Hơn 1,3 triệu người chết do tai nạn đường bộ hàng năm
Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, có hơn 1,3 triệu người chết vì tai nạn đường bộ hàng năm.
Theo báo cáo tình trạng toàn cầu về an toàn giao thông của WHO, cứ 24 giây lại có 1 người chết vì tai nạn đường bộ và khoảng 1,35 triệu người chết vì nguyên nhân này trên toàn thế giới mỗi năm. Con số tử vong đã tăng lên khoảng 100.000 người trong 3 năm từ 2013 tới 2016.
Số ca tử vong tăng cao mỗi năm. (Ảnh: AFP)
Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ tỷ vong do tai nạn đường bộ ở các nước thu nhập thấp không hề giảm và tỷ lệ rủi ro ở các nước này cao gấp 3 lần so với các nước có thu nhập cao. Tổ chức này cũng kêu gọi hành động để giảm tình trạng đáng lo ngại này.
Phạm Huân
Theo VOV
Trồng quýt chiết cành sai trĩu quả lại ít hạt thu hơn trăm triệu/năm
Cái "nôi" của Cách mạng - Bắc Sơn từ lâu đã nổi tiếng với giống quýt vàng đặc sản, được trồng ở những vùng núi đá cao 400- 500m. Trong khi phần lớn người dân ở nơi đây vẫn trồng quýt bằng hạt thì anh Phan Văn Hiền (SN 1976) lại nhân giống bằng phương pháp chiết cành cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Video đang HOT
Trồng quýt chiết cành
Quýt vàng Bắc Sơn là giống cây ăn quả bản địa sinh trưởng tốt trong khe núi, thung lũng. Chính màu vàng của nắng, vị ngọt của núi, hương thơm của gió rừng đã tạo ra thứ đặc sản mang hương vị đặc biệt được nhiều người lựa chọn. Đến Bắc Sơn vào những ngày này, từ xa xa nhìn lại đã thấy màu vàng nổi bật của những vườn quýt trĩu cành, làm sáng cả một vạt rừng.
Quýt vàng Bắc Sơn đang bước vào vụ.
Chúng tôi có cơ hội được đến thăm vườn quýt nhà anh Phan Văn Hiền - một trong những hộ gia đình tham gia mô hình trồng quýt VietGap ở thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Lúc này, anh đang ngồi cặm cụi kiểm tra vườn quýt và dụng cụ xua đuổi ruồi vàng, rầy nâu hại quýt từ những vật dụng đơn giản như: vòi nước nhựa dẻo, dây thép nhỏ và gói băng phiến.
Anh Hiền chia sẻ: "Qua tìm hiểu từ người quen cũng trồng cây ăn quả có múi, tôi đã nghĩ ra cách xua đuổi ruồi vàng bằng băng phiến. Lấy những viên băng phiến cho vào ống nhựa, sau đó treo lên các cành quýt, ống nhựa sẽ bao bọc để viên băng phiến không bị nước mưa làm tan chảy và mùi của nó tỏa ra sẽ khiến ruồi vàng không dám tiếp cận quả quýt. Hiệu quả từ dụng cụ đơn giản này sẽ góp phần giảm hàm lượng thuốc phun bảo vệ cây quýt".
Vườn quýt hơn 1ha của gia đình anh Hiền chín vàng đang cho thu hoạch với giá đổ xô tại vườn là 30.000 đồng/kg.
Nếu như đa phần các hộ trồng quýt trong các lân, lũng thì anh Hiền lại trồng trên đất nương bãi và quýt chiết cành. Chỉ sau 4 năm trồng, cây đã cho thu hoạch. "Gia đình tôi có hơn 1ha quýt nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Cây đã được 6 năm tuổi, số hạt trong mỗi quả chỉ khoảng 2, 3 hạt nên người tiêu dùng ưa chuộng. Tôi đang tiếp tục chiết cành từ những cây có chất lượng tốt để cung cấp cho nông dân trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công chỉ khoảng 80% nên chưa đáp ứng hết được nhu cầu của nông dân", anh Hiền cho hay.
Nhận thấy cây quýt vàng nổi tiếng của quê hương đang dần bị chết và thoái hóa, anh luôn trăn trở tìm cách phục hồi và phát triển loại cây bản địa này. Nhưng nếu vẫn trồng trên núi, khâu vận chuyển và chăm sóc khó khăn, hao hụt nhiều, vì vậy anh nảy ra suy nghĩ trồng quýt ở bãi đất bằng gần nhà. Đồng thời theo anh Hiền, quýt trồng bằng hạt sẽ cho quả có nhiều hạt hơn nên anh đã suy nghĩ về việc chiết cành nhân giống quýt vàng để hạn chế hạt.
