Hơn 1.500 công nhân đình công đòi trả lại 10.000 đồng
Những công nhân cho rằng khoản thu 10.000 đồng hằng tháng đóng góp cho quỹ từ thiện, cùng một số khoản thu khác không được công khai, minh bạch.
Sáng ngày 2.3, hơn 1.500 công nhân của Công ty May xuất khẩu Đại Nghĩa (Mỹ Đức, Hà Nội) nghỉ việc, tụ tập ở xưởng. Các công nhân yêu cầu chủ tịch công đoàn công ty từ chức và ban giám đốc công khai quỹ công đoàn, các khoản thu từ tiền lương của công nhân. Trong đó có khoản thu 10.000 đồng hàng tháng để ủng hộ quỹ tấm lòng vàng.
Cụ thể, theo đơn kiến nghị của tập thể công nhân, từ năm 2014 đến nay, công đoàn công ty thu số tiền 10.000 đồng của hơn 1.500 người, ủng hộ quỹ tấm lòng vàng. Tuy nhiên, công đoàn công ty không công khai tổng thu, chi được bao nhiêu, ai nắm giữ.
“Tiền phạt của những công nhân vi phạm lỗi, chúng tôi cũng không được thông báo nộp vào quỹ nào. Khoản thu 10.000 đồng tuy không lớn nhưng nhân với số người đóng trong 3 năm lại là con số không nhỏ.
Đó là tiền mồ hôi công sức của chúng tôi, nếu không công khai được việc dùng nó làm từ thiện, chúng tôi đề nghị trả lại cho anh em công nhân”, anh T.Đ (25 tuổi, một công nhân may) nói.
Chị L.T.T đại diện nhóm công nhân cho hay, năm 2016, công đoàn thành phố Hà Nội có tổ chức chương trình mái ấm tình thương cho đoàn viên công đoàn với kinh phí được hỗ trợ là 30 triệu đồng.
“Khoản hỗ trợ trên không được thông báo tới toàn thể đoàn viên công đoàn, không công khai đối tượng được nhận hỗ trợ. Tất cả chúng tôi đều đóng phí công đoàn đầy đủ, vậy mà khi công đoàn tổ chức du lịch lại hạn chế số lượng người tham gia. Một số công nhân hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi đã đề nghị, lãnh đạo công đoàn vẫn không hỗ trợ”, chị T nói.
Video đang HOT
Sáng 2.3, hơn 1500 công nhân của công ty may Đại Nghĩa, Mỹ Đức Hà Nội đình công
Các công nhân cho rằng để xảy ra những vấn đề trên, trách nhiệm do ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Công đoàn Công ty May Đại Nghĩa. Ngày 28.2, hơn 1.500 công nhân đã nghỉ việc để phản đối. Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đã lập đoàn thanh tra, lãnh đạo công ty tổ chức đối thoại với công nhân. Tuy nhiên, đến ngày 2.3, các công nhân vẫn chưa nhận được trả lời của lãnh đạo công ty, công đoàn nên tiếp tục phản ứng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch huyện Mỹ Đức cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin công nhân đình công, ông đã đề nghị công an huyện, liên đoàn lao động huyện đến giải quyết.
“Thông tin ban đầu chúng tôi nắm được việc các công nhân nghỉ việc do một số mâu thuẫn nội bộ của công ty. Việc chỉ diễn ra trong khuôn viên của công ty, không gây ùn tắc giao thông hay hỗn loạn. Chúng tôi đã yêu cầu lực lượng công an đến đảm bảo trật tự, công đoàn huyện đến đối thoại với công nhân”, ông Hoạt cho hay.
Ông Đỗ Hữu Hùng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức khẳng định, việc công nhân đình công không phải do lương thấp, hay điều kiện lao động không đảm bảo.
“Chúng tôi đã làm việc với công đoàn ngành dệt may Hà Nội, lập đoàn kiểm tra xem có vấn đề sai phạm gì không. Tuy nhiên, phía công ty không cho sờ vào sổ sách với lý do đây là vấn đề nội bộ, không ảnh hưởng đến chế độ chính sách của công nhân”, ông Hùng nói.
Về vấn đề quỹ tấm lòng vàng mỗi công nhân đóng 10.000 đồng/tháng ông Hùng cho biết sẽ phối hợp với công đoàn dệt may Hà Nội làm việc với công ty.
