Hơn 150 bác sĩ chia sẻ cách phòng tránh bệnh gan
Các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm về xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh viêm gan tại Hội thảo xét nghiệm chuẩn đoán viêm gan tại TP HCM, mới đây.
Công ty Abbott vừa tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 40 năm xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan” với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu trong ngành như: Giáo sư Phạm Hoàng Phiệt (Chủ tịch Hội Gan mật TP HCM) Giáo sư – Bác sĩ Henry Chan (chuyên gia đầu ngành về Viêm gan của Hong Kong) Dược sĩ Nguyễn Thanh Tòng (Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo) và khoảng 150 bác sĩ đến từ các bệnh viện trên cả nước.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm về xét nghiệm và phương pháp trong điều trị bệnh viêm gan từ quá khứ, hiện tại đến những định hướng rõ ràng trong tương lai. Giáo sư Phạm Hoàng Phiệt đã cung cấp những thông tin mới về tình hình bệnh viêm gan B tại Việt Nam cũng như tổng quan về các phương pháp xét nghiệm viêm gan của Việt Nam trong hơn 40 năm qua.
Năm 1969, lần đầu tiên Việt Nam đã tiến hành xét nghiệm viêm gan B bằng phương pháp dùng riêng lẻ để phát hiện HBsAg ở một số đối tượng cho máu (kỹ thuật Ouchterlony). Năm 1991, phương pháp này có cải thiện dần. Và đến năm 2008, phương pháp xét nghiệm tiên tiến qHBsAg có mặt ở Việt Nam và được ứng dụng trong lâm sàng để theo dõi bệnh nhân trong các pha diễn biến tự nhiên và trong điều trị. Một số nghiên cứu đã được thực hiện như: tương quan HBV-DNA/qHBsAg trong viêm gan B mạn thể HBeAg pos và HBeAg neg hoặc điều trị chuyển tiếp từ Nucs sang Peg IFN trong viêm gan B mạn tính.
Các chuyên gia cũng nhìn nhận viêm gan siêu vi B là mối quan tâm sức khỏe hàng đầu trên toàn cầu và còn là một trong các bệnh nhiễm siêu vi thường gặp nhất.
Video đang HOT
Trên thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm trùng và khoảng 400 triệu người đang bị bệnh viêm gan B kinh niên, trong đó, có khoảng 250 nghìn người thiệt mạng mỗi năm. Viêm gan B khá phổ biến ở các nước đang phát triển ở khu vực châu Phi, châu Á và vùng Thái Bình Dương. Việt Nam cũng nằm trong vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao. Do đó, việc tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt để phát hiện bệnh sớm và theo dõi điều trị là việc làm quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.
Hơn 40 năm qua, Abbott Diagnostics đã không ngừng nghiên cứu và phát minh các phương pháp xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm gan. Với hệ thống máy móc và kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đây là một trong những viện nghiên cứu đầu tiên làm được các xét nghiệm định tính thế hệ mới giúp phát hiện được nhiều thể đột biến của siêu vi B. Đồng thời, với việc phát triển hệ thống định lượng tự động pha loãng có khả năng định lượng chính xác, người bệnh đã có thể biết được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình theo dõi điều trị viêm gan siêu vi B. Điều này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên dễ dàng và chính xác hơn, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và chi phí.
Abbott sẽ tiếp tục đồng hành cùng các hiệp hội chăm sóc sức khỏe uy tín trong cả nước để hỗ trợ cung cấp các giải pháp về xét nghiệm của các căn bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, tuyến giáp, ung thư, ghép tạng…
Theo VNE
5 loại bệnh nên hạn chế ăn tỏi
Tỏi là loại rau gia vị tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là ai cũng ăn thoải mái được.
Người mắc bệnh về mắt
Cổ nhân nói rằng, "tỏi trị trăm bệnh chỉ trừ duy nhất là hại mắt". Thời gian lâu dài ăn nhiều tỏi là có hại cho mắt. Tỏi có vị hăng nhất, hơn nữa có thể đi tới mọi ngóc ngách trong cơ thể, tỏi lại thông với mất, dễ gây ra tổn thương cho mắt.
Vì vậy những người bị bệnh về mắt khi ăn tỏi chú ý không nên ăn quá nhiều, trong quá trình chữa trị nhất định phải kỵ thực phẩm hăng cay.
Người có thể chất yếu và nhiệt
Cổ nhân cho rằng ăn nhiều tỏi sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, "Bản thảo tùng tân"ghi chép "tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thểchất yếu và nhiệt không được để chạm môi". Vì vậy, người có thể chất kém, khíhuyết yếu cần chú ý.
Người mắc bệnh gan
Rất nhiều người sửdụng phương pháp ăn tỏi để phòng ngừa viêm gan, thậm chí có người sau khi mắc bệnh gan vẫn ăn tỏi hàng ngày. Điều này là không đúng. "Bản thảo cang mục" ghi chép tỏi " ăn nhiều tổn thương gan, mắt", tỏi tính nhiệt, có thể trợ giúp nóng, vị tỏi lại hăng, tính kích thích mạnh, người có gan nóng trong nếu ăn tỏi, nóng gan sẽ càng nóng, thời gian lâu dài đương nhiên sẽ gây ra tổn thương.
Người bị tỳ yếu, đi ngoài
Tính kích thích của tỏi sống rất mạnh, thường ngày ăn có thể thúcđẩy tiêu hóa, nhưng nếu người mắc bệnh viêm đường ruột dạng vi khuẩn, khi bị đi ngoài lại tiếp tụcăn tỏi, sự kích thích mạnh sẽ làm cho màng niêm đường ruột xung huyết. Phù thũng càng thêm nặng, thúc đẩy lọt ra ngoài làm bệnh tình thêm ác tính.
Người bệnh nặng thận trọng khi ăn
Tỏi thuộc thực vật phát chất, gọi là thực vật phát chất là chỉ đặc biệt dễ dẫn đến một một bệnh nào đó hoặc làm nặng thêm các bệnh đã bộc phát trước đó. Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Dương Hằng
Theo Dân trí
Ca ghép gan nhanh nhất thế giới Các bác sĩ Anh vừa thực hiện ca ghép gan được xem là nhanh nhất trong lịch sử y văn thế giới - khi thực hiện toàn bộ các xét nghiệm và phẫu thuật chỉ trong vòng 3 ngày sau khi tìm ra người hiến phù hợp. Chàng thanh niên Billy Sewell, 24 tuổi, đã ở bên bờ vực cái chết thì được...