Hơn 20 tỉnh, thành phía Nam tìm đầu ra cho nông sản sạch
Ngoài việc kết nối cung, cầu thực phẩm an toàn, các sở ngành của 21 địa phương phía Nam còn “bắt tay” xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư, thương mại nhằm hình thành cơ sở dữ liệu chung của 21 tỉnh thành, tạm gọi là “mô hình 1 20″.
Ngày 17.5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) đã tổ chức cuộc họp với các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Trung tâm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của 20 tỉnh, thành phố phía Nam để trao đổi chương trình kết nối cung, cầu nông sản, thực phẩm an toàn và xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư, thương mại.
Kết nối cung, cầu thực phẩm an toàn
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành cùng nhận định, thời gian gần đây có rất nhiều vụ việc liên quan thực phẩm không an toàn vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng. Người tiêu dùng ngày càng lo lắng và mong muốn tìm được nhiều nguồn hàng an toàn, chất lượng. Các cơ quan chức năng liên quan trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cùng thống nhất rằng, cần đưa “kết nối cung – cầu nông sản, thực phẩm an toàn” vào chương trình hành động trong năm 2016.
Chỉ khi có kết nối cung cầu thì nguồn rau củ quả, trái cây, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến… mới có “đất dụng võ”.
Trái cây sạch cần có “đất dụng võ”
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, nông dân hiện nay tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất tốt và rất nhiều hộ. Cơ sở sản xuất đã thực hiện các qui trình sản xuất an toàn không chỉ theo tiêu chuẩn Việt Nam mà còn theo tiêu chuẩn quốc tế. Các đơn vị có nhu cầu kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn nếu sẵn sàng kết nối lâu dài với nhà sản xuất thì có thể đặt yêu cầu về chất lượng để được đáp ứng bền vững.
Đại diện các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm xúc tiến thương mại của 20 tỉnh, thành phố thể hiện sự nhất trí cùng nhau liên kết hành động vì nền nông nghiệp – sản xuất thực phẩm an toàn, tạo cầu nối cho các nhà cung ứng và nhà phân phối hình thành chuỗi thực phẩm an toàn. Dự kiến, tháng 7.2016 tại TPHCM sẽ diễn ra chương trình kết nối cung – cầu nông sản, thực phẩm an toàn này.
Để chuẩn bị tốt cho các nhà sản xuất rau củ quả, trái cây, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến… an toàn đạt được hiệu quả giao thương cao nhất, ITPC sẽ mời nhiều nhóm đối tượng tiêu thụ, bao gồm: các hệ thống siêu thị; nhà hàng; khách sạn; các nhà cung cấp suất ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể; tiểu thương các chợ đầu mối, tiểu thương các chợ bán lẻ; các cửa hàng tiện lợi; các cửa hàng chuyên doanh trái cây, rau củ quả; các doanh nghiệp chế biến thực phẩm…
Trong năm nay, bộ tiêu chí dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại cũng sẽ được hoàn thành
“Mô hình 1 20″
Việc xây dựng dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại có ý nghĩa là nhằm hình thành cơ sở dữ liệu chung về các vấn đề đầu tư, thương mại của 21 tỉnh thành, tạm gọi là “mô hình 1 20″.
Dữ liệu dùng chung và được cập nhật giúp các đoàn khách trong nước và quốc tế đến TPHCM hay bất kỳ địa phương nào trong 21 tỉnh, thành phố để tìm hiểu đầu tư thì đều được giới thiệu tiềm năng các tỉnh, thành phố khác.
Mỗi địa phương khi đi xúc tiến đầu tư, thương mại ở nước ngoài đều có thể dùng những thông tin này giới thiệu cho nhau, có lợi cho việc thu hút nhà đầu tư vào tìm hiểu đầu tư trên diện rộng nếu như một địa phương không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này vừa làm đa dạng, phong phú các sản phẩm tiếp thị, vừa tiết kiệm chi phí khi liên kết đi xúc tiến thương mại – đầu tư ở nước ngoài.
Dự tính, trong năm nay, bộ tiêu chí dữ liệu vùng về đầu tư – thương mại cũng sẽ được hoàn thành.