Theo Danviet
Đại lộ danh nhân: "Giẫm đạp lên tên sao gọi là tôn vinh?"
Con đường vinh danh những danh nhân, nghệ sĩ nằm ở vị trí mà cả ngàn lượt người sẽ đi bộ vào mỗi cuối tuần.
Theo đề xuất, "Đại lộ danh nhân" sẽ nằm ven hồ Hoàn Kiếm, kéo dài từ tháp Hòa Phong đến đền Bà Kiêu
Gần đây, thông tin về việc Hà Nội đưa ra ý tưởng xây dựng "Đại lộ danh nhân" ghi danh những danh nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học... có đóng góp lớn cho TP thu hút sự chú ý của dư luận.
Nhiều người cho rằng tuyến đường này sẽ tạo điểm nhấn trong không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại nó sẽ gây lên tranh cãi, ai sẽ được ghi danh.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tỏ ra ngạc nhiên trước ý tưởng này. Bởi phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm có hàng ngàn lượt người qua lại vào mỗi dịp cuối tuần, chưa tính đến ngày lễ Tết. Làm "Đại lộ danh nhân" thì không thể tránh được tình trạng người đi đường giẫm chân những viên đá ghi danh.
"Tên là điều rất thiêng liêng với người Việt, khắc tên danh nhân lên mặt đường để cả ngàn người giẫm đạp sao gọi là tôn vinh được? Văn hóa của chúng ta khác văn hóa Mỹ. Những danh nhân, người có công thường được khắc tên lên bia đá đặt ở nơi trang trọng, không phải ở mặt đường, vỉa hè", PGS Hùng nói.
Theo ông Hùng, nếu xây "Đại lộ danh nhân" sẽ vấp phải một vấn đề gây tranh cãi lớn, ai sẽ xứng đáng được vinh danh ở đó. "Xét danh nhân theo tiêu chí nào? Đóng góp ra sao? Nếu không lập được một hội đồng thẩm định khách quan, con đường đó có thể biến thành nơi ghi thêm vài người háo danh, nhờ vả, xin xỏ để được tôn vinh".
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, người nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hà Nội lại ủng hộ ý tưởng "Đại lộ danh nhân". Tuy nhiên, thành phố cần cân nhắc vị trí phù hợp.
Ông Tiến cho rằng khu vực hồ Hoàn Kiếm gắn với truyền thuyết lịch sử tâm linh, nơi có Tháp Bút, Đài Nghiên tôn vinh văn hóa truyền thống. Việc xây dựng công trình mang dấu ấn, phong cách phương Tây không phù hợp.
"Ý tưởng tốt thì nên chọn một vị trí tốt, không nên dồn tất cả vào hồ Hoàn Kiếm, nơi quá đông đúc. Chúng ta có những công viên lớn như công viên Hòa Bình thì sao không đặt những danh nhân ở đó", ông Tiến bày tỏ.
Trước đó, ông Vũ Hồng Dương, Trưởng ban quản lý xây dựng công trình công ích quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, dự án "Xây dựng cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm" trong đó có hạng mục "Đại lộ danh nhân" sẽ được lấy ý kiến của người dân để hoàn thiện.
Theo đó, một đoạn đường Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ tháp Hòa Phong tới đền Bà Kiệu được đề xuất cải tạo thành "Đại lộ danh nhân". Cũng theo dự kiến "Đại lộ danh nhân" sẽ là nơi ghi danh những danh nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu... có đóng góp lớn cho sự phát triển của Hà Nội, tương tự như "Đại lộ danh vọng" của nước Mỹ.
Chiều 22.2, trao đổi với PV, ông Phạm Tuấn Long, PCT UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, theo kết quả lấy ý kiến người dân, có đến 96% ủng hộ việc cải tạo, chỉnh trang khu vực hồ Hoàn Kiếm, cùng ý tưởng xây dựng "Đại lộ danh nhân".
Theo Danviet
HN: "Ma trận vỉa hè" đẩy người đi bộ xuống lòng đường Vỉa hè bị chiếm dụng bởi những bếp than, xe máy, bàn ghế, hàng quán... khiến người đi bộ ở Hà Nội phải đi xuống lòng đường hoặc lạng lách, đánh võng tìm một lối thoát trên vỉa hè. Tại Hà Nội, tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra rất phổ biến nhưng ít thấy...