Quýt sai trĩu cành nên phải nhờ đến sự chống đỡ của cây chống và dây kéo.
Anh Hiền đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu các đặc tính của loại cây ăn quả này nên khi trồng trên đất thịt, cây quýt vẫn phát triển tốt và sai quả mỗi năm. Theo anh, quýt là giống cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, thích hợp với thời tiết lạnh nên khi trồng trên đất thịt phải tốn nhiều công chăm sóc hơn, thường xuyên tưới nước, kiểm tra sâu bệnh. "Nhờ đưa các phương pháp này vào áp dụng mà chất lượng quả được cải thiện. Năm ngoái quýt vườn nhà tôi cứ 6 quả là đạt 1 kg, hạt ít, quả bóng láng, vàng đều và độ ngọt được cải thiện rõ rệt. Năm nay mới bắt đầu vào vụ chín, quả cũng to đều, chắc không thua kém năm ngoái". anh Hiền nói.
Trồng quýt là trồng rừng..
Với nhiều năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc loại cây ăn quả này, anh Hiền cho biết: Phân chuồng nên được ủ trước khi bón cây vì khi bón ban đầu cây xanh mướt, phát triển rất tốt nhưng sau đó, do độ ẩm cộng với những vi khuẩn, sâu bệnh trú ngụ trong phân phát triển làm xuất hiện nhiều sâu bệnh hại ở gốc và thân làm cây vàng lá dần. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, cây sẽ chết. Anh Hiền cũng thường xuyên tự chế thuốc phun diệt sâu bọ. "Lấy ớt, tỏi đem giã nhỏ rồi ủ với rượu 20 ngày, pha với nước rồi phun. Làm như vậy vừa an toàn, tiết kiệm mà cũng rất hiệu quả" - anh Hiền nói.
Những chùm quýt căng mọng, bóng mượt lại ít hạt tại vườn quýt nhà anh Hiền được khách hàng ưa chuộng.
Có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình anh cũng đã phải trải qua những khó khăn trong việc canh tác trên đất cằn, đất đá có độ dốc tạo thành đất màu mỡ. "Không nên cuốc xới gốc quýt vì rễ cây ăn lên bề mặt rất dễ bị đứt, chỉ nên phát cỏ và đặc biệt là phải cung cấp độ ẩm cho cây. Bởi vậy người ta nói trồng quýt là trồng rừng, có rừng thì độ ẩm của đất luôn đảm bảo", anh Hiền nói.
Những cây quýt chiết cành cho quả trĩu cành và ít hạt.
Gia đình anh Hiền tham gia mô hình sản xuất quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, được cơ quan chuyên môn trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn. Nhà nước quan tâm hỗ trợ hệ thống tưới nhỏ giọt gồm: téc nước, đường ống, địa điểm bán hàng, biển báo... Từ đó, gia đình có thêm điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, trồng và mở rộng thêm vườn quýt vàng.
Nhìn nơi chỉ toàn đá sỏi và cỏ dại trước kia nay bạt ngạt màu xanh, màu vàng của quýt, anh Hiền phấn khởi: "Vụ quýt năm ngoái, 400 cây quýt cho thu hoạch được gần 10 tấn quả, thu nhập gần 200 triệu đồng. Năm nay quýt sai nhiều hơn năm ngoái và khá đẹp mã. Từ đầu mùa đến giờ, gia đình tôi cũng bán khá nhiều rồi, thương lái vào vườn mua với giá đổ xô là 30.000 đồng/kg ".
Ngoài vườn quýt, hiện tại anh Hiền còn nuôi trâu nhôt chuồng nên gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Theo Danviet
Nơi trồng "lung tung" các loại cây ăn trái, "hái" mỗi năm cả trăm triệu Năng động sáng tạo, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, mỗi năm bà Tô Thị Pinh ở thôn Co Cam, xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn thu hơn trăm triệu từ các loại cây ăn trái như hồng Bảo Âm, mận, cam, chanh... Dẫn chúng tôi thăm khu vườn trồng xen các loại cây ăn quả, bà Pinh kể về...