Hơn 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm chủng trên toàn thế giới
Hãng tin AFP tổng hợp nhiều nguồn tin cho biết tính đến 17h ngày 20/2 (theo giờ Việt Nam), đã có 201.042.149 liều vaccine được tiêm chủng tại ít nhất 107 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó G7 – nhóm các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm 10% dân số thế giới, lại chiếm tới 45% tổng số mũi tiêm.
AFP nêu rõ con số thống kê này không bao gồm số liệu mới nhất từ Trung Quốc và Nga – 2 nước ngừng công bố kết quả của các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong vài ngày gần đây.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 18/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện 7 nước G7 gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Italy và Nhật Bản đã cam kết chia sẻ số lượng vaccine công bằng với những nước đang khó khăn chống đỡ với dịch bệnh này. Cùng với đó, lãnh đạo các nước G7 có kế hoạch tăng gấp 2 lần số tiền đóng góp cho các chương trình vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu, trong đó có chương trình COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (COVAX), tức lên 7,5 tỷ USD.
Theo số liệu tổng hợp của AFP, 92% số vaccine nói trên được phân phối cho các nước được Ngân hàng thế giới (WB) xếp loại nước có thu nhập cao và trung bình cao – những nước chiếm khoảng 50% dân số thế giới.
Video đang HOT
Đến nay, trong số 29 nước mà WB xếp loại nước có thu nhập thấp, mới chỉ có Guinea và Rwanda bắt đầu tiêm chủng. Israel hiện dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người được tiêm chủng, với gần 50% dân số được tiêm chủng mũi đầu tiên, trong khi có tới 30% dân số được tiêm đầy đủ 2 mũi.
Những nước và vùng lãnh thổ có trên 10% dân số được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine gồm Anh (25%), Bahrain (16%), Mỹ (13%), Chile (12%), the Seychelles (43%) và Maldives (12%). Số vaccine tiêm chủng ở Mỹ cao nhất thế giới: 59,6 triệu liều. Tính đến ngày 9/2, Trung Quốc đã tiêm 40,5 triệu liều, Anh đạt 17,5 triệu liều, Ấn Độ 10,7 triệu liều và Israel 7,1 triệu liều.
Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Nhật Bản, chính phủ nước này ngày 20/2 cho biết đã nhận được báo cáo về trường hợp có khả năng bị phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine.
Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin văn phòng thủ tướng Nhật Bản cho biết trường hợp được ghi nhận tại bệnh viện Toyama Rosai ở tỉnh Toyama hôm 19/2. Bệnh viện này cho biết chứng phát ban đã xuất hiện trên cơ thể một người sau khi tiêm chủng, song triệu chứng này đã nhanh chóng biến mất. Bệnh viện từ chối cung cấp thông tin chi tiết về cá nhân này.
Ngày 19/2, bệnh viện Toyama Rosai và 1 bệnh viện khác trong tỉnh đã triển khai chương trình tiêm chủng cho lực lượng nhân viên y tế. Trong ngày này, đã có 48 người tại bệnh viện được tiêm chủng.
Trước đó, ngày 17/2, Nhật Bản bắt đầu triển khai tiêm chủng, ưu tiên 40.000 lực lượng y, bác sĩ làm việc tại 100 bệnh viện trên cả nước. Đến nay, Nhật Bản chưa nhận được báo cáo về những trường hợp có phản ứng phụ của vaccine của Pfizer/BioNTech SE mà nước này sử dụng tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế Nhật Bản, nếu trường hợp một người tử vong do biến chứng sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, chính phủ sẽ bồi thường 44,2 triệu yen (419.000 USD) cho gia đình nạn nhân. Nhằm theo dõi tính an toàn của vaccine, Nhật Bản yêu cầu người tiêm theo dõi tình hình sức khỏe liên tục trong 7 tuần sau khi tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine. Thời gian tiêm giữa 2 mũi cách nhau 3 tuần.
Hàn Quốc chuẩn bị cho chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 toàn quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã phối hợp với Bộ Địa chính và giao thông, Cơ quan quản lý dịch bệnh (CDC) và các cơ quan liên quan khác của Hàn Quốc tiến hành buổi diễn tập lần 2, mô phỏng quá trình vận chuyển vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) từ cơ sở sản xuất đến các trung tâm y tế.
Vaccine ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo chương trình diễn tập, vaccine AstraZeneca, được sản xuất theo hợp đồng ủy thác tại nhà máy của Công ty Khoa học y sinh SK (SK Bioscience) ở thành phố Andong (tỉnh Bắc Gyeongsang), sẽ được vận chuyển tới trung tâm phân phối ở thành phố Icheon (tỉnh Gyeonggi). Sau đó, các lô vaccine được chia nhỏ để vận chuyển tới 25 trung tâm y tế trên toàn quốc, bao gồm cả các đảo như Jeju và Ulleung. Một quan chức của CDC cho biết trong đợt diễn tập lần này, máy bay vận tải quân sự C-130 đã được huy động để vận chuyển vaccine với giả định điều kiện thời tiết xấu, thay vì được vận chuyển bằng tàu thủy như thông thường.
Trước đó, ngày 3/2, Hàn Quốc cũng đã tiến hành diễn tập lần 1, dỡ vaccine từ máy bay ngay sau khi hạ cánh, vận chuyển tới các trung tâm phân phối, rồi chuyển tới các trung tâm tiêm chủng. Hàn Quốc dự kiến triển khai chương trình tiêm chủng vaccine trên toàn quốc trong tháng 2 này.
* Cùng ngày, Thủ tướng Hungary Victor Orban khẳng định hệ thống y tế nước này sẽ vững vàng trước làn sóng dịch bệnh thứ 3 đang dâng cao đồng thời cam kết tăng tốc chiến dịch tiêm chủng khi tiếp nhận thêm các lô vaccine mới. Cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia Trung Âu hiện đang chật vật đảm bảo các dịch vụ chăm sóc y tế trong bối cảnh dịch lây lan nhanh, trong đó Slovakia đã phải đề nghị các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ.
Phát biểu trên sóng truyền thanh, Thủ tướng Orban cho biết với một số lượng lớn vaccine từ Trung Quốc, Nga và các nước phương Tây được bàn giao để hỗ trợ chương trình tiêm chủng, Budapest dự kiến đến đầu tháng 3 tới sẽ tiêm chủng cho 1,2 triệu người trên tổng số 10 triệu dân và đến đầu tháng 4 sẽ tiêm cho 2,5 triệu dân. Cảnh báo tình hình dịch bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm, tốc độ tiêm chủng và tốc độ lây lan cùng tăng, ông Orban kêu gọi người dân đăng ký tiêm chủng để đẩy lùi làn sóng dịch bệnh thứ 3 và sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường.
Hungary là quốc gia thành viên EU đầu tiên đạt các thỏa thuận mua vaccine với những nhà cung cấp Trung Quốc và Nga. Lo vaccine Sputnik V đầu tiên nhập từ Nga đã bàn giao trong tháng này trong khi khoảng 500.000 liều vaccine của Trung Quốc sẽ được vận chuyển đến nước này trong tuần tới.
Hãng Johnson & Johnson xin WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Ngày 19/2, hãng Johnson & Johnson đã trình Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng sản xuất. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN Johnson & Johnson cho biết đây là điều kiện tiên quyết để có thể cung cấp vaccine cho...