Hơn 242.000 ca nhiễm nCoV tại Nga
Nga ghi nhận 10.028 ca nCoV mới, duy trì mức tăng trên 10.000 ca trong ngày thứ 11 liên tiếp, nâng tổng số người nhiễm lên 242.271.
Trong số ca nhiễm mới, 4.461 người không triệu chứng, tương đương 44,5%, Trung tâm Xử lý Khủng hoảng do nCoV thuộc Cơ quan Giám sát Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Nhân quyền Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) cho biết.
Rospotrebnadzor thông báo thêm 96 người chết vì nCoV tại Nga, giảm so với mức kỷ lục 107 hôm trước, nâng tổng số người chết lên 2.212, tương đương 0,91% ca nhiễm. Tỷ lệ tử vong tại Nga thấp hơn nhiều quốc gia khác chịu ảnh hưởng nặng từ Covid-19.
Giới chức y tế Nga cho biết 48.003 người đã hồi phục, tăng 4.491 so với hôm trước. Nga thực hiện hơn 5,9 triệu lượt xét nghiệm nCoV và đang theo dõi y tế khoảng 259.000 người.
Nhân viên y tế đẩy xe lăn đưa người nghi nhiễm nCoV vào một bệnh viện thuộc Bộ Y tế Nga ở Moskva, ngày 5/5. Ảnh: RIA Novosti.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm qua thông báo nhiễm nCoV và đang được điều trị trong bệnh viện. Một số quan chức cấp cao khác của Nga nhiễm virus gồm Thủ tướng Mikhail Mishustin, Bộ trưởng Xây dựng và Nhà ở Vladimir Yakushev cùng Bộ trưởng Văn hóa Olga Lyubimova.
Video đang HOT
Phần lớn người lao động Nga hôm nay đi làm trở lại sau gần hai tháng nghỉ có lương, biện pháp do Putin đưa ra để ngăn nCoV lây lan có hiệu lực hôm 28/3 và được gia hạn hai lần sau đó. Putin nói dịch bệnh và các biện pháp hạn chế tác động mạnh đến nền kinh tế và làm tổn thương hàng triệu công dân Nga.
Đại dịch khiến nền kinh tế Nga bấp bênh trong bối cảnh giá dầu giảm và các chủ doanh nghiệp chật vật trả lương cho nhân viên dù phải đóng cửa. Phó thủ tướng Nga Tatiana Golikova cho biết số người thất nghiệp tại Nga tăng gần gấp đôi, từ gần 726.000 lên hơn 1,4 triệu, tính từ 1/3. Hơn 1,6 triệu người Nga đã nộp đơn xin hỗ trợ tìm việc hoặc xin trợ cấp cho các cơ quan phụ trách việc làm.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 4,3 triệu ca nhiễm, gần 293.000 người chết và hơn 1,6 triệu người đã hồi phục.
Sự trở lại của vũ khí hạt nhân Mỹ tại Nhật làm Nga - Trung "đứng ngồi không yên"
Nga và Trung Quốc như đang "ngồi trên đống lửa" trước kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở Nhật Bản và liên minh quân sự Mỹ - Nhật. Bắc Kinh và Moscow khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả.
Sina ngày 2/12 dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Thái Bình Dương thuộc Sở Nghiên cứu chiến lược Nga cho biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 từ ngày 22-23/11 vừa qua, nhiều vấn đề cần được giải quyết khẩn cấp trong quan hệ Nga - Nhật đã được đưa lên bàn thảo luận. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Viktorovich Lavrov đã đưa cho Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu một "danh sách" các mối quan ngại về an ninh, tất cả các vấn đề đều xoay quanh liên minh an ninh Mỹ - Nhật.
Nga và Trung Quốc đặc biệt quan ngại trước kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại Nhật Bản. Nguồn: Sina.
Bộ trưởng Lavrov chỉ ra rằng, hợp tác quân sự của Tokyo với Washington vẫn là "nút thắt" trong việc làm mới quan hệ giữa Nga và Nhật Bản. Không chỉ vậy, Washington cũng không che giấu và công khai xác định Nga là mối đe dọa chính đối với Mỹ và hợp tác quân sự Mỹ - Nhật, Mỹ đã thiết lập các liên minh quân sự với Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc để đối phó với Nga.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hơn một lần nhấn mạnh rằng ông dự định sẽ giải quyết hoàn toàn các vấn đề tồn tại trong quan hệ Nhật Bản - Nga trước khi hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Tuy nhiên, đối với một vấn đề khó khăn như vậy, thì phía Nhật Bản vẫn chưa xác định được khung thời gian cụ thể. Trở ngại quan trọng nhất là sự bất đồng về thái độ ký kết hòa ước ở cấp cao nhất của Chính phủ Nhật Bản.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố, chỉ sau khi các vấn đề lãnh thổ được giải quyết, thì Nhật Bản mới xem xét đến việc thảo luận một hiệp ước hòa bình với Nga. Các chính trị gia Nhật Bản thậm chí còn không công nhận Quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima) thuộc về Nga, mặc dù đã từ bỏ tuyên bố chính thức về việc "Nga chiếm đóng bất hợp pháp".
