Hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại miền Nam
Tối 21-8, Bộ Y tế cho biết đã có hơn 14.000 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam từ 1-7 đến 21-8.
UBND TP.HCM đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người giúp TP chống dịch.
Các nhân viên y tế bệnh viện dã chiến tại TP.HCM liên tục túc trực điều trị cho bệnh nhân COVID-19 – Ảnh: THU HIẾN
Cụ thể tính đến 12h ngày 21-8, đã có 14.543 cán bộ, nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam.
Bộ Y tế có 195 người, bao gồm lãnh đạo bộ và lãnh đạo, chuyên viên các cục/vụ/viện; bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP.HCM, TP Thủ Đức và 21 quận, huyện của TP.HCM (48 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ (30 người); tổ công tác đặc biệt hỗ trợ 12 tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ (50 người); 7 tổ công tác hỗ trợ các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ (67 người).
Khối địa phương có 35 tỉnh, thành phố huy động 1.983 người tới TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khối các trường y dược có 12 trường huy động với 7.573 người tới TP.HCM, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khối các bệnh viện trung ương gồm 27 bệnh viện huy động 2.731 người tới TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Các bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực gồm 10 bệnh viện huy động 1.246 người tới các trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long.
Khối các viện trực thuộc Bộ Y tế gồm 8 viện huy động 815 người tới TP.HCM, Long An, Bình Dương, Tiền Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ.
Video đang HOT
Sáng 21-8, ông Huỳnh Thanh Nhân – giám đốc Sở Nội vụ, tổ trưởng Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM – vừa trình UBND TP đề xuất Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu xem xét tăng cường hơn 6.000 người cho TP.HCM.
Trong đó có 4.000 cán bộ chiến sĩ chủ lực của Quân khu 7, 400 bác sĩ, 1.600 nhân viên y tế khác, 30 xe cứu thương kèm 30 tài xế và 30 nhân viên y tế theo xe cứu thương, cấp cứu.
Trước đó, TP.HCM đã huy động nhiều nguồn lực từ lực lượng y tế ở TP, sinh viên, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành trên địa bàn TP và các tỉnh
Đi cắm trại hơn một tuần, 4 người kẹt ở núi Dinh 1,5 tháng vì dịch
Những ngày kẹt trên rừng, không có sóng điện thoại, anh Huy coi đây là khoảng thời gian tạm nghỉ, sống chậm lại để học thêm kỹ năng mới cho công việc.
"Sáng dạo quanh rừng nghe chim hót, suối chảy. Chiều tản bộ và nghe tiếng mưa dông", đó là đôi lời mô tả về cuộc sống tránh dịch trên núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) của anh Nguyễn Huy (33 tuổi), hướng dẫn viên du lịch, trong 1,5 tháng qua.
Chia sẻ với Zing , anh Huy cho biết cuối tháng 5/2021, sau khi dẫn đoàn khách từ TP.HCM đi trekking, cắm trại ở xã Trị An, tỉnh Đồng Nai, anh quyết định ở lại đây thêm một tuần. Sau đó, anh cùng 3 người bạn tiếp tục đi cắm trại ở núi rừng Ninh Thuận, Lâm Đồng đến hết tháng 6.
Đầu tháng 7, anh Huy định trở về nhà thì TP.HCM bùng phát dịch, rồi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Bạn anh nhắn tin báo rằng phường nơi anh ở bị cách ly vì xuất hiện nhiều F0.
Nhóm anh Huy hạ trại, dựng lán trong rừng sâu để tránh dịch.
Nhóm anh Huy quyết định di chuyển tới núi Dinh để tránh dịch và ở lại đến nay.
"Mình không nghĩ chuyến đi này lại dài đến như vậy. Những đợt trước có lâu thì cũng chỉ 1-2 tuần là về. Tuy vậy, đợt dịch này căng thẳng, mình cảm thấy có phần may mắn vì bị kẹt ở đây", anh nói.
