Hơn 20 năm đi tìm hài cốt vị bác sĩ nổi tiếng với loại ‘nước lọc’ cứu người
NSND Đặng Nhật Minh, con trai cố GS Đặng Văn Ngữ, chia sẻ gia đình mất 20 năm mới thấy hài cốt của cha do tấm biển nhôm đi kèm không ghi đầy đủ thông tin GS Ngữ là người đầu tiên sản xuất thành công thuốc kháng sinh – nước lọc penicillin.
Giáo sư (GS) Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967) là Viện trưởng đầu tiên của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương. Ông từng được cử sang Nhật học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Tokyo. Năm 1949, ông quyết định từ bỏ các điều kiện vật chất “trong mơ” đối với người làm khoa học, để về nước phục vụ kháng chiến.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, GS Ngữ là người đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh – nước lọc penicillin – chế từ giống nấm ông đem từ Nhật Bản về. Nhờ thuốc kháng sinh này, 80% thương binh không bị cưa chân tay, có thể trở về đơn vị chiến đấu. GS Đặng Văn Ngữ cùng với GS Hồ Đắc Di và GS Tôn Thất Tùng còn sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc và là người đầu tiên xây dựng ngành ký sinh trùng học Việt Nam.
NSND Đặng Nhật Minh – con trai cố GS Đặng Văn Ngữ bên chiếc kính hiển vi – dụng cụ làm việc của cha mình cách đây 60 năm. Ảnh: Phương Thúy.
Năm 1967, GS Ngữ chia tay gia đình để ra chiến trường nghiên cứu về vắc xin sốt rét, thời gian dự kiến khoảng vài tháng. Nhưng ngày 1/4/1967, một quả bom B52 ác nghiệt rơi trúng hầm GS Ngữ cùng với đồng nghiệp đang tiến hành các xét nghiệm và ông đã hy sinh. Các đồng đội tổ chức truy điệu và an táng ông bên sườn một quả đồi gần đó.
Nhận được tin cha mất từ GS Phạm Ngọc Thạch, ông Minh và hai em gái rất sốc. Nói về sự ra đi của cha mình, tại lễ trao giải cuộc thi “Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ” do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương tổ chức, ông Minh chia sẻ: “Cha tôi nằm lại Trường Sơn lặng lẽ hơn 20 năm cho đến khi một người tiều phu tình cờ phát hiện được ngôi mộ. Hài cốt được gói trong bọc vải kèm theo tấm biển nhôm khắc dòng chữ: Đặng Văn Ngữ -1/4/1967″.
Kỷ vật của GS Đặng Văn Ngữ. Ảnh: P.Thúy.
Video đang HOT
Người ta nghĩ rằng đó là hài cốt của một liệt sĩ vô danh nên đã quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm năm sau, gia đình ông Minh mới tìm được và đưa mộ của GS Ngữ về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình, TP. Huế.
Ông Minh cho rằng hành trình tìm mộ cha mình khó khăn chỉ vì tấm biển nhôm khắc thiếu chữ BS – bác sĩ.
“Nếu trên tấm biển nhôm khắc thêm chữ BS (bác sĩ), chắc chắn gia đình sẽ tìm được mộ của cha sớm hơn vì khi đó ai cũng biết bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Sau này, gia đình tôi nhận thông tin, đồng đội đã khắc vội và để lại tấm biển trong thi hài của cha và 3 liệt sĩ hy sinh ngày hôm đó” – ông Minh nhớ lại.
GS Đặng Văn Ngữ nghiên cứu tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương. Ảnh tư liệu.
Ở tuổi 86, trong ký ức của mình, ông Minh nhớ nhất là hình ảnh người cha đã sống, làm việc với tất cả niềm say mê dành cho khoa học. GS Ngữ không bao giờ đòi hỏi bất kỳ điều gì cho quyền lợi bản thân, gia đình hay tác động các con phải nối dõi nghề y. Ông luôn để các con tự lập trong công việc, không can thiệp vào cuộc sống riêng, con đường đi của các con.
Ngắm nhìn những di vật do cha để lại lưu trữ tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, NSND Đặng Nhật Minh không khỏi xúc động nói: “Cả đời cha tôi chỉ biết làm việc, cống hiến cho khoa học. Ông là nhà khoa học vô sản đúng nghĩa”.
Ngứa ngáy, nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ôm hôn thú cưng
Cô gái 25 tuổi đi khám sau nhiều tháng da xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy không ngủ được, bác sĩ phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.
Bốn tháng trước, cô gái 25 tuổi xuất hiện triệu chứng ngứa chân, tay, lúc đầu chỉ vùng nhỏ, sau đó lan toàn cơ thể. Nghĩ bị bệnh về da cô đến bệnh viện da liễu khám và dùng thuốc, nhưng vẫn không hết ngứa.
Nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng cô gái tìm đến bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Viện Sốt rét -Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) thăm khám. Kết quả xét cho thấy chỉ số bạch cầu của cô gái tăng cao và dương tính giun đũa chó mèo.
Cô cho biết, nhà nuôi một con chó cùng hai con mèo, cô thường xuyên ôm hôn và ngủ cùng thú cưng của mình.
Nhiễm giun đũa chó mèo từ thói quen ôm, hôn thú cưng. (Ảnh minh họa)
PGS.TS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) thông tin, nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu từ việc nuôi thú cưng, xử lý phân chó mèo không sạch.
Khi chó mèo bị nhiễm giun đũa, trứng sẽ phát triển rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân của động vật. Quá trình sinh hoạt trứng giun theo đó xâm nhập vào cơ thể con người.
Vào cơ thể, chúng di chuyển đến ruột, sau đó thoát vỏ thành ấu trùng xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến các cơ quan. Trong đó, bộ phận dễ gặp ấu trùng là gan, gây ra những tổn thương áp xe ở gan, hoặc ấu trùng đi vào phổi, não gây hiện tượng dị ứng kéo dài.
"70 - 90% người nhiễm giun đũa chó mèo có biểu hiện ngứa hoặc phát ban ngoài da. Nhiều người lầm tưởng đi khám khắp các bệnh viện da liễu nhưng không tìm ra được nguyên nhân bệnh", PGS Dũng cho hay.
Theo ông Dũng, một con giun đũa có thể ăn rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm tinh bột, sắt, kali...khi bệnh nhân mắc giun đũa chó mèo có thể dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ, thiếu hụt kali.
Để phòng tránh giun đũa chó mèo, bác sĩ khuyến cáo người dân cần vệ sinh cá nhân, quản lý môi trường, vệ sinh sạch sẽ giường, chiếu. Với trẻ cần đặc biệt lưu ý về vệ sinh trường học, đồ chơi cho trẻ.
Không nên ôm chó, mèo ngủ hay có hành động hôn thơm thú cưng. Nên tẩy giun cho cả người và vật nuôi 6 tháng một lần.
Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200 m dưới Thái Bình Dương Một chùm trứng đen bí ẩn đã được thiết bị thăm dò biển sâu đưa lên, bên trong là phôi của sinh vật lạ chưa từng được khoa học ghi nhận. Theo Science Alert, chùm trứng sinh vật lạ được phát hiện bởi một chiếc ROV - thiết bị thăm dò điều khiển từ xa - đang hoạt động bên dưới vực thẳm...