Hơn 12,8 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 12,8 triệu ca nCoV, gần 567.000 người chết, châu Âu gần như kiểm soát được tình hình trong khi châu Mỹ vẫn là tâm dịch.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 12.829.911ca nhiễm và 566.986 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 228.122 và 5.278 trong 24 giờ qua, trong khi 7.471.320 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 3.353.493 ca nhiễm trong khi 137.385 người đã tử vong, tăng lần lượt 70.372 và 865 ca trong 24 giờ qua.
New York vẫn là bang ghi nhận ca nhiễm lớn nhất với gần 427.000 ca, California báo cáo gần 320.000 ca, trong khi ca nhiễm tại Texas, Florida cũng đã vượt 250.000. Hàng chục bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.
Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci đã cảnh báo Mỹ vẫn đang trong làn sóng Covid-19 đầu tiên và phải hành động ngay để ngăn ca nhiễm mới tăng. Fauci khẳng định biểu đồ số ca nhiễm mới ở Mỹ chỉ đi lên, chưa từng giảm xuống tới đường cơ sở và đang tiếp tục tăng trở lại.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 35.512 ca nhiễm và 945 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.839.850 và 71.469. Tuy nhiên, do hạn chế xét nghiệm diện rộng, nhiều chuyên gia lo ngại số ca nhiễm thực tế ở đất nước này cao hơn rất nhiều so với báo cáo.
Bất chấp các ca nhiễm mới liên tục tăng cao, nhiều thành phố, bang ở Brazil vẫn dần mở cửa trở lại sau nhiều tháng sống dưới lệnh phong tỏa. Chính quyền bang Rio de Janeiro, một trong những vùng dịch lớn ở Brazil, cho phép các quán bar hoạt động từ đầu tháng. Trong khi tâm dịch Sao Paulo cũng cho phép quán bar, nhà hàng, thẩm mỹ viện mở lại vài ngày sau đó.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thông báo sức khỏe vẫn ổn định sau khi xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 7/7.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Bandung, Indonesia, hôm 11/7. Ảnh: AFP.
Peru, vùng dịch lớn khác tại Mỹ Latinh, ghi nhận thêm 3.064 ca nhiễm và 182 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 322.710 và 11.682, là vùng dịch lớn thứ năm thế giới. Chính phủ Peru hôm 1/7 đã dỡ lệnh phong toả tại 18 trong số 25 vùng, nơi họ nhận định đã qua đỉnh dịch. Lima, nơi chiếm khoảng 70% ca nhiễm nCoV cả nước, cũng được dỡ lệnh phong toả.
Chile xếp thứ sáu thế giới với 312.029 ca nhiễm và 6.881 ca tử vong, tăng lần lượt 2.755 và 100 ca so với hôm trước. Giới chức nước này hôm 8/7 lên kế hoạch nới dần các biện pháp phong tỏa, song cho biết vẫn rất thận trọng. Ngay từ giữa tháng 4, Tổng thống Sebastian Pinera đã tuyên bố dịch đạt đỉnh và đưa ra một số biện pháp nới lỏng hạn chế.
Mexico là vùng dịch lớn thứ tám thế giới với 289.174 ca nhiễm và 34.191 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.891 và 665 ca. Thủ đô Mexico City là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, nhưng chính quyền thành phố đã bắt đầu mở cửa một phần kinh tế kể từ đầu tháng 7. Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 188 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 11.205. Số ca nhiễm tăng 6.611, lên 720.547, đánh dấu ngày thứ 16 liên tiếp số ca nhiễm mới hàng ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát.
Video đang HOT
Các biện pháp hạn chế, gồm lệnh cấm các chuyến bay quốc tế, vẫn duy trì đến tháng 8. Tuy nhiên, nhiều biện pháp đã được nới lỏng như cho phép các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa nối lại hoạt động với điều kiện tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội. Rạp hát ở Moskva sẽ mở lại từ 1/8 sau 4 tháng đóng cửa nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 852 ca nhiễm và hai ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 300.988 và 28.403. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần.
Nước này cho phép các cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện được phép phục vụ số lượng khách hạn chế và có thời gian phục vụ đặc biệt cho người cao tuổi. Tuy nhiên, các trường học vẫn đóng cửa.
Anh báo cáo thêm 820 ca nhiễm và 148 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 288.953 và 44.798. Thủ tướng Boris Johnson đang dần rút lại những lệnh hạn chế toàn quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Người nhập cảnh vào Anh từ hơn 50 quốc gia, chủ yếu là châu Âu, Australia và New Zealand, không phải tự cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh. Mỹ, Trung Quốc không nằm trong danh sách.
Italy ghi nhận thêm 188 ca nhiễm và 7 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 242.827 và 34.945. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 10/7 thông báo nước này có thể gia hạn tình trạng khẩn cấp sau thời hạn hiện tại là 31/7. Tình trạng khẩn cấp giúp chính phủ đẩy nhanh thủ tục hành chính nếu cần thiết để áp dụng biện pháp chống dịch.
Đức báo cáo thêm 224 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 199.812, trong khi số ca tử vong tăng 4, lên 9.134. Hầu hết cửa hàng trên cả nước đã mở lại, một số bang chỉ cho phép cửa hàng từ 800 m2 trở lên hoạt động. Trường học, nhà hàng, quán bar tại một số khu vực cũng nối lại hoạt động.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.397 ca nhiễm, nâng tổng số lên 255.117, trong đó người chết 12.635, tăng 188 ca so với hôm qua. Toàn bộ cửa hàng, quán bar, nhà hàng, phương tiện công cộng ở Iran đã mở cửa, tuy nhiên, trường học tại một số khu vực chưa hoạt động trở lại.
Chính phủ Iran hôm 11/