Hơn 300 người ngộ độc gỏi hải sản: Bất ngờ những lý do gây ngộ độc hải sản và lưu ý khi ăn hải sản bạn đừng quên
Mới đây hơn 300 người ở Đắk Lắk đã bị ngộ độc tập thể vì món gỏi hải sản. Hải sản là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng nếu không muốn bị ngộ độc hải sản cần tránh những điều dưới đây.
Sang 1/8, Sở Y tế Đắk Lắk cho biêt đã có kết qua xác định được nguyên nhân gây ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tại 2 tiệc cưới khiến 352 người phải nhập viện câp cưu la do 2 loại vi khuẩn có trong món gỏi hải sản gây ra.
Trước đó, cơ sơ kinh doanh tiêc cươi Gia Chánh Văn On va Gia Chánh Diệu Phú, đêu ơ huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk có nấu đám cươi tô chưc tai huyên Buôn Đôn va Krông Buk (Đăk Lăk) ngay 13/7. Sau khi ăn tiệc, hơn 300 ngươi phai nhâp viên vơi triêu chưng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu … Cơ quan chức năng đã lấy mẫu thực phẩm và mẫu bệnh phẩm. Kết quả xác định cho thấy, nguyên nhân gây ngô đôc la do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Salmonella spp co trong gỏi hải sản.
Hơn 300 người tại Đắk Lắk nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiệc cưới. Ảnh Vietnamnet
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ ngộ độc từ hải sản. Trên các phương tiện truyền thông, những ca tử vong do ngộ độc hải sản thường xuyên xuất hiện.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc thực phẩm xuất phát từ hai nguy cơ. Trước tiên do độc tố có sẵn ở trong thực phẩm, ngộ độc thường xảy ra khi ăn các loại hải sản lạ. Thứ hai là các loại hải sản giàu đạm nguy cơ nhiễm vi khuẩn càng cao. Khi chế biến, bảo quản không đảm bảo thì thực phẩm dễ nhiễm vi khuẩn, ôi thiu hơn. Ăn phải ngộ độc dễ xảy ra chứ chưa nói đến việc sử dụng các món ăn từ hải sản tươi sống như gỏi.
Ở trong các loại hải sản đều tồn tại loại vi khuẩn vibrio para haemolyticus có khả năng gây bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này sẽ sinh sôi nhanh chóng trong hải sản vừa bắt lên và càng tăng lên nếu để lâu chưa chế biến.
Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn hay tiêu chảy khi ăn hải sản sống còn dễ bị sán, trùng kí sinh trong hải sản nếu ăn sống hoặc không được nấu chín. Các món gỏi nguy nguy cơ tiềm ẩn cao hơn. Món gỏi hải sản đã qua chế biến vẫn còn đến 85% ấu trùng lá gan còn sống sót.
Đối với trẻ nhỏ, Ths.BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh Dưỡng quốc gia) cho rằng dù hải sản tốt cho trẻ nhưng khi ăn vẫn cần thận trọng. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Bởi vậy cần tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại hải sản chế biến chưa kĩ như gỏi hải sản, hay cho trẻ thử những loại lạ. Với loại thông thường cũng cần tập cho trẻ ăn thử một ít quen dần. Các loại có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… không được cho ăn. Các biện pháp chế biến thông thường, đun ở nhiệt độ cao các loại độc tố cũng không bị phá hủy.
Để tránh ngộ độc, gây hại tính mạng khi ăn hải sản mọi người cần tránh:
Ăn hải sản đã chết: Các loại hải sản đã chết thường chứa độc tố histamin. Hải sản chết càng lâu, lượng histamin sinh ra càng nhiều. Khi ăn vào dễ dị ứng, ngộ độc rất nguy hiểm.
Ăn đồ vitamin C sau khi dùng hải sản:
Sau khi ăn hải sản, ăn luôn các loại hoa quả dễ gây ra tình trạng phản ứng trong dạ dày khiến cơ thể không những không hấp thụ được protein mà còn có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa. Nhất là ăn những hải sản có vỏ giáp xác như tôm, cua, nghêu, ốc, sò,…chứa hàm lượng asen pentavenlent cao khi ăn với những hoa quả hoặc vitamin C cao có thể tạo thành chất độ gây ra ngộ độc cấp, thậm chí tử vong.
