Hơn 1.700 vụ kiện liên quan đến biến đổi khí hậu trong năm 2020
Theo Trung tâm Sabin về Luật biến đổi khí hậu thuộc Đại học Columbia (Mỹ), toàn thế giới trong năm 2020 có hơn 1.700 vụ kiện liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó có 1.300 vụ ghi nhận tại Mỹ.
Con số trên phần nào phản ánh thất vọng của người dân trước sự thiếu trách nhiệm của chính phủ các nước hay những doanh nghiệp gây phát thải lớn nhất trong công cuộc chống biến đổi khí hậu.
C ảnh khô hạn trên cánh đồng tại thị trấn Walgett, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Sabin – Michael Burgur, 5 năm qua ghi nhận sự tăng vọt số các vụ kiện tại Mỹ và toàn thế giới. Viện nghiên cứu Grantham của Anh chuyên về biến đổi khí hậu cho biết chỉ có khoảng 40 vụ kiện ghi nhận tại các nước đang phát triển, trong khi số vụ kiện chủ yếu tập trung tại những nước giàu có, và con số này không ngừng tăng.
Bất cứ vụ kiện tụng nào tại tòa án đều có bên thắng và bên thua. Trong các vụ kiện liên quan đến biến đổi khí hậu, phán quyết thường không đứng về phía những người tìm cách bảo vệ môi trường.
Tại Mỹ, tòa phúc thẩm Oregon vào tháng 1/2020 đã bác đơn kiện năm 2015 mà bên nguyên đơn là trẻ em nhằm tìm cách buộc Chính phủ Mỹ bảo vệ quyền các nguồn sống trước tình trạng biến đổi khí hậu. Lý do được đưa ra là bên nguyên đơn chưa đủ tư cách pháp lý. Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Marta Torre-Schaub thuộc Đại học Pantheon-Sorbonne của Pháp, rất ít vụ kiện liên quan đến biến đổi khí hậu thực sự thành công, song các vụ kiện trở thành yếu tố uy hiếp mà chính quyền các bang và doanh nghiệp e ngại, khiến họ phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, để tránh dính dáng đến các vụ kiện pháp lý rùm beng.
Video đang HOT
Đáng nhớ có vụ kiện năm 2019, Tòa án tối cao Hà Lan đã ra phán quyết buộc nước này đến năm 2020 phải cắt giảm ít nhất 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức phát thải năm 1990. Các vụ kiện tương tự cũng đang diễn ra tại Pháp. Các nhà vận động ở nước này được sự ủng hộ của 2 triệu công dân, đang tìm cách buộc chính phủ giải trình về thiếu các hành động bảo vệ khí hậu trong cái gọi là “Vụ kiện thế kỷ”.
Không chỉ chính phủ các nước, các công ty sản xuất nhiên liệu hóa thạch chịu trách nhiệm về việc phát thải lượng lớn khí CO2, đang đứng trước trong vòng vây pháp lý. Bên nguyên đơn không chỉ yêu cầu bồi thường, mà còn đòi hỏi các công ty phải thay đổi hoạt động vận hành.
Tháng 11/2017, một tòa án Đức quyết định tiếp nhận vụ kiện mà bên nguyên đơn là một nông dân Peru và bên bị đơn là công ty năng lượng RWE về những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu tại dãy Andes. Các tổ chức phi chính phủ cũng đã có hành động pháp lý tại Pháp chống lại Tập đoàn dầu mỏ Total vì thiếu hành động giảm khí thải carbon. Mới đây nhất, trong tháng này, một số nhóm bảo vệ môi trường đã đối mặt với Tập đoàn Shell tại một tòa án ở Hà Lan để buộc tập đoàn dầu khí này đáp ứng đạt được mục tiêu giảm phát thải theo Hiệp định Paris chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, có một số vụ kiện đặc biệt có mục đích buộc các dự án “chết yểu”. Năm 2019, các tòa án Australia đã từ chối cấp phép hoạt động khai thác một hầm mỏ than đá Rockey Hill.
Nhờ sự đấu tranh của các nhà bảo vệ môi trường, trong những năm gần đây, nhiều địa điểm tự nhiên hầu hết ở châu Á và Mỹ Latinh đã được cấp quyền pháp lý. Sông Atrato của Colombia được công nhận là một thực thể hợp pháp với các quyền theo quy định của tòa án hiến pháp vào năm 2016. Tòa án tối cao Colombia đã cấp quy chế tương tự cho vùng Amazon vào năm 2018.
