Hơn 283 ha xoài Đăk Gằn đạt chứng nhận VietGAP, nông sản Đăk Nông ra thị trường lớn
Ngày 17/7, Hội Nông dân tỉnh Đăk Nông tổ chức hội nghị công bố kết quả xây dựng vùng sản xuất xoài đạt chứng nhận VietGAP tại xã Đăk Gằn, huyện Đăk Mil.
Vài năm gần đây, giá xoài tương đối ổn định nên người dân ở xã Đăk Gằn có xu hướng chuyển đổi các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê sang trồng xoài (huyện Đăk Mil có khoảng 500ha xoài, chủ yếu tập trung tại xã Đăk Gằn).
Qua khảo sát thực tế, tháng 9/2019, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đăk Nông đã đầu tư Dự án xây dựng vùng sản xuất xoài bền vững đạt chứng nhận VietGAP trên địa bàn xã Đăk Gằn và vùng trồng xoài lân cận của tỉnh Đăk Nông.
Sản xuất xoài theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP tại HTX Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Xoài Đăk Gằn. Ảnh: P.L
Tham gia dự án, các nông hộ được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất xoài để tăng năng suất và giảm chi phí đầu vào.
Theo đại diện Công ty TNHH Tăng Trưởng Xanh Toàn Cầu – đơn vị tư vấn thực hiện dự án, năng suất xoài đạt chứng nhận VietGAP tại Đăk Gằn dự kiến sẽ tăng khoảng 10%, tương đương 0,7 tấn/ha/năm. Chi phí sản xuất dự kiến giảm khoảng 5%, tương đương 3 triệu đồng/ha/năm.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh Đăk Nông còn thực hiện Dự án đăng ký mã số vùng trồng P.U.C xoài Đăk Gằn cho 70 nông hộ. Việc cấp mã số vùng trồng cho xoài Đăk Gằn không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Đồng thời giúp người trồng ý thức được quy trình sản xuất có liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
Kết quả thực hiện dự án, ngày 24/12/2019, Tổ chức chứng nhận VSCB Việt Nam đã cấp chứng nhận VietGAP cho Hội xoài VietGAP Đăk Gằn, gồm 196 nông hộ với diện tích 283,5ha. Sản lượng xoài VietGAP dự kiến sẽ đạt 2.195 tấn/năm.
Tại Hội nghị công bố kết quả xây dựng vùng sản xuất xoài đạt chứng nhận VietGAP, bà Nguyễn Thị Thành Thực – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho rằng: “Mã vùng trồng sẽ bảo vệ cho người nông dân tại địa phương về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thương hiệu xoài. Từ đây cũng đặt trách nghiệm cho người dân là tiếp tục hoàn thiện sản xuất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tốt hơn”.
Video đang HOT
Đánh giá về kết quả thực hiện dự án, ông Trương Thanh Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông nhấn mạnh: “Chứng nhận VietGAP là tài sản quý, là điều kiện cần thiết để đưa nông sản của Đăk Nông ra thị trường lớn đang rộng mở”.
Cà Mau: Cả xóm khóc ròng vụ thương lái nợ 1,3 tỷ tiền lúa "mồ hôi nước mắt".
Liên quan đến vụ việc thương lái nợ tiền mua lúa của nông dân 1,3 tỷ đồng ở Cà Mau, trao đổi với phóng viên Dân Việt, nhiều nông dân là nạn nhân của 3 thương lái cho biết đang mong ngóng từng ngày để được trả lại số tiền mồ hôi nước mắt...
Cả xóm bị nợ tiền
Có mặt tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, nơi có hơn 50 nông dân bị thương lái nợ tiền mua lúa, người dân vẫn bàn tán xôn xao về vụ việc.
Theo đó, người nợ tiền từ mồ hôi, nước mắt của nhiều nông dân là ông Nguyễn Mười Hai, ông Bùi Quốc Giang và ông Hồ Thanh Hoàng (cùng ngụ xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời). Tổng số tiền hiện tại những thương lái này còn nợ hơn 50 nông dân là hơn 1,3 tỷ đồng.
Bà Truyễn cho biết do quen biết từ trước nên tin tưởng bán lúa cho ông Giang mà chỉ nhận tiền cọc 15 triệu đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Trương Kim Truyễn (ngụ ấp Mũi Tràm, xã Khánh Bình Tây Bắc) cho biết, gia đình chị có 65 công (gần 1.300m2) đất trồng lúa. Vào khoảng tháng 9/2019, qua nhiều lần bị ông Bùi Quốc Giang thuyết phục, gia đình đồng ý bán hơn 42,6 tấn lúa ST24 (giá 5.600 đồng/kg) với số tiền hơn 238 triệu đồng.
Cây mít lạ Bến Tre: Quanh năm ra trái từng chùm, vẫn thế "độc tôn"
"Do thấy ông Giang là chỗ quen biết, lại mới vào nghề, gia đình cũng muốn tạo điều kiện cho ông làm ăn, nên mới đồng ý bán. Tuy nhiên, khi mua lúa xong, với hàng chục lần đến gặp và gọi điện đòi tiền thì ông Giang mới trả được 200 triệu đồng. Hiện còn lại hơn 38 triệu đồng ông Giang vẫn chưa trả", bà Truyễn cho biết.
