Hơn 3.000 tỷ đồng đổ vào thị trường
Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường giao dịch khá sôi động với tổng lượng giá trị chuyển nhượng trên hai sàn đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Sự lên giá đúng lúc của VIC và VNM đã giúp VN-Index giữ được sắc xanh.
Tại sàn TP HCM, ở đợt khớp lệnh đầu tiên, sự rung lắc trên thị trường đã xảy ra khi mà nhiều nhà đầu tư có ý định thực hiện hóa lợi nhuận, vì thế VN-Index giảm 0,39 điểm, xuống 571,21 điểm. Tuy nhiên, sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Đặc biệt, ở phiên chiều, có thời điểm VN-Index lên trên mức 574 điểm.
Sau 1h30, lực cầu chùng xuống, thay vào đó là lệnh bán gia tăng khiến VN-Index tăng chậm lại. Hết đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index cộng 1,68 điểm, lên 573,28 điểm. Đà tăng yếu ớt của thị trường được duy trì đến cuối phiên. Đóng cửa thị trường VN-Index tăng 0,74 điểm, lên 572,34 điểm trong khi VN30-Index giảm 0,31 điểm, về 578,97 điểm.
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Phiên này, giao dịch ở mức tốt với 122,410 triệu cổ phiếu và 2.435 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công, so với mức 123,544 triệu cổ phiếu và 2.248 tỷ đồng hôm qua. HAI là mã có giao dịch tốt nhất với gần 10 triệu cổ phiếu được sang tay, tiếp đến là HPG (7 triệu cổ phiếu), FLC (5,12 triệu cổ phiếu), HAG (4,6 triệu cổ phiếu)…
Cổ phiếu tăng-giảm giá cân bằng, lần lượt là 116 mã và 112 mã. Nhóm cổ phiếu dầu khí và ngân hàng hôm nay yếu thế. Tại nhóm ngân hàng STB, STB và CTG giữ giá, EIB và MBB hạ 100 đồng, VCB hạ 300 đồng.
Ở nhóm đầu khí, GAS giữ giá, PVD giảm 100 đồng, PTL giảm sàn 100 đồng, PXS và PXT tăng lần lượt 200 đồng và 100 đồng.
Một số cổ phiếu lớn xuống giá như DPM, FPT, BVH. Tuy nhiên, thay vào đó, trụ cột VIC tăng 300 đồng, đặc biệt VNM tăng 2.000 đồng. Chính sự lên giá của hai mã này ở gần cuối phiên đã có tác động lớn đến sự đi lên của thị trường phiên hôm nay.
Video đang HOT
Trên sàn Hà Nội, tổng lượng giao dịch đạt 56,463 triệu cổ phiếu, giá trị là 609 tỷ đồng. Như vậy, phiên giao dịch cuối tuần, tổng giá trị chuyển nhượng trên hai sàn đạt hơn 3.000 tỷ đồng-con số khá cao trong các phiên giao dịch gần đây.
Với lực mua chiếm ưu thế, chốt phiên, các chỉ số tại đây đều đi lên: HNX-Index nhích 0,55 điểm, lên 80,24 điểm; HNX30-Index đạt 142,68 điểm, cộng 1,72 điểm; HNX30TRI-Index tăng 2,04 điểm, lên 169,17 điểm; LARGE-Index đạt 110,7 điểm sau khi tăng 1,1 điểm…
Hương Thủy
Theo_Hà Nội Mới
Góc nhìn kỹ thuật phiên 24/2: Có thể điều chỉnh kỹ thuật
Các chỉ báo xu hướng MACD, ADX vẫn phản ứng tích cực với diễn biến hiện tại của chỉ số, trong khi chỉ có số ít các chỉ báo nhạy cảm với biến động như STO, CCI có tín hiệu cảnh báo "quá mua". Do đó, một vài phiên điều chỉnh kỹ thuật nếu có sẽ được đánh giá như là một động thái "lấy đà" trước khu vực kháng cự quan trọng.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 24/2.
CTCK FPT - FPTS
Nối tiếp đà tăng của phiên đầu tuần, VN-Index trong phiên 23/2 đã có sự vận động tích cực ngay từ thời điểm mở cửa, tuy nhiên diễn biến này không được duy trì cho tới cuối phiên. Áp lực bán mạnh xuất hiện khi chỉ số tiếp cận khu vực 565-570 điểm đã khiến cho diễn biến trong ngày không thực sự tích cực như kỳ vọng. VN-Index đóng cửa chỉ giữ được mức tăng nhẹ 0.57 điểm và tạm dừng ở mức 561,28 điểm, chênh lệch khá lớn so với mốc cao nhất tại 567,58 điểm của toàn phiên giao dịch.
Trên đồ thị, nến của VN-Index phiên 23/2 có phần bóng trên khá dài với điểm đóng cửa ở dưới mức mở cửa. Đây là mẫu nến mang ý nghĩa cảnh báo đảo điều chỉnh, đặc biệt là khi nó kèm theo khối lượng khớp lệnh giữ ở mức cao. Sự kết hợp giữa tín hiệu đảo chiều của mô hình nến và tín hiệu của khối lượng giao dịch cho thấy, áp lực bán chốt lời sau nhịp tăng ngắn của VN-Index hiện đang tiềm ẩn tại khu vực cản trên 565-570 điểm và gây khó khăn đối với kỳ vọng nối dài chuỗi phiên tăng giá của chỉ số.