Có thể thấy rằng các vụ kiện liên quan đến vấn đề khí hậu tuy chưa mang thể mang đến kết quả như ý nguyện của bên nguyên đơn là thúc đẩy hành động chống biến đổi khí hậu ngay lập tức, song phần nào đã gây chú ý tới công luận, để chính phủ các nước, các doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm hơn trong việc hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh để sao cho yếu tố môi trường là điều phải được cân nhắc tới.
LHQ: Năm 2020 là một trong 3 năm nóng nhất lịch sử
Năm 2020 đang trở thành một trong 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất, thậm chí có thể vượt cả mức nhiệt cao kỷ lục vào năm 2016.
Cảnh khô hạn trên cánh đồng tại thị trấn Walgett, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Nội dung này được đề cập trong báo cáo Thực trạng Khí hậu Toàn cầu năm 2020 được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của LHQ công bố ngày 2/12.
Theo báo cáo mới nhất của WMO, nhiệt độ trung bình toàn cầu từ tháng 1 - 10 năm nay cao hơn khoảng 1,2 độ C so với nền nhiệt giai đoạn năm 1850-1900. Theo đó, năm 2020 sẽ là năm nóng thứ hai sau năm 2016 và nóng hơn cả năm 2019, tính từ năm 1850.
Báo cáo cho biết năm 2020 đã ghi nhận nhiều đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng và mưa bão. Nhiệt độ nước biển tăng lên các mức cao kỷ lục, với hơn 80% các đại dương trên toàn cầu trải qua các đợt sóng nhiệt biển. Các năm nắng nóng trên Trái Đất thường có liên quan đến hiện tượng thời tiết El Nino. Tuy nhiên, năm nay lại trùng với thời điểm hiện tượng La Nina mạnh lên.
Dự kiến, WMO sẽ công bố báo cáo xác nhận dữ liệu trên vào tháng 3/2021.
Cũng trong báo cáo công bố ngày 2/12, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với các di sản thiên nhiên của thế giới được Liên hợp quốc công nhận như sông băng, rạn san hô, vùng đầm lầy.
Theo báo cáo, IUCN cho biết những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra hiện đe dọa đến hơn 30% trong tổng số 252 di sản thiên nhiên được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận trên thế giới.
Cụ thể, 94 trong số các di sản thiên nhiên đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng hoặc nguy cấp do nhiều yếu tố như du lịch, hoạt động săn bắn, cháy rừng và ô nhiễm nguồn nước. Con số này tăng so với con số 62 di sản được đề cập trong nghiên cứu được công bố năm 2017.
Tổng Giám đốc IUCN Bruno Oberle nhấn mạnh báo cáo trên cho thấy biến đổi khí hậu đang phá hủy các di sản thiên nhiên của thế giới, từ hiện tượng sông băng giảm cho đến san hô bị tẩy trắng, các vụ cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng ngày càng gia tăng tần suất, điều này đỏi hỏi các nước cần cùng nhau giải quyết những thách thức về môi trường ở quy mô toàn cầu.
* Cùng ngày 2/12, Đài quan sát địa vật lý miền Trung Ukraine cho biết Kiev đã trải qua mùa Thu ấm nhất trong lịch sử gần 140 năm. Nền nhiệt độ trung bình trong mùa Thu (kết thúc ngày 30/11) đã tăng lên 11,6 độ C, cao hơn 3,6 độ C so với mức thông thường. Đây là mùa Thu Kiev ghi nhận nhiệt độ cao nhất kể từ năm 1881.
Ngày 30/11 vừa qua là ngày lạnh nhất vào mùa Thu tại Kiev khi nhiệt độ vào buổi sáng xuống -3,8 độ C. Ngày 1/9 trở thành ngày ấm nhất trong mùa Thu và cũng là ngày nóng nhất trong cả năm tại Ukraine khi ghi nhận nhiệt độ lên tới 34,7 độ C.
Ukraine đã hứng chịu nhiệt độ cao chưa từng thấy trong năm nay, dẫn đến nhiều vụ cháy rừng khó kiểm soát. Trong tháng 4 năm nay, cháy rừng đã thiêu rụi 66.000 ha tại khu vực rừng bỏ hoang gần Chernobyl ở miền Bắc Ukraine. Các nhà khoa học dự báo tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gia tăng do biến đổi khí hậu.
Tín hiệu từ sự đứt quãng thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc Nhiều chuyên gia cho rằng việc Thỏa thuận toàn diện đầu tư EU-Trung Quốc bị tạm hoãn là dấu hiệu cho thấy Lục địa già đang nghi ngại Bắc Kinh. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tham gia hội nghị trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình....