Hơn 250.000 trẻ em chết vì thuốc giả mỗi năm
Thuốc giả chứa cả asen, sơn, mực in được bán để chữa các bệnh chết người ở trẻ em tại nhiều nước.
Thuốc giả bị tịch thu tại sân bay John F. Kennedy ở Mỹ – REUTERS
Tờ The Guardian ngày 12.3 đưa tin giới y học đang kêu gọi nỗ lực toàn cầu chống lại “đại dịch thuốc kém chất lượng” gây ra cái chết của hàng ngàn người trên thế giới mỗi năm.
Theo các bác sĩ, thuốc giả và kém chất lượng bày bán tràn lan và chỉ riêng thuốc trị sốt rét và viêm phổi giả và kém chất lượng đã gây ra cái chết của khoảng 250.000 trẻ em hằng năm.
Bên cạnh đó, nhiều người tử vong vì vắc xin và kháng sinh giả và kém chất lượng để điều trị các bệnh viêm nhiễm cấp như viêm gan, sốt vàng da và viêm màng não.
Phần lớn các nạn nhân thuộc những nước có nhu cầu cao về các dược phẩm này, bên cạnh việc kiểm soát chất lượng lỏng lẻo khiến các tập đoàn tội phạm thâm nhập vào thị trường. Phần lớn bị phạt hoặc tuyên án rất nhẹ.
“Các hình phạt chỉ là giơ cao đánh khẽ, nhưng chúng ta đang nói về hành động làm chết người do thuốc giả gây ra”, chuyên gia Joen Breman thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ ở Maryland bức xúc nói.
Video đang HOT
Nhiều thử nghiệm đã phát hiện thuốc giả trong nhiều lĩnh vực, từ trị sốt rét, kháng sinh đến trị bệnh tim mạch và ung thư. Nhiều thuốc giả từ Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí bị phá hiện chứa asen, sơn và cả mực in. Thuốc Viagra cũng nằm trong các dược phẩm bị làm giả nhiều nhất.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, có đến 10% thuốc tại các nước có thu nhập trung bình và thấp là sản phẩm kém chất lượng hoặc bị làm giả. Năm ngoái, hãng Pfizer phát hiện 95 sản phẩm giả tại 113 nước.
Các bác sĩ kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm tăng cường các chương trình giám sát dược phẩm và đưa ra mục tiêu đảm bảo 90% dược phẩm có chất lượng cao.
Theo thanhnien
4 hiểu sai khiến nhiều người ngại tiêm chủng
Hệ miễn dịch của con người khỏe mạnh hơn nhiều người vẫn nghĩ. Tiêm chủng trong phần lớn các trường hợp sẽ giúp hệ miễn dịch mạnh hơn.
Tiêm vắc xin sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch - SHUTTERSTOCK
Những ngộ nhận thường thấy về tiêm chủng vắc xin gồm:
Vắc xin có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng
Vắc xin đúng tiêu chuẩn sẽ trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được đưa vào sử dụng. Người tiêm có thể bị một số tác dụng phụ nhẹ như bầm tím hoặc cảm thấy mệt mỏi trong khoảng một ngày sau khi tiêm.
Tuy nhiên, tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm vắc xin là cực kỳ hiếm gặp, Reader's Digest dẫn lời chuyên gia dịch tễ học tiến sĩ Jennifer Fisher thuộc bệnh viện NYU Langone Medical Center (Mỹ).
Hệ miễn dịch trẻ em không thể xử lý nhiều loại vaccine
Trên thực tế, tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Tiêm nhiều loại vắc xin cũng lúc chỉ làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi tạm thời.
Trong các trò chơi và hoạt động thường ngày, cơ thể trẻ bị phơi nhiễm đến hàng trăm loại vi rút và vi khuẩn. Do đó, tiêm một vài loại vắc xin phòng bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ miễn dịch, ngay cả là với trẻ sơ sinh, các chuyên gia sức khỏe cho biết.
Thậm chí, các nghiên cứu gần đây còn phát hiện hệ miễn dịch có thể mạnh hơn khi kết hợp tiêm nhiều loại vắc xin cùng lúc, tiến sĩ Fisher cho biết.
Không nên tiêm vắc xin khi bị cảm lạnh
Hệ miễn dịch mạnh hơn so với mức mà nhiền người vẫn nghĩ. Do đó, tiêm vắc xin sẽ không khiến bệnh cảm lạnh từ nhẹ trở thành nặng, theo Reader's Digest.
Ngay cả với trẻ em, nếu trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi, viêm tai hoặc tiêu chảy nhẹ thì cũng có thể tiêm vắc xin mà không làm cho các triệu chứng bệnh nặng hơn, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC).
Tuy nhiên, với những người mắc các bệnh mạn tính hoặc bệnh nặng thì hoàn toàn khác. Những trường hợp này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Vắc xin có thể bảo vệ tuyệt đối
Trên thực tế, người đã tiêm chủng vắc xin vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Thế nhưng, tỷ lệ này là rất thấp. Tại Mỹ, các mũi tiêm vắc xin cho trẻ em, chẳng hạn như bệnh thủy đậu, theo khuyến nghị của CDC có thể bảo vệ đến 95 % số trẻ được tiêm chủng, bà Fisher cho biết.
Có từ 1 đến 5 % trẻ không hình thành khả năng miễn dịch sau tiêm sẽ tiếp tục được tiêm liều thứ hai, giúp nâng tỷ lệ phòng bệnh lên mức gần 100 %, theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
Xóa tan 5 hiểu lầm hay gặp về chủng ngừa ở trẻ em Tỷ lệ trẻ ở độ tuổi rất nhỏ không nhận được đủ những vắc-xin quan trọng để bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi và quai bị đang ngày càng tăng tại Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Trong thực tế, tỷ lệ trẻ chưa được tiêm chủng có vẻ đã tăng gấp bốn...