bến khách ngang sông, nghe báo cáo của các đơn vị.
Video đang HOT
Đoàn liên ngành kiểm tra tại Cảng ICD Tây Nam, quận Thủ Đức, TP.HCM
Không tuân thủ quy định an toàn lao động trong hoạt động xếp dỡ container tại cảng thủy nội địa.
Tại tỉnh Bình Dương, đoàn liên ngành kiểm tra phương tiện thủy nội địa, đơn vị kinh doanh vận tải, kiểm tra vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm của phương tiện và xử lý vi phạm hành chính.
Ông Nguyễn Chí Hiếu, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết, theo kế hoạch, đoàn công tác sẽ phối hợp thực hiện một số nội dung như công tác quản lý, cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, công tác đăng ký, đăng kiểm, tuần tra kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT.
Theo Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020, Cục đã triển khai thực hiện các chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, của Bộ Giao thông vận tải… Theo đó, Cảng vụ đường thuỷ nội địa đã kiểm tra làm thủ tục cho 205.357 lượt phương tiện, xử phạt 3.630 trường hợp vi phạm.
Các lực lượng thanh tra, Cảng vụ đã triển khai 161 cuộc kiểm tra, phát hiện 3.754 trường hợp vi phạm đã xử phạt 3.064, trường hợp vi phạm hành chính với số tiền xử phạt 3.657 triệu đồng, ngoài ra tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm ATGT đường thuỷ nội địa tại các tỉnh phía Bắc.
Dự kiến đoàn liên ngành sẽ kiểm tra công tác ATGT đường thủy nội địa khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương hết ngày 21/10.
Có thể chấm điểm cơ sở và giáo viên dạy lái xe
Nếu được giao nhiệm vụ quản lý đào tạo lái xe, cảnh sát giao thông sẽ chấm điểm cả người dạy lái xe dựa trên chất lượng đầu ra như có bằng rồi, bao nhiêu người vi phạm giao thông, bao nhiêu người gây tai nạn.
Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó cục trưởng Cục CSGT.
Ngày 29/9, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) tổ chức họp, thông tin về Dự án Luật Bảo đảm trật tự, An toàn giao thông đường bộ". Trong đó, Dự án Luật đưa ra phương án chuyển việc đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe về Bộ Công an.
Theo Cục CSGT - đơn vị xây dựng Dự án Luật, khi chuyển giao nhiệm vụ quản lý người điều khiển phương tiện giao thông từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sang Bộ Công an sẽ ít khó khăn trong điều chỉnh cán bộ, công chức.
Lý do, hiện chỉ có 650 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Vụ Quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục Đường bộ cùng 63 phòng thuộc Sở GTVT các địa phương. Trong đó, có 600 người được cấp thẻ sát hạch viên.
Cục CSGT cho rằng, khi chuyển giao nhiệm vụ sang Bộ Công an, về biên chế chỉ cần sắp xếp liên quan 650 cán bộ nói trên, việc bố trí lại nhiệm vụ sẽ không gặp khó khăn.
Khi chuyển giao cũng chỉ làm tăng nhiệm vụ của lực lượng công an, không làm tăng biên chế; quá trình này sẽ được kết nối, đồng bộ chủ yếu qua phần mềm nên không gây tốn kém lớn về kinh phí.
Nếu được chuyển giao, lực lượng công an sẽ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe theo quy định về kinh doanh dịch vụ có điều kiện, công khai trong đánh giá hiệu quả.
Thông tin rõ hơn, Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó cục trưởng Cục CSGT khẳng định: "Quan điểm của Bộ Công an là gắn trách nhiệm và trách nhiệm này rất nặng nề nếu Chính phủ và Quốc hội giao cho chúng tôi vì đây là vấn đề quản lý an toàn, không phải hành chính đơn thuần".
Đại tá Bình chia sẻ, nếu được giao quản lý việc cấp phép lái xe, ngành công an sẽ báo cáo Chính phủ để tiếp tục thực hiện đầu tư xã hội hóa, đẩy mạnh công khai, minh bạch hơn; gắn từng cơ sở đào tạo, từng giáo viên với chất lượng đầu ra, công khai dữ liệu này.
"Sẽ sắp xếp chất lượng giáo viên từ cao xuống thấp như cơ sở A có 100 giáo viên, phải xem sản phẩm đầu ra của ông thế nào, bao nhiều người vi phạm, bao nhiêu người gây tai nạn để xếp hạng" - ông Bình nói.
Vị Phó cục trưởng cũng cho rằng, cần nâng cao chất lượng giáo viên đào tạo lái xe và sát hạch viên tránh tình trạng: "Hiện nay, việc nâng hạng bằng lái xe căn cứ việc phải đi bao nhiêu km an toàn nhưng thế nào là km an toàn, ai cung cấp số liệu này?... Tới đây phải đào tạo lái xe chuẩn quốc tế như người ta dạy lên xe phải gõ giầy vào nhau, rơi hết đất ra mới lên".
Khuyến cáo: Không đi qua tuyến đường ngập sâu tại Quảng Bình và Hà Tĩnh Lực lượng Cảnh sát giao thông khuyến cáo người tham gia giao thông không điều khiển phương tiện đi qua các điểm đường ngập sâu tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, để tránh nguy hiểm Nước trên sông Nhật Lệ lên cao, tràn vào gây ngập các tuyến đường ven sông ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Ảnh: Võ Dung - TTXVN...