Hơn 270 người từ vùng dịch Ebola đã vào Việt Nam
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hơn 2 tháng áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách đến từ vùng dịch bệnh Ebola tại châu Phi, đến nay đã có hơn 270 trường hợp là người Việt Nam và người nước ngoài đi từ vùng có dịch đến Việt Nam.
Kiểm soát dịch bệnh Ebola tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) – Ảnh: Thanh Niên
Sau 21 ngày giám sát sức khỏe theo quy định về phòng bệnh Ebola, đã có 250 người không có biểu hiện mắc bệnh. Hiện còn 21 người đang trong giai đoạn giám sát sức khỏe chưa qua 21 ngày. Như vậy, đến nay, nước ta chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh Ebola.
Trước những diễn biến bất thường của dịch bệnh Ebola trên thế giới và với mục tiêu không để dịch bệnh này xâm nhập nước ta, Bộ Y tế đang rà soát lại tất cả các quy trình phòng chống dịch bệnh đã triển khai, trong đó tăng cường giám sát chặt chẽ sức khỏe của những người đến từ vùng dịch châu Phi.
Ngày 16.10, có 23 lao động Việt Nam đang làm việc tại Congo – quốc gia vừa được Tổ chức Y tế Thế giới bổ sung vào danh sách vùng dịch Ebola.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh Ebola đang lây lan, đe dọa tính mạng người dân nhiều quốc gia, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo dõi sát tình hình, có biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động.
Trao đổi với VOV ngày 16.10, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, trong hầu hết các hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giữa người lao động và người sử dụng lao động đều có một điều khoản: Trong trường bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà người lao động phải di tản về nước thì lúc đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đưa lao động về nước.
Trong trường hợp người lao động làm việc ở nước ngoài do lo sợ sự lây lan của dịch bệnh Ebola có nguyện vọng muốn về nước thì có thể liên hệ với người sử dụng lao động, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, đặc biệt là đối với những nước có Ban quản lý lao động Việt Nam để đề xuất kiến nghị của mình, lúc đó cơ quan đại diện và doanh nghiệp đưa đi sẽ phối hợp xử lý.
Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, Ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài để có để theo dõi sát tình hình dịch bệnh; cập nhật đầy đủ tình hình lao động do doanh nghiệp mình đưa đi, báo cáo kịp thời về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng như Cục Quản lý lao động ngoài nước để nhận được sự chỉ đạo kịp thời.
Theo Một Thế Giới
70 đồng nghiệp của Nina Phạm có thể nhiễm Ebola
Cùng với Nina Phạm, có khoảng 70 nhân viên y tế khác chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại thành phố Dallas, Mỹ, và những người này cũng có khả năng lây nhiễm.
Các nhân viên của CDC đang tiến hành tẩy dọn sau khi phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên.
Ông Thomas Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho rằng "một lượng lớn" nhân viên y tế cùng làm việc với Nina Phạm có thể bị nhiễm Ebola nếu như họ cũng bị ảnh hưởng bởi "quy trình sai", theo LA Times.
"Chúng ta cần xem xét khả năng có thể có thêm các ca nhiễm Ebola, đặc biệt là trong số các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân khi anh ta tiến triển xấu. Chúng tôi lo ngại và cũng không ngạc nhiên nếu có thêm các ca nhiễm trong số các đồng nghiệp của Nina Phạm", ông Frieden nói.
Hôm qua, Nina Phạm, nữ y tá gốc Việt ở thành phố Dallas, bị xác định là người nhiễm virus Ebola đầu tiên trên đất Mỹ và hiện trong tình trạng "ổn định".
Sổ sách theo dõi bệnh nhân cho thấy Nina Phạm là một trong số 70 nhân viên y tế của CDC chăm sóc cho Thomas Eric Duncan, người bị nhiễm Ebola và nhập viện hôm 28/9, CBC News cho hay. Duncan qua đời hôm 8/10. Tổng số 48 người có tiếp xúc với Duncan vẫn đang bị cách ly và sẽ được theo dõi đến ngày 19/10, là ngày kết thúc thời kỳ ủ bệnh. Hiện chưa có ai có dấu hiệu bị sốt.
"Chúng ta cần xem lại cách kiểm soát việc lây nhiễm Ebola, bởi vì một trường hợp nhiễm cũng không thể chấp nhận được", ông Frieden nói trong cuộc họp báo.
Khi các điều tra viên đang xem xét vì sao Nina Phạm bị nhiễm bệnh, các quan chức ngành y tế của Mỹ cũng xem xét quy trình cần tăng cường ở các bệnh viện ở nước này. CDC cho biết sẽ kiểm tra từng khía cạnh trong việc xử lý các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm Ebola để xác định "lỗ hổng" ở đâu.
Người dân Mỹ đang tăng cường kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama xem xét việc cấm những người từ châu Phi tới Mỹ nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm Ebola.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê khoảng 4.000 người thiệt mạng do nhiễm và nghi nhiễm Ebola tại Tây Phi từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng ba. Hơn 370 nhân viên y tế ở khu vực bị ốm hoặc thiệt mạng.
Theo VnExpress
Phép màu nào cứu được cô gái gốc Việt nhiễm Ebola? Nina Phạm đang phải chiến đấu với tử thần Ebola, và một phép màu cổ xưa có thể giúp cô chiến thắng. Hồi cuối tháng Bảy, đúng vào lúc bác sĩ Kent Brantly tưởng chừng như không thể chống lại được tử thần Ebola, phép màu đã xảy ra với vị bác sĩ bị nhiễm Ebola khi đang thực hiện sứ mệnh nhân...