Theo Công Quang (Dân Trí)
Báo chí cần chỉ rõ địa chỉ nông sản sạch
Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện những thông tin sai sự thật trên báo chí và các trang mạng xã hội liên quan đến nông sản đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân (ND).
Câu chuyện này không phải bây giờ mới xảy ra mà nó đã xảy ra nhiều lần trước đây rồi, những thông tin không chính xác, không có kiểm chứng đã khiến cho ND thất thiệt rất nhiều.
Mới đây, tin đồn xoài được bao trái bằng túi có chứa chất độc hại đã khiến nhiều nhà vườn
miền Tây ế ẩm. Ảnh: I.T
Các cơ quan tổ chức như Bộ NNPTNT, Hội ND cần có những kênh thông tin riêng về những vấn đề đó để khi có thông tin sai lệch là có thể để đưa ra phản biện ngay lập tức". TS Trần Công Thắng
Trước đây có những tin đồn về dịch bệnh, thuốc bảo vệ thực vật khiến cho thị trường bị nhiễu loạn, tốt xấu trắng đen không rõ ràng, điều đó khiến cho người tiêu dùng quay lưng lại với người ND, khiến cho những người làm ăn chân chính cũng không bán được hàng.
Để hạn chế những thông tin trên, tôi thấy các cơ quan quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc kiểm định thông tin, cụ thể là Bộ Thông tin- Truyền thông, Bộ NNPTNT, các cơ quan ở địa phương như Sở Thông tin- Truyền thông cùng Hội NDVN, Hội Thông tin - Truyền thông cơ sở cần nâng cao quá trình kiểm duyệt và thẩm định thông tin. Hiện nay các thông tin trên các trang mạng xã hội là khó kiểm soát nhất, khi một thông tin đưa lên dù chưa biết đó là đúng hay sai, tốt hay xấu nhưng sức lan truyền của nó rất nhanh và mạnh. Những thông tin kiểu như thế khi phát tán trên mạng cần có sự kiểm chứng, vì chúng có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Báo chí cũng là một kênh kiểm chứng rất hiệu quả các thông tin trên mạng. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, báo chí có thể kiểm chứng rất tốt các thông tin này đồng thời định hướng lại thông tin tới độc giả. Các cơ quan tổ chức như Bộ NNPTNT, Hội ND cần có những kênh thông tin riêng về những vấn đề đó để khi có thông tin sai lệch là có thể để đưa ra phản biện ngay lập tức. Đấy cũng là một cách bảo vệ ND đến cùng, làm rõ đúng sai của sự việc để tránh gây thất thiệt cho bà con.
Bên cạnh đó, báo chí cũng cần cung cấp các thông tin về những địa chỉ sản xuất nông sản an toàn, những cửa hàng thực phẩm sạch. Tôi thấy thời gian vừa qua Báo NTNN/Dân Việt làm rất tốt vấn đề này. Nếu có sự vào cuộc của nhiều cơ quan báo chí nữa thì sức lan tỏa sẽ rất rộng lớn, điều đó tốt cho ND, bảo vệ ND và tốt cho cả người tiêu dùng.
Về phía người ND, tôi thấy cần thay đổi tư duy, làm ăn chất phác, không vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua đạo đức trong sản xuất, kinh doanh. Có những người ND vì thiếu hiểu biết nên vô tình sử dụng những sản phẩm kém chất lượng trong sản xuất, đây cũng là một vấn đề cần xem xét. Vì vậy, người ND phải tự đào tạo lẫn nhau, người có kinh nghiệm đào tạo cho người thiếu kinh nghiệm. Người ND phải không ngừng nâng cao kiến thức, không ngừng học hỏi để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, để chuyên nghiệp hơn trong sản xuất.
Theo Danviet
Làm gì để được chứng nhận VietGAP? Hiện nay, rất nhiều bạn đọc, doanh nghiệp thắc mắc và đặt câu hỏi, làm gì để được chứng nhận là sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP và việc giám sát quá trình sản xuất đó ra sao. Xung quanh vấn đề này, NTNN/Dân Việt đã trao đổi với TS Nguyễn Thị Nhung - nguyên Trưởng bộ môn Thuốc, cỏ dại...