Hơn 15 năm nhọc nhằn trong nghề, cô lao công lần đầu tiên thổ lộ ước muốn bất ngờ đầu Xuân năm mới
‘Tết’ – đồng nghĩa với những giây phút sum họp, đoàn viên cùng gia đình nhưng đối với các công nhân môi trường, Tết lại là thời gian sự vất vả tăng lên gấp bội.
Rác thải sinh hoạt thường có mùi hôi thối, bẩn thỉu, ai đi qua cũng phải bịt mũi thậm chí nín thở và vượt cho nhanh. Còn với người công nhân vệ sinh môi trường thì hàng ngày họ vẫn ’sống chung với rác’.
Video: Điều ước giản dị từ trái tim yêu nghề của cô lao công tại Hà Nội
Cần mẫn không tháng ngày nghỉ ngơi
Là công nhân môi trường phụ trách tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, cô Dương Thị Bình(52 tuổi) đã quá quen với từng ngõ ngách, hẻm nhỏ.
Cô Bình phụ trách vệ sinh trên tuyến phố Nguyễn Lương Bằng.
Cô Bình bắt đầu ca làm việc từ 3 giờ chiều và kết thúc vào đêm khuya. Đó là những ngày thường, còn khi đột xuất xe cẩu có sự cố, ngày mưa bão, cuối tuần hoặc vào dịp lễ tết, lượng rác tăng đột biến thì phải làm đến 2 – 3 giờ sáng.
Với công việc khắc nghiệt, thật khó để tưởng tưởng nổi, người phụ nữ này đã gắn bó với ‘cán chổi’ quét đường 15 năm nay. Trước vẻ thán phục và có phần bất ngờ của tôi, nữ lao công quê ở Nghệ An cười xoà: ‘Vất vả chứ, nhưng biết làm thế nào được’.
Một mình làm việc vào ban đêm, có nhiều khi cô Bình cảm thấy buồn và tủi thân.
Trong những cận Tết, lượng rác thải mỗi ngày của người dân thành phố lên tới hàng nghìn tấn rác. Nếu không được quét dọn, thu gom và xử lý, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường. Bởi vậy, cô Bình hay những công nhân môi trường khác phải tăng cường nhiều giờ làm việc: ‘Người không có mà công việc thì tăng gấp đôi. Trước đây, hai người làm việc trên tuyến đường này nhưng giờ chỉ còn mình tôi, quét cả trong ngõ lẫn đường lớn’.
Điều ước năm mới: Giản dị từ trái tim yêu nghề
Dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn song cô Bình chưa bao giờ hết yêu nghề mà bản thân đã lựa chọn. Hỏi về điều ước của mình trong năm mới, người phụ nữ 52 tuổi trả lời không chút ngập ngừng: ‘Chúng tôi mong muốn sẽ có một nơi gửi xe hợp lí. Bởi ngày ngày đi làm, tôi không có một địa chỉ cụ thể nào để gửi phương tiện cá nhân của mình cả’.
Cô Bình nói hết tâm tư: ‘Vì thời gian làm việc kéo dài và vào khung giờ ‘éo le’ nên những nơi ngày thường tôi gửi sẽ yêu cầu lấy xe về sớm nên không hề thuận tiện trong quá trình làm việc’.
Lời tâm sự chân chất, thật thà của cô lao công xứ Nghệ khiến ai nghe cũng phải bất ngờ. Điều ước trong năm mới không phải là một công việc nhàn hạ hơn, không phải sức khoẻ tốt hơn, cũng không hề yêu cầu mức lương được cải thiện mà chỉ là mong muốn có một nơi gửi xe – nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng đối với cô Bình trong 15 năm làm việc – đây vẫn chỉ là một điều ước.
Nụ cười thường trực trên gương mặt người phụ nữ trung tuổi.
Có lẽ, khi cùng gia đình vui chơi du xuân trên những tuyến đường sạch đẹp, ít ai nghĩ đến những giọt mồ hôi, công sức của những người công nhân vệ sinh môi trường. Để cùng chia sẻ bớt những nhọc nhằn, vất vả với những người lao công mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác trong việc thực hiện quy định về tập kết rác đúng thời gian, đúng nơi quy định.
Kỳ Duyên – Kiên Nas
Theo baodatviet
Nếu có con trai, bạn nhất định phải dạy con 3 điều quan trọng này nếu muốn con nên người
Để con trai trở thành một người đàn ông tốt, cha mẹ nên dạy con biết chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm, tôn trọng người khác và luôn tử tế trong mọi trường hợp.
Khi phạm sai lầm, con phải chịu trách nhiệm
Khi đứa trẻ mắc lỗi, nếu không nghiêm khắc ngay từ đầu với lỗi lầm đó, con bạn chắc chắn sẽ lặp lại lỗi lầm này thêm ít nhất lần nữa, thậm chí lặp đi lặp lại.
