Hơn 155.000 ca nCoV tại Đức
Đức xác nhận thêm 1.018 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 155.193, trong đó 5.750 người chết.
Số ca nhiễm mới giảm so với mức 1.737 hôm qua. Vào ngày cao điểm nhất 28/3, Đức ghi nhận thêm 6.294 ca nhiễm.
Thêm 110 ca tử vong, cũng giảm so với mức 140 hôm qua, nâng tổng số lên 5.750, theo báo cáo của Viện Robert Koch, cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ Đức.
Đức đang là vùng dịch lớn thứ tư châu Âu và thứ năm thế giới, sau Mỹ, Tây Ban Nha, Italy và Pháp. Tuy nhiên, nước này được đánh giá là một trong các quốc gia phản ứng nhanh trước Covid-19, áp lệnh phong tỏa từ ngày 17/3 cùng nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn dịch.
Video đang HOT
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đi gần xe cứu thương chở bệnh nhân nhiễm nCoV từ Italy tới điều trị tại Bệnh viện Đại học Dresden, Đức, ngày 26/3. Ảnh: Reuters.
Mặc dù nhiều địa phương nới lỏng phong tỏa từ 20/4, Đức đang gấp rút chuẩn bị cơ sở điều trị để đối phó nguy cơ bùng phát đợt hai. Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo dân Đức không được ngủ quên trên chiến thắng, một số chuyên gia cảnh báo đợt bùng phát tiếp theo có thể xảy ra ở nhiều nơi cùng lúc.
Giới chức Đức ban hành lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi đi trên phương tiện giao thông công cộng. Một số bang còn yêu cầu dân chúng đeo khẩu trang khi vào các cửa hàng.
Đức đang theo đuổi chiến lược từng bước quay lại cuộc sống bình thường, đồng thời thực hiện hàng trăm nghìn lượt xét nghiệm mỗi tuần. Thủ tướng Merkel đặt mục tiêu đưa Covid-19 ở Đức về giai đoạn số ca nhiễm đủ thấp, có thể truy vết chuỗi tiếp xúc và cách ly để ngăn dịch bùng phát ở nơi khác.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 3 triệu ca nhiễm nCoV, gần 207.000 người chết và gần 879.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Hơn 143.000 ca nhiễm nCoV tại Đức
Đức xác nhận thêm 1.785 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên hơn 143.000, trong đó gần 4.600 người chết.
Số ca nhiễm mới tại Đức tăng nhẹ sau hai ngày giảm liên tiếp. Vào ngày cao điểm nhất hôm 27/3, nước này ghi nhận tới gần 7.000 ca mới.
Thêm 194 người chết vì nCoV, tăng so với mức 110 hôm qua, nâng tổng số lên 4.598, theo báo cáo của Viện Robert Koch, cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ Đức.
Với 143.457, Đức là vùng dịch lớn thứ tư châu Âu, sau Tây Ban Nha, Italy và Pháp và thứ năm thế giới. Đức là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid-19, song lại thuộc nhóm có phản ứng nhanh nhất trước đại dịch.
Nhân viên y tế đeo mặc trang phục bảo hộ tham gia lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại trạm lưu động ở thành phố Dresden, Đức ngày 15/4. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang quyết định nới phong tỏa từ cuối tuần trước, 16 bang sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế ở mức độ khác nhau. Các cửa hàng có diện tích dưới 800 m2 được phép hoạt động từ hôm qua, song tại một số địa phương như thủ đô Berlin, các hoạt động kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục hoạt động.
Tuy nhiên, Merkel cảnh báo thành công của Đức "hết sức mong manh". Chính phủ Đức tiếp tục đề nghị dân chúng đeo khẩu trang khi đi mua sắm và trên các phương tiện công cộng. Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 m tại nơi công cộng vẫn có hiệu lực.
Các quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, trung tâm âm nhạc bị cấm hoạt động. Các sự kiện lớn cũng bị đình chỉ đến ngày 31/8. Hầu hết các bang sẽ cho học sinh quay lại trường ngày 4/5, trừ Bavaria, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu ca nhiễm, hơn 170.000 người chết và hơn 652.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Hàng loạt quốc gia nới phong tỏa Nhiều quốc gia như Australia, Ấn Độ, Iran, Đức bắt đầu nới lỏng phong tỏa như cho phép mở lại một số hoạt động rủi ro thấp. Tại Australia, ba bãi biển Sydney đã mở cửa hôm nay nhưng chỉ cho phép người dân tập thể dục. "Các hoạt động như ngồi chơi trên cát, tắm nắng hay tụ tập thành nhóm bị...