Hơn 26.000 lao động ra nước ngoài làm việc
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết trong 2 tháng đầu năm 2021, có 26.118 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó thị trường Nhật Bản tiếp nhận 18.134 lao động, Đài Loan tiếp nhận 7.171 lao động, Hàn Quốc 101 lao động, Romania 143 lao động, Trung Quốc 238 lao động, Singapore 531 lao động, còn lại là các thị trường khác. Đáng chú ý số lượng lao động đi làm việc trong tháng 1-2021 tăng đột biến, với 23.133 lao động, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng 2, số lượng chỉ còn 2.985 lao động. Theo Dolab, trong tháng 1, Nhật Bản mở cửa cho lao động nước ngoài vào làm việc, các doanh nghiệp tranh thủ đưa những lao động bị hoãn lịch trong năm 2020 xuất cảnh vào tháng này nên số lượng tăng đột biến. Sau đó dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát trở lại khiến Nhật Bản phải đóng cửa; đến ngày 21-3, Nhật Bản đã dỡ bỏ tình trạng này song vẫn hạn chế nhập cảnh vào Nhật.
Niềm vui xuất cảnh của người lao động
Bộ Đất đai – Hạ tầng – Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) vừa tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Lao động xây dựng người nước ngoài xuất sắc cho 5 lao động nước ngoài, gồm 4 lao động Việt Nam và 1 lao động Myanmar. MLIT hy vọng danh hiệu này sẽ là nguồn động lực để cải thiện nguồn nhân lực và đóng góp nhiều hơn nữa cho lĩnh vực xây dựng của Nhật Bản.
Các lao động Việt Nam được tuyên dương đợt này có 2 thực tập sinh kỹ thuật là anh Thân Văn Hoàng, thợ hàn xì Công ty Okasan Kogyo (tỉnh Osaka); anh Đặng Văn Kiên, thợ nề Công ty Nitta (thủ đô Tokyo) cùng 2 lao động kỹ năng đặc định là anh Hoàng Mạnh Hùng, thợ lắp đặt khung thép Công ty Sato (tỉnh Hokkaido) và anh Nguyễn Mạnh Dương, thợ lắp đặt cốt thép của Công ty Masuko (tỉnh Ibaraki).
Xử phạt 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động do vi phạm quy định
Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐ-TB-XH) xử phạt 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động gồm: Công ty CP du lịch Hà Tây (Hà Nội), Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Bạch Đằng Bimixco (Hải Phòng), Công ty TNHH đào tạo và phát triển nhân lực Pitsco (Hải Phòng).
Cụ thể, Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết vừa có quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên.
Trong đó, Công ty CP du lịch Hà Tây bị xử phạt 50 triệu đồng do không ghi rõ các chi phí người lao động (NLĐ) đóng trong hợp đồng ký với NLĐ theo quy định của pháp luật. Ngoài phạt tiền, công ty này còn bị phạt bổ sung đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động 2 tháng.
Xử phạt 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động do vi phạm quy định
Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Bạch Đằng Bimixco bị phạt 15 triệu đồng do không báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động đưa NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài.
Công ty TNHH đào tạo và phát triển nhân lực Pitsco bị phạt 20 triệu đồng do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra, cấp chứng chỉ cho NLĐ sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã rút giấy phép của 2 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều ở Hà Nội, là Tổng công ty xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP và Công ty CP liên kết nhân lực Việt Nhật .
Thông tin Hàn Quốc ngừng nhận lao động Việt Nam là bịa đặt Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), tháng 1/2021, Hàn Quốc sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam là thông tin sai sự thật. Người lao động không nên nghe những nguồn tin không chính thống vì sẽ dễ bị lừa. Trao đổi với phóng viên Dân Việt,...