Hơn 140.000 lao động ngoại tỉnh đã quay lại TP.HCM làm việc
Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, lao động từ các tỉnh quay trở lại TP.HCM làm việc dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tại họp báo chiều 18/10, trả lời câu hỏi của Zing về tình hình đón lao động từ các tỉnh quay lại TP.HCM làm việc, ông Nguyễn Văn Lâm – Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội – cho biết theo thống kê của các khu chế xuất và khu công nghiệp hiện nay số lao động trở lại làm việc khoảng hơn 134.000 người.
“Ngoài ra, số lao động quay lại làm việc ở các quận, huyện, TP Thủ Đức khoảng trên dưới 5.000 người”, ông nói.
Theo ông Lâm, hiện nay, UBND TP.HCM đã có văn bản 3231 về phương thức đưa đón vận chuyển công nhân quay lại thành phố, do đó thời gian tới, số lao động trở lại làm việc sẽ tăng lên và tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khả quan hơn.
Sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách, rất nhiều lao động và công nhân, nhất là các tỉnh đã quay lại TP làm việc. Ảnh: Phạm Ngôn.
Video đang HOT
Theo đó, người lao động là người mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm vaccine ít nhất 1 mũi, đối với vaccine tiêm 2 mũi thì được quay lại thành phố.
Đối với lao động thuộc doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao muốn vào TP làm việc, các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển sẽ gửi phương án vận chuyển về UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp… hoặc bộ ngành quản lý để rà soát tổng hợp gửi Sở GTVT TP.HCM để triển khai đưa đón người lao động về thành phố.
Đối với lao động tự do muốn quay lại thành phố, đối tượng này thuộc phương thức vận chuyển thứ 3 trong văn bản 3231 của UBND TP.HCM ngày 30/9.
Về lực lượng lao động ở TP có nhu cầu tìm việc, ông Lâm cho biết hiện thành phố có 127 cơ quan giới thiệu việc làm, có giấy phép là trung tâm việc làm của thành phố.
Hiện nay lao động ngoại tỉnh về thành phố có 2 xu hướng là đến công ty cũ để làm việc và một số khác muốn tìm việc làm mới. Hiện nay, Sở có 2 trung tâm dịch vụ việc làm ở quận Bình Thạnh, các cơ quan này có địa chỉ người lao động và doanh nghiệp cần tìm việc và tìm người. “Trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là đầu mối kết nối 2 bên, nếu phù hợp nhu cầu sẽ giới thiệu để doanh nghiệp phỏng vấn”, ông nói.
Hà Nội: Hơn 3,1 triệu người bị ảnh hưởng COVID-19 được hỗ trợ
Ngày 15/10, thông tin về thực hiện các chính sách an sinh xã hội hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do COVID-19 của Chính phủ của TP Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố đã phê duyệt, hỗ trợ 1.641 tỷ đồng cho 3.127.065 người, hộ dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Thực hiện hỗ trợ cho người dân khó khăn trong thời gian dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: Báo Hànộimới
Cụ thể, các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho hơn 1,755 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh danh gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 3642 của UBND TP Hà Nội với kinh phí gần 880 tỷ đồng.
Trong đó, hơn 1,727 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh đã được hỗ trợ với kinh phí hơn 828 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 94%). Số còn lại sẽ nhận trong ngày tới.
Theo chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết 15 của HĐND TP Hà Nội, các đơn vị của thành phố đã quyết định hỗ trợ 8/8 nhóm đối tượng (hơn 289.400 người, hộ kinh doanh) với tổng kinh phí đã thực hiện 297/298 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 99%).
Trong thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội quyết định hỗ trợ người dân khó khăn với kinh phí hơn 89 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19 để quyết định hỗ trợ cho hơn 175.110 người khó khăn.
Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị, xã hội và chính quyền các địa phương trên địa bàn thành phố đã quyên góp, vận động, ủng hộ, hỗ trợ cho 1,059 triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trong thời gian dịch bệnh COVID-19 ổn định cuộc sống với số tiền 304 tỷ đồng.
Đáng chú ý, thời gian gần đây thực hiện Nghị quyết 116 của Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, đến cuối ngày 15/10, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội đã chi trả cho 28.336 người lao động với tổng số tiền hơn 70 tỷ đồng.
Trong đó có 23.604 người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, số tiền 59,4 tỷ đồng; 4.732 người lao động tạm dừng tham gia bảo hiểm xã hội với số tiền gần 10,7 tỷ đồng.
Cũng theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong số những người dân, người lao động gặp khó khăn do COVID-19, nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã có 32.773 người lao động được hưởng hỗ trợ với kinh phí hơn 131 tỷ đồng. 1.158 hướng dẫn viên du lịch được hưởng hỗ trợ hơn 4,2 tỷ đồng. 14.615 hộ kinh doanh được hưởng hỗ trợ số tiền 43,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nhóm người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do), 30 quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 255.706 lao động tự do với số tiền hỗ trợ là gần 384 tỷ đồng...
Bà Rịa-Vũng Tàu nới lỏng giãn cách, các chốt kiểm soát quá tải Từ 0 giờ ngày 16/10, theo công văn số 15467/UBND-VP của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc áp dụng tạm thời một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, việc di chuyển di chuyển của người dân trong tỉnh và người từ các địa phương khác vào tỉnh đã dễ dàng hơn nhiều. Lực...