Hơn 3.300 tỷ đồng cổ phiếu Vinamilk trao tay trong vòng 1 phút, tỷ phú Thái ra tay?
Với khối lượng lớn đó, người mua “khớp” nhất có lẽ là F&N Dairy Investment khi tổ chức này vừa đăng ký mua 21,7 triệu cổ phiếu VNM trong thời gian từ ngày 08/12/2017 – 05/01/2018.
Giao dịch này được thực hiện giữa các nhà đầu tư ngoại với nhau.Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 22/12/2017 bất ngờ xuất hiện những giao dịch thỏa thuận rất lớn của cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk tại mức giá 203.000 đồng. Chỉ trong vòng 1 phút, gần 17 triệu cổ phiếu được trao tay, giá trị thỏa thuận của VNM lên tới hơn 3.300 tỷ đồng, đẩy giá trị giao dịch toàn sàn HOSE lên 5.623 tỷ đồng.
Với khối lượng lớn đó, người mua “khớp” nhất có lẽ là F&N Dairy Investment khi tổ chức này vừa đăng ký mua 21,7 triệu cổ phiếu VNM trong thời gian từ ngày 08/12/2017 – 05/01/2018 để nâng khối lượng sở hữu lên 259,2 triệu cổ phiếu tương đương 17,86%.
Nếu đây là giao dịch của F&N, có thể thấy đó cũng là lần đầu tiên tổ chức này mua VNM quyết liệt và thuận lợi như vậy. Những tháng trước đó, khi VNM mới “chỉ” có mức giá dưới 160.000 đồng, F&N đã liên tục đăng ký mua nhưng đều không thành công do đánh giá mức giá không phù hợp. Sau cuộc đấu giá của SCIC vào tháng 11, sự xuất hiện của “tay chơi” Platinum Victory với sự “chịu chi” dành cho VNM đã khiến giá cổ phiếu này tăng liên tục lên trên 200.000 đồng/cp.
Video đang HOT
Mai Linh
Theo Trí thức trẻ
SCIC có thể thu về ít nhất 18.300 tỷ đồng từ bán vốn Vinamilk năm nay?
Với thị giá đóng cửa của cổ phiếu VNM là 140.000 đồng/cp thì nếu VNM thoái 9% vốn tại doanh nghiệp này, tức lượng bán ra khoảng 130,6 triệu cổ phần, tại mức thị giá này thì giá trị thu về gần 18.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện SCIC thì giá khởi điểm đưa ra đấu giá sẽ phải cao hơn thị giá giao dịch.
SCIC dự kiến sẽ bán 9% vốn sở hữu tại Vinamilk ngay trong 2016 này
Trong danh sách bán vốn được thông qua hồi tháng 4/2016 của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thì năm nay, đơn vị này sẽ thực hiện thoái vốn tại 120 doanh nghiệp. Trong đó, chỉ có 2/10 doanh nghiệp lớn mà Chính phủ yêu cầu thoái vốn có tên trong danh sách, bao gồm: CTCP FPT (FPT) và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC). Tính tới thời điểm cuối năm 2015, SCIC sở hữu gần 24 triệu cổ phần của FPT (tương đương tỷ lệ 6%) và gần 4 triệu cổ phần SGC (tương đương tỷ lệ 50%).
Tuy nhiên, mới đây, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với tinh thần "Nhà nước không bán sữa, bán bia", SCIC tiếp tục công bố sẽ bán 9% cổ phần nắm giữ tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) ngay trong 2016 này còn 9 doanh nghiệp còn lại sẽ được SCIC lên kế hoạch thoái vốn trong năm 2017.
Như vậy, ngoài FPT, SGC và VNM thì SCIC còn nắm giữ 51% cổ phần tại Bảo Minh, 50% cổ phần FPT Telecom; 47% cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM); 40% cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia (VNR); 37% cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP) và 30% cổ phần Nhựa Bình Minh (30%) -thời điểm cuối 2015.
Cổ phần Nhà nước mà SCIC đại diện nắm giữ tại Vinamilk là 541 triệu cổ phiếu tương ứng 45% thời điểm cuối năm 2015, sau khi Vinamilk tăng vốn thì tỉ lệ giảm còn 37,28%. Với kế hoạch trên, đến cuối năm nay, SCIC sẽ chỉ còn 28,28% cổ phần tại Vinamilk.
Với thị giá đóng cửa của cổ phiếu VNM là 140.000 đồng/cp thì nếu VNM thoái 9% vốn tại doanh nghiệp này, tức lượng bán ra khoảng 130,6 triệu cổ phần, tại mức thị giá này thì giá trị thu về gần 18.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện SCIC thì giá khởi điểm đưa ra đấu giá sẽ phải cao hơn thị giá giao dịch.
Theo một đại diện của Bộ Tài chính, giá VNM trên thị trường biến động từng ngày. Đây là một trong những mã lớn có tính chất dẫn dắt thị trường nên việc bán vốn Nhà nước khỏi VNM phải thận trọng. Tuy nhiên, theo thông lệ thì cứ mỗi lần công bố bán vốn Nhà nước khỏi những doanh nghiệp làm ăn tốt như VNM thì giá cổ phiếu lập tức sẽ tăng. Bằng chứng là với thông tin sẽ bán 9% vốn Nhà nước đưa ra ngày 23/9, đóng cửa phiên đó thị giá VNM đã tăng 2.800 đồng, tương ứng 2%. Vì thế, việc bán vốn khỏi VNM được cho là không nên quá vội vàng.
SCIC mới đây cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, số liệu kế toán cho thấy, tại ngày 30/6, SCIC có tổng cộng 71.876,9 tỷ đồng tổng tài sản, con số này đã sụt giảm tới gần 1.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân sụt giảm tổng tài sản đến từ sự giảm sút của tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của SCIC đến cuối tháng 6 là 38.732 tỷ đồng, giảm gần 1.800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm tới hơn 2.500 tỷ đồng, còn 34.914,8 tỷ đồng.
Đồng thời thì nợ phải trả của SCIC cũng giảm đáng kể gần 2.900 tỷ đồng còn 35.300 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nợ ngắn hạn của "siêu tổng công ty" này lại tăng rất mạnh xấp xỉ 1.500 tỷ đồng lên 1.767,1 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp gần 6 lần so với thời điểm cuối năm 2015.
Thể hiện trên số liệu thì sự gia tăng này chủ yếu do thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của SCIC tăng, từ 156 tỷ đồng hồi cuối 2015 lên 1.678,5 tỷ đồng sau 6 tháng (tăng hơn 1.500 tỷ đồng).
Trong 6 tháng đầu năm, SCIC thu về từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn tổng cộng 5.751,7 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn là 4.480,4 tỷ đồng, tăng 21,2%.
Cộng thêm khoản lợi nhuận khác 3,3 tỷ đồng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết hơn 99,3 tỷ đồng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của SCIC đạt 4.583 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ ngân sách, công ty giữ lại 4.067,5 tỷ đồng lãi ròng, tăng 16,7% cùng kỳ 6 tháng 2015.
Bích Diệp
Theo Dantri
SCIC đã hoàn tất chuyển lượng cổ phiếu Vinamilk trị giá gần 9.000 tỷ cho Platium Victory Đây là trọn lô số cổ phần Platium Victory trúng thầu khi SCIC thoái vốn khỏi Vinamilk. Giá trúng thầu 186.000 đồng/cổ phiếu. Theo tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, ngày 23/11/2017 VSD đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng 48.333.400 cổ phiếu VNMcủa CTCP Sữa Việt Nam từ Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước...