Hơn 275.000 tỉ đồng tài sản ngành giao thông chuyển giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
Bộ Giao thông Vận tải chính thức chuyển giao 5 tổng công ty trực thuộc bộ có tổng tài sản lên tới hơn 275.000 tỉ đồng, trong đó vốn điều lệ hơn 49.000 tỉ đồng, vốn nhà nước góp vào hơn 46.000 tỉ đồng về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.
Buổi lễ ký biên bản chuyển giao 5 tổng công ty về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Nguồn: chinhphu.vn.
5 tổng công ty được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Video đang HOT
Hiện tại 5 tổng công ty có tổng tài sản rất lớn lên tới hơn 275.000 tỉ đồng, trong đó vốn điều lệ hơn 49.000 tỉ đồng, vốn nhà nước góp vào hơn 46.000 tỉ đồng.
Theo Nghị định số 131 ngày 29-9-2018, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước có quyền quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng quyết định thành lập. Ủy ban cũng có quyền thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo chinhphu.vn
Ngân hàng Bản Việt được chấp thuận tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng
VietCapitalBank là một trong những nhà băng có vốn điều lệ và quy mô tổng tài sản thấp nhất hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Bản Việt được chấp thuận tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo chấp thuận cho Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) tăng vốn từ 3.000 tỷ lên 3.500 tỷ đồng, theo phương án tăng vốn đã được Đại hội đồng cổ đông ngân hàng này thông qua và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thông báo chấp thuận việc tăng vốn có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn cho phép hoặc Đại hội đồng cổ đông VietCapitalBank thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được chấp thuận, văn bản này sẽ hết hiệu lực pháp lý.
Tại phiên họp thường niên năm 2018, các cổ đông của nhà băng này đã thông qua hai phương án tăng vốn điều lệ với quy mô lần lượt là 200 tỷ và 500 tỷ để tăng vốn cho VietCapitalBank từ 3.000 tỷ lên 3.700 tỷ đồng.
Đợt 1, ngân hàng này sẽ phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu với quy mô 20 triệu cổ phần, theo tỷ lệ 15:1 (cổ đông sở hữu 15 cổ phần sẽ nhận thêm 1 cổ phần mới). Đợt 2, VietCapitalBank sẽ chào bán 50 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 6:1 (cổ đông sở hữu 6 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới), với mức giá chào bán là 10.000 đồng mỗi cổ phần.
Như vậy, theo thông báo mới đây từ Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng này chỉ được chấp thuận thực hiện tăng vốn theo phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu.
VietCapitalBank hiện cũng nằm trong nhóm những nhà băng có vốn điều lệ và quy mô tổng tài sản thấp nhất hệ thống. Tính đến cuối quý II/2018, ngân hàng này chỉ có tổng tài sản hơn 41.000 tỷ đồng với vốn điều lệ giữ nguyên từ năm 2011 đến nay là 3.000 tỷ đồng.
Minh Sơn
Theo VNE
Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu và củng cố an ninh tài chính châu Á Năm nay, hội nghị thường niên IPAF sẽ thông qua việc kết nạp thành viên mới là Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Sáng 13/11, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị thường niên và hội nghị quốc tế Diễn đàn các Công ty quản lý tài sản công...