Chế biến lại:
Dù được bảo quản trong tủ lạnh, các món ăn từ hải sản vẫn không đảm bảo sẽ đủ an toàn để bạn có thể hâm nóng lại và dùng vào ngày hôm sau.
Bộ Y tế khuyến cáo trong trường hợp ngộ độc hải sản cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách gây nôn. Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng, nước sắc lá sim, lá ổi… để bù nước, cầm đi lỏng, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để kiểm tra, kịp thời xử lý.
Thực hiện biện pháp ăn chín, uống sôi hay ngay món lẩu hải sản khi dùng cũng cần nhúng cho hải sản chín kỹ rồi hãy ăn là biện pháp an toàn tránh ngộ độc. Nếu ăn hải sản mới chín tái, nguy cơ mắc bệnh vẫn còn nguyên.
Đối với những hải sản lạ, chưa từng ăn phải rất thận trọng, vì trong đó có thể chứa chất độc nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được. Với món gỏi hải sản, khi chế biến cần sơ chế kĩ trước khi làm. Tốt nhất nên dành thời gian để diệt vi khuẩn qua nước đun sôi từ 5-6 phút để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Hà My
Theo giadinh.net.vn
Ăn sá sùng biển, nam thanh niên bị sốc phản vệ
Bệnh nhân Đ.A.D. (nam, 26 tuổi, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng - một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân D. cho biết có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.
Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.
Xét nghiệm phân tích máu cho thấy các chỉ số bạch cầu lympho, men gan, và dị ứng đều tăng. Vì vậy, bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.
Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.
Trước sự nguy kịch đó, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, duy trì bơm tiêm điện Adrenaline tĩnh mạch và các thuốc cấp cứu khác, thở oxy qua mask, theo dõi huyết áp trên màn hình monitor. Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng có đặc điểm chung là xuất hiện nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Thường do nguyên nhân phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu phản vệ thường xuất hiện rất nhanh, đột ngột từ vài phút đến vài giờ sau tiếp tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, bị côn trùng đốt, hay sau khi ăn thức ăn lạ.
BSCKI Nguyễn Minh Thắng - Phó Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: "Tỉ lệ dị ứng ở trong cộng đồng rất cao. Phản ứng dị ứng là một phản ứng nặng và có thể chuyển độ rất nhanh từ nặng lên nguy kịch hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra nhiều trường hợp còn xuất hiện phản vệ pha 2, tức là lại rơi vào tình trạng phản vệ sau đó dù đã được xử lý cấp cứu ổn định. Như trường hợp bệnh nhân D., này, từ phản vệ mức độ nặng (độ II) chuyển rất nhanh thành sốc phản vệ (độ III) và tiếp tục xảy ra phản vệ pha 2 ngay trong tối hôm đó".
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.
Phòng ngừa dị ứng và sốc phản vệ bằng cách nào?
Để phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ, bạn hãy lưu ý những nguyên tắc sau:
- Nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn thuốc. Ngoài ra, hãy luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng trong người.
- Khi đang dùng thuốc, nếu xuất hiện cảm giác bất thường như bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi, khó thở,... hãy nói ngay với bác sĩ để dừng lại và xử lý kịp thời.
- Tất cả các bệnh nhân nếu sử dụng thuốc tiêm - truyền nên được nhập viện nội trú hoặc theo dõi sau tiêm truyền thuốc tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo dõi và xử lý phản vệ.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc, tiêm truyền thuốc tại nhà.
- Không ăn các thức ăn đã từng gây dị ứng, phản vệ.
Theo infonet
Cao điểm nắng nóng, cao điểm du lịch: Đề phòng thực phẩm bẩn Vụ việc hơn 50 du khách ngộc độc sau khi ăn tại một nhà hàng hải sản vừa qua tại Thanh Hóa là hồi chuông cảnh báo các nhà hàng, cơ sở kinh doanh du lịch, các gia đình cần đặc biệt chú ý đảm bảo công tác an toàn thực phẩm, tránh hậu quả đáng tiếc. Mùa hè, nhu cầu đi du...