Trong khi đó, theo bà Truyễn để trả các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền công cày, cắt lúa,...gia đình phải kiếm số tiền khác để lắp vào.
Cùng cảnh ngộ với gia đình bà Truyễn, anh Nguyễn Minh Kha bức xúc: "Mấy chục triệu đồng là số tiền lớn đối với gia đình tôi. Gia đình 5 người chỉ trông chờ vào mảnh ruộng khoảng 10 công canh tác mỗi năm 2 vụ. Tính trung bình một vụ lúa, sau khi trừ chi phí tôi chỉ còn lãi khoảng 15 triệu đồng. Vậy mà ông Mười Hai nợ tiền mua lúa của tôi hơn 1 năm nay".
Anh Nguyễn Minh Kha chờ ngày thi hành án nhận lại số tiền hơn 30 triệu đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Theo anh Kha, vào tháng 2/2019, anh bán lúa cho ông Nguyễn Mười Hai số lượng gần 8,3 tấn lúa, tổng số tiền là hơn 45 triệu đồng. Sau khi cân lúa xong, ông Mười Hai hứa sẽ trả tiền trong 3 - 5 ngày, tuy nhiên đến nay, anh Kha chỉ nhận được 15 triệu đồng. Số tiền còn lại hơn 30 triệu đồng thì ông Mười Hai chỉ hứa nhưng đến nay không thấy trả.
Bức xúc trước hành vi của ông Mười Hai, anh Kha làm đơn khởi kiện ông Mười Hai, nhưng các buổi hòa giải, xét xử thì ông đều vắng mặt. Tại đơn xin vắng mặt của ông Mười Hai trình bày, ông thừa nhận có nợ tiền mua lúa của anh Kha, nhưng do công ty thu mua lúa chưa thanh toán tiền nên ông chưa có tiền trả cho anh Kha.
Đau đầu nạn "cò mua lúa" phá giá
Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết những nông dân bán lúa cho ba thương lái đều không có giấy tờ làm tin, thậm chí không có giấy nợ. Những thương lái này lợi dụng lòng tin của nông dân với người quen biết để thu mua lúa, sau đó thì khất nợ.
Theo báo cáo của UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, xã đã chỉ đạo các tổ hòa giải mời 3 thương lái trên đến làm việc nhưng 3 người chỉ hẹn mà không thực hiện trả nợ cho người dân.
Đa số bà con nông dân chỉ ghi lại số lượng lúa đã bán lúa cho thương lái, mà không có giấy nợ. Ảnh: Chúc Ly.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Chí Ngạn - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc thông tin: Hiện trên địa bàn xã có 7 hợp tác xã thu mua lúa, mỗi hợp tác xã thu mua khoảng 200ha lúa của bà con. Thế nhưng, những thương lái bên ngoài thường cạnh tranh, "phá giá" hợp tác xã khiến chính quyền địa phương rất vất vả trong việc quản lý.
"Thời gian tới, xã sẽ liên hệ những công ty đối tác của ông Giang, ông Hoàng để xác minh, làm rõ xem thực sự công ty có đang thiếu tiền hay các thương lái này sử dụng nguồn tiền để đầu tư vào việc khác; nếu có xã sẽ báo công an huyện xử lý", ông Ngạn thông tin.
Như Dân Việt đã đưa tin, qua rà soát của ngành chức năng, Cụ thể, vào tháng 1/2019, ông Nguyễn Mười Hai đặt cọc mua lúa của 34 người dân trong xã với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng và đã trả 560 triệu đồng, còn nợ 862 triệu đồng.
Đến tháng 9/2019, ông Bùi Quốc Giang đặt cọc mua lúa của 10 người dân trong xã với số tiền 582 triệu đồng, đã trả 380 triệu đồng, còn nợ 201 triệu đồng.
Tháng 1/2020, ông Hồ Thanh Hoàng đặt cọc mua lúa của 8 người dân trong xã với tổng số tiền 367 triệu đồng, đã trả 130 triệu đồng, còn nợ 237 triệu đồng.
Liên quan đến vụ việc trên, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời chỉ đạo Công an huyện chủ trì, phối hợp với Thanh tra huyện, phòng Tư pháp và UBND xã Khánh Bình Tây Bắc tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ việc 3 người mua lúa còn thiếu tiền dân trên địa bàn xã và báo cáo đề xuất UBND huyện hướng xử lý theo quy định.
Giám đốc "hotboy" điều khiển cả trang trại trồng rau quả bằng điện thoại thông minh "Chúng tôi tự sản xuất nguyên liệu đầu vào, tạo ra vòng tròn khép kín làm tiền đề cho hệ sinh thái sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm". Anh Phạm Văn Lộc - Giám đốc dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA cho biết như vậy về mô hình trang trại trồng rau, củ, quả điều khiển...