Hiện nay, hợp tác quân sự Nhật Bản - Mỹ đã làm cho quan hệ Nga-Nhật ngày càng phức tạp hơn. Tokyo bảo đảm rằng hợp tác quân sự Nhật Bản - Mỹ không bao giờ nhằm vào Moscow, nhưng nội dung hợp tác lại không như vậy. Hơn 47.000 quân Mỹ vẫn đang đóng tại 91 căn cứ ở Nhật Bản, bao gồm các căn cứ lớn của Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến. Điều khiến Moscow lo lắng nhất là việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình, bao gồm cả bom hạt nhân, tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản.
Việc Mỹ triển khai tên lửa tại Nhật Bản sẽ phá vỡ thế cân bằng tại khu vực Đông Bắc Á. Nguồn: Sina.
Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo, động thái này chắc chắn sẽ phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở khu vực Đông Bắc Á, và sẽ buộc các nước khác như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên thực hiện các biện pháp đối phó. Sự trở lại của vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Nhật Bản cũng sẽ gây ra sự phẫn nộ của người dân Nhật. Nhân dân Nhật Bản không muốn bị bắt làm "con tin" trong "trò chơi" địa chính trị của Washington.
Ngoài ra, theo kế hoạch xây dựng hệ thống chống tên lửa chung Nhật Bản - Mỹ, Washington sẽ cung cấp cho Tokyo hệ thống tên lửa Aegis phiên bản trên đất liền, Nhật Bản chỉ cần thay đổi "nhẹ" là có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công. Trong bối cảnh Tokyo đang thúc đẩy kế hoạch đổi mới vũ khí của Quân đội, thì điều này hoàn toàn phù hợp với các kế hoạch của Nhật Bản.
Mặc dù Lực lượng Phòng vệ (SDF) của Nhật Bản chỉ đảm nhận các chức năng phòng thủ nhưng với những kế hoạch hiện nay, SDF đang hướng dần đến việc mở rộng khả năng tấn công và thể hiện một động thái "không mấy thân thiện" với các quốc gia xung quanh.
Về phía Trung Quốc, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Cong đã từng tuyên bố "Trung Quốc sẽ không ngồi yên và sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là bố trí tại Nhật Bản". Trung Quốc cũng cảnh báo các nước láng giềng của Trung Quốc không nên cho phép Mỹ triển khai các vũ khí loại này trên lãnh thổ. Trung Quốc khẳng định, Mỹ nên ngừng việc phát triển và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên phạm vi toàn cầu, hợp tác quân sự Mỹ - Nhật Bản đã làm "rối loạn" cục diện Đông Bắc Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cũng phản đối mạnh mẽ nỗ lực triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á của Mỹ. Bắc Kinh cho rằng, hành động này có thể gây tác động tiêu cực đến an ninh và làm mất ổn định tại khu vực. Giới chuyên gia Trung Quố cho rằng, hợp tác quân sự Mỹ - Nhật sẽ làm dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Bắc Á, chủ yếu là lĩnh vực tên lửa.
Căn cứ Okinawa là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch triển khai tên lửa của Mỹ tại Nhật. Nguồn: Sina.
Được biết, hiện Washington và Tokyo bắt đầu thảo luận về việc triển khai các tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, các địa điểm ưu tiên của Washington là Okinawa, Guam và Hàn Quốc. Nguyên nhân chính của việc triển khai tên lửa tầm trung tại Nhật Bản được Mỹ công bố là do trên lãnh thổ Nhật Bản hiện nay có lực lượng đồn trú của Washington, với hơn 40 nghìn quân ở 130 căn cứ quân sự, Nhật Bản là sự lựa chọn tốt nhất mà Mỹ hướng tới.
Với tầm hoạt động từ 500 - 5500 km, các tên lửa tầm trung của Mỹ bố trí ở Okinawa hay Guam, sẽ đe dọa các vùng lãnh thổ của Nga và Trung Quốc. Nếu số lượng tên lửa lên tới hàng trăm, sức mạnh tấn công hủy diệt tạo ra là rất đáng lo ngại.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Kiev đáp trả bình luận của quan chức Nga nói Ukraine có thể tan rã Theo truyền thông Nga, Ukraine đã đáp lại tuyên bố của Chủ tịch Duma quốc gia Nga Volodin về "sự tan rã" của nước này. Cuộc đảo chính ở thủ đô Kiev của Ukraine năm 2014 - ảnh tư liệu Global Research. Theo thông tin của báo Sputnik, trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Vasily Bodnar trên trang Facebook cá nhân đã...