Về chỉ báo, các chỉ báo xu hướng MACD, ADX vẫn phản ứng tích cực với diễn biến hiện tại của chỉ số, trong khi chỉ có số ít các chỉ báo nhạy cảm với biến động như STO, CCI có tín hiệu cảnh báo "quá mua". Do đó, một vài phiên điều chỉnh kỹ thuật nếu có sẽ được đánh giá như là một động thái "lấy đà" trước khu vực kháng cự quan trọng. Về xu hướng, do VN-Index vẫn vận động phía trên đường MA 20 nên kịch bản tăng giá hướng về mục tiêu 580 điểm vẫn đang được bảo lưu. Theo đó, khu vực 540 - 550 điểm sẽ giữ vai trò ngưỡng hỗ trợ mạnh nếu điều chỉnh xảy ra.
Tuy nhiên, để ngưỡng hỗ trợ này phát huy tác dụng, đòi hỏi thanh khoản sẽ phải giữ ở mức thấp trong các phiên giảm điểm. Trong trường hợp chỉ số điều chỉnh nhưng thanh khoản giữ ở mức cao, thì sẽ báo hiệu tâm lý bi quan tăng cường và nhà đầu tư sẽ cần lưu ý nhiêu hơn đến phản ứng của bên mua khi VN-Index lùi về cận dưới của kênh tăng giá kéo dài từ phiên 22/1 đến nay.
CTCK MB - MBS
Về mặt kỹ thuật, thị trường đang giằng co tại vùng kháng cự mạnh 560-565 điểm với VN-Index và 78-79 điểm với HNX-Index. Các chỉ số sẽ tiến hành kiểm nghiệm các vùng kháng cự này trong phiên tới. Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường tại các vùng kháng cự nêu trên và có thể xem xét chốt lời ngắn hạn các mã đã tăng khá để cơ cấu lại danh mục trong các phiên điều chỉnh.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS
Áp lực bán khá mạnh vào cuối phiên đã khiến VN-Index không còn giữ được đà tăng điểm mạnh như đầu phiên giao dịch, mặc dù vậy, chỉ số vẫn giữ thành công trên mốc 560 điểm. Sau khi vượt qua đường MA50, rung lắc đang xuất hiện và chỉ số cần thêm 1-2 phiên retest quanh ngưỡng này, trước khi xu hướng tăng quay trở lại. Theo đó, nếu thanh khoản không sụt giảm và ngưỡng hỗ trợ 560 điểm được duy trì, VN-Index sẽ sớm lấy lại được đà tăng. Các chỉ báo như RSI, MACD, Stochastic Oscillators hiện vẫn đang cho tín hiệu tích cực.
HNX-Index quay đầu giảm điểm sau khi chạm vào MA100. Rung lắc đã xuất hiện khi một số chỉ báo như RSI, Stochastic Oscillators hiện vẫn đang "lưỡng lự" khi vào vùng overbought. Rủi ro điều chỉnh mạnh khó có thể xảy ra khi áp lực bán chủ yếu có lẽ đến từ những giao dịch "chốt lời" ngắn hạn của một bộ phận nhà đầu tư. Do đó, chỉ số có thể đi quanh vùng 78-79 điểm trong vài phiên, trước khi thứ thách lại ngưỡng kháng cự 79,07 điểm, tương đương MA100.
CTCK Đầu tư Việt Nam - IVS
VN-Index đã có 4 phiên tăng liên tiếp và gặp ngưỡng kháng cự mạnh, nên phiên 23/2 dễ hiểu là phiên chốt lời ngắn hạn khi cổ phiếu đủ thời gian T 3 về tài khoản, tuy nhiên, độ rộng của thị trường vẫn tương đối cân bằng và lực bán không phải bằng mọi giá.
Với phiên chốt lời ngắn hạn 23/2, độ biến động lớn, chỉ số đóng cửa gần với mức thấp nhất trong phiên kèm theo khối lượng giao dịch lớn cho thấy, vùng 565-580 điểm là vùng kháng cự mạnh cho thị trường trong thời gian tới. Đường thị trường tiếp tục ở ngoài dải Bollinger Bands, đồng thời đây cũng là ngưỡng Fibonacci 50% nên diễn biến rung lắc được dự báo vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện trong các phiên tới và không loại trừ điều chỉnh. Diễn biến của các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục được củng cố ở trạng thái khá tích cực. Xu hướng tăng điểm trung hạn của thị trường tiếp tục được bảo lưu.
Do vậy, nhà đầu tư không nên mua đuổi giá và chỉ gia tăng tích lũy ở các nhịp điều chỉnh và nên chú ý vào xu hướng dịch chuyển của dòng tiền để lựa chọn nhóm cổ phiếu thích hợp: 1) các doanh nghiệp có khả năng nới room cao, 2) các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý IV cũng như triển vọng kinh doanh năm 2016 tốt.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
HNX-Index quay đầu giảm, VN-Index tiếp tục đi lên Thị trường cổ phiếu niêm yết, HNX-Index đóng cửa tại mức 78,2 điểm, giảm 0,07 điểm (-0,09%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng cộng có hơn 48,8 triệu CP được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt hơn 519,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 83 mã tăng, 73 mã đứng giá và 108 mã giảm giá. Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,4 điểm...