Vậy cha mẹ phải làm gì để con không tái phạm nữa? Chỉ có duy nhất một cách là bắt con phải chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm, chứ không chỉ là phạt hay nhắc nhở.
Cậu bé Tiểu Lý được mẹ dạy cho bài học chịu trách nhiệm bằng cách bắt nhặt rác ở trường.
Trường hợp cậu bé Tiểu Lý, 8 tuổi, bị mẹ phạt đi nhặt rác vì phạm lỗi ở trường, là một gợi ý hay cho các bậc cha mẹ về cách dạy con chịu trách nhiệm. Tiểu Lý nổi tiếng nghịch ngợm và liên tục làm hỏng tài sản của nhà trường. Mẹ Lý nghĩ, nếu chỉ nhắc nhở hay phạt, lần sau con cô sẽ quên ngay vì trẻ con dễ quên và cô đã bắt con chịu trách nhiệm bằng cách đi nhặt rác. "Nhà trường yêu cầu mẹ bồi thường, nhưng mẹ không thể giúp con, nên con sẽ phải chịu trách nhiệm cho những rắc rối mà con gây ra" - mẹ nói với Tiểu Lý.
Kết quả là, ngày hôm sau, cậu bé Tiểu Lý phải mang theo một chiếc bao tải khi đến trường và sau giờ học, cậu phải ở lại nhặt rác. Còn mẹ của cậu thì âm thầm theo sát để xem con có thực hiện không và cũng để đảm bảo an toàn của con.
Đừng nghĩ con bạn còn nhỏ mà chưa biết chịu trách nhiệm về hậu quả mà chúng gây ra. Nếu một sai lầm nhỏ mà không nghiêm khắc sửa cho con sẽ tích lũy dần thành những việc làm xấu. Các bậc cha mẹ nên nhớ, ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải cho con hiểu và dạy con biết chịu trách nhiệm.
Luôn tôn trọng người khác
Một video từng gây phẫn nộ cho nhiều người xem khi quay cảnh một cậu bé chừng 10 tuổi đi cùng mẹ trên vỉa hè và đứa trẻ vừa đi vừa ném giấy xuống đất. Cạnh đó một người công nhân vệ sinh đang quét dọn đường phố và người này nhắc nhở cậu bé hãy ném giấy vào thùng rác. Thật bất ngờ khi đứa trẻ phản ứng: " Tôi thích ném đó, không phải ông là người dọn dẹp sao? Đó là việc của ông mà". Nói rồi, cậu bé xé mảnh giấy nhỏ thêm rồi vứt tung ra vỉa hè.
Video ghi lại cảnh cậu bé vứt giấy ra đường mặc cho được nhắc nhở.
Đối với con trai, kiến thức là bước đệm để vào đời, nhưng biết cách tôn trọng người khác mới là tấm hộ chiếu để các bé đi xa hơn trong tương lai.
Cha mẹ nên dạy cho con hiểu, trong cuộc sống, mỗi công việc, mỗi con người đều đáng trân trọng nếu họ là những người thiện, làm việc tốt. Khi các con hiểu được giá trị của bản thân và tôn trọng giá trị của người khác thì các bé sẽ nhìn thế giới với một trái tim bình đẳng.
Trong mọi trường hợp, hãy tử tế
Một cậu bé 8 tuổi ở Anh thường xuyên bị bạn bè chế giễu vì mái tóc dài. Rồi một ngày cậu bé cắt tóc và cẩn thận gói bím tóc của mình vào một cái túi, sau đó yêu cầu cha quyên góp cho một tổ chức phúc lợi công cộng. Hóa ra, khi nhìn thấy trên tivi các bạn nhỏ bị ung thư bị rụng tóc, cậu bé đã rất buồn và nghĩ ra cách này với mong muốn giúp các bạn vui hơn.
Một cậu bé có lòng trắc ẩn và biết cảm thông với nỗi đau của đồng loại chắc chắn sẽ là một người tốt khi lớn lên.
Nhà tâm lý học Claire cho rằng, dạy cho trẻ hành vi tốt là giáo dục chúng trở nên tử tế, biết quan tâm tới người khác và tôn trọng mọi người.
Một chàng trai dám chịu trách nhiệm, biết cách tôn trọng người khác, luôn đối xử tử tế với mọi người thì dù cuộc sống sau này có trải qua chuyện gì, chắc chắn cậu sẽ luôn có cái nhìn tích cực, mạnh mẽ tự tin và nhiệt tình.
Theo Sohu/Helino
Giáo viên hợp đồng Hà Nội: "Gáo nước lạnh" và canh cánh nỗi lo "theo nghề, nghề phụ" Nhưng ngay nay, hang trăm giao viên hơp đông tai môt sô huyên, thi xa vân đang nơm nơp lo âu cho phân nghê, du đa co chi đao cua sơ Nôi vu Ha Nôi, công khai danh sach giao viên đu điêu kiên xet tuyên đăc cach. Canh canh nôi lo "theo nghê, nghê phu" Đo la nôi long cua cô giáo...