"Khu cách ly Covid-19. 1/7/2021"
Khi bắt tay vào dựng trại, làm lán ở tạm trên núi, nhóm anh Huy viết lên tấm biển để đánh dấu ngày mắc kẹt. Nhằm hạn chế tiếp xúc với người lạ, họ chọn địa điểm ở khá sâu trong rừng. Nơi hạ trại cũng gần nguồn nước và suối để tiện cho việc sinh hoạt.
Trong 2 tuần đầu tiên, cứ cách 2-3 ngày, nhóm anh Huy lại thay phiên nhau xuống núi để mua thực phẩm. Tuy nhiên, từ hôm 17/7, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, họ phải vào rừng lấy măng, hái nấm, bắt cua để cải thiện bữa ăn.
"Nhóm mình đều có kinh nghiệm cắm trại nên mang đầy đủ bạt che mưa, lều, đồ nấu bếp, quần áo. Điều khó khăn là mọi việc ăn uống, ngủ nghỉ phải chủ động. Trong rừng hay có mưa và gió lớn nên địa điểm hạ trại cũng phải tìm nơi không có cây khô, tránh xa chỗ ẩm ướt", anh nói.
Cả nhóm vào rừng lấy măng, hái nấm, bắt cua để cải thiện bữa ăn.
Theo anh Huy, việc mọi người tăng cân trong thời gian này là điều khó tránh khỏi. Họ vẫn tập thể dục, thường xuyên vào rừng lấy măng nhưng chuyến đi giống như nghỉ dưỡng nhiều hơn.
Sau 15 ngày, nhóm gặp cán bộ kiểm lâm và được khuyên xuống núi khai báo y tế. Sau đó, họ được giới thiệu tới ở ngôi chùa cách điểm cắm trại khoảng 3 km.
"Các sư thầy sẵn lòng cho nhóm mình ở lại tịnh xá, hàng ngày phụ giúp công việc bếp núc. Thời gian này, Phật tử không lui tới nên mọi người không lo lắng về Covid-19", anh Huy kể.
Hàng ngày, cả nhóm thức dậy sớm, vào bếp nấu nước. Tới trưa và chiều, họ theo các thầy vào rừng hái măng, nấm để làm đồ ăn. Ở tịnh xá có gạo và các món chay khác nên bữa ăn của nhóm cũng thêm đa dạng, đủ dinh dưỡng.
Nhóm anh Huy đang ở nhờ tại ngôi chùa trong rừng.
Anh Huy cho biết chùa nằm khá xa chân núi nên gần như không có sóng điện thoại, thỉnh thoảng mới dùng được Wi-Fi. Tuy nhiên, nhờ đó, cả nhóm được sống hòa mình với thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành.
Với họ, đây là khoảng thời gian tạm nghỉ, sống chậm lại để học thêm kỹ năng mới cho công việc hướng dẫn viên trekking, cắm trại sau này.
"Hiện tại điều mình mong nhất là Sài Gòn dập hết dịch để cuộc sống của mọi người được trở lại như xưa. Mình cũng được trở về với công việc tour guide, hàng tuần dẫn khách đi trekking và camping ở những địa điểm đẹp. Hy vọng sớm hết dịch để tháng 10 này mình có thể chinh phục ngọn núi hùng vĩ kết hợp ngắm mùa lúa chín ở Tây Bắc", anh Huy chia sẻ.
Bạn đồng hành đặc biệt của anh Huy là cún cưng 5 tuổi tên Mimi. Trước đó, người bạn 4 chân này cũng theo anh trong nhiều chuyến đi.
Mỏi mắt ngắm khu vườn tiền tỷ của sao Việt Nếu như Lý Nhã Kỳ sở hữu khu vườn rộng 10.000 m2 ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với đủ loại cây trái thì Minh Hằng có mảnh vườn rộng khoảng 20.000m2 ở Đồng Nai. Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, ca sĩ Bằng Kiều thường xuyên chia sẻ cuộc sống thường ngày trên trang cá nhân. Trong đó, khu vườn bonsai...