Hơn 200 triệu liều vắc xin Covid-19 có nguy cơ bị vứt bỏ
Khoảng 240 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 tại Mỹ, châu Âu và Nhật có nguy cơ hết hạn trước khi được dùng cho người dân ở các nước đang phát triển.
Tờ Nikkei Asia dẫn một phân tích của công ty nghiên cứu Airfinity, Anh cho biết, khoảng 100 triệu liều vắc xin mà nhóm G7 và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã mua hoặc được dành cho sẽ hết hạn vào cuối năm nay, ngay cả khi các nước đang xem xét tiêm thêm mũi tăng cường.
Trong vòng 2 tháng tới, khoảng 240 triệu liều vắc xin sẽ hết hạn. Do thời gian còn lại quá ngắn nên việc gửi số vắc xin này tới những nước đang phát triển là rất khó khăn.
Theo Airfinity, số vắc xin ngừa Covid-19 tồn kho của EU và G7 sẽ vượt quá 1 tỷ liều vào cuối năm 2021 do cung vượt xa cầu. Phân tích giả định rằng tất cả những quốc gia trên sẽ tiêm mũi tăng cường cho dân nhưng không phê duyệt vắc xin cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Vắc xin ngừa Covid-19 cung cấp cho các quốc gia tiên tiến thường là loại sử dụng từ 6 tới 7 tháng. Khi vắc xin được phân phối tới các nước đang phát triển thông qua COVAX thì cần có thêm thời gian để vận chuyển và bảo quản lạnh đến các địa điểm tiêm chủng. Vì thế, cần phải cân nhắc về ngày hết hạn các liều vắc xin được tặng.
Nhật đã mua hoặc đồng ý mua 560 triệu liều vắc xin. Nước này đã tiêm chủng cho hơn 60% dân số dù khởi động chiến dịch tiêm chủng chậm hơn so với châu Âu và Mỹ. Gần như tất cả những người muốn tiêm vắc xin ở Nhật đều sẽ được tiêm vào khoảng tháng 11 và sau đó số vắc xin còn lại sẽ lưu kho. Nhật hiện tăng cường tặng vắc xin AstraZeneca để giảm thiểu lãng phí.
5 nước EU kêu gọi mở cuộc điều tra về việc giá khí đốt tăng cao kỉ lục
Năm nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) gồm Pháp, Tây Ban Nha, Séc, Romania và Hy Lạp đề xuất mở cuộc điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân giá khí đốt tại châu Âu tăng đột biến, lên mức cao nhất trong lịch sử.
Châu Âu đang phải đối diện với tình trạng giá khí đốt tăng cao kỉ lục. Ảnh: TASS
Trong tuyên bố chung được đưa ra ngày 5/10, đại diện năm nước EU cho rằng cần mở cuộc điều tra về các khâu vận hành trên thị trường khí đốt châu Âu nhằm, để khẳng định xem các hợp đồng mua bán khí đốt có bảo đảm đủ nhu cầu hay không.
Các nước cũng hối thúc EU thiết lập quy định, nguyên tắc chung quản lý việc mua, dự trữ khí đốt để hạn chế tối đa đà tăng giá của mặt hàng nhiên liệu này, điều phối hiệu quả khi thương thuyết hợp đồng mua bán khí đốt.
Tuyên bố được Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính Pháp, Tây Ban Nha, Séc, Romania và Hy Lạp đồng ký kết cũng kêu gọi cải cách thị trường bán lẻ điện ở EU, nhằm thiết lập một kênh kết nối tốt hơn giữa giá mà người tiêu dùng chi trả với chi phí trung bình trong sản xuất điện. Năm nước cũng kêu gọi EU tập trung cho mục tiêu độc lập về năng lượng thông qua các khoản đầu tư để đa dạng hóa nguồn cung, giảm phụ thuộc vào các nước xuất khẩu khí đốt.
Đề xuất trên được nêu ra tại thời điểm châu Âu lâm vào khủng hoảng nguồn cung năng lượng, đẩy giá khí đốt tự nhiên tăng cao kỷ lục, gây quan ngại về an ninh nhiên liệu vào mùa Đông năm nay tại châu lục này. Trong phiên giao dịch sáng ngày 6/10, giá khí đốt giao tháng 11/2021 trên sàn giao dịch tại Hà Lan có thời điểm đã cán mốc 1.606 USD/1.000 m3 - mức cao nhất từ trước đến nay.
EU, Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại vào đầu tháng 11 tới Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis ngày 28/9 cho biết các cuộc thảo luận giải quyết tranh chấp thương mại về thép và nhôm giữa Mỹ và EU đang "tiến triển" và một thỏa thuận có thể đạt được vào đầu tháng 11 tới. Ủy viên Thương mại của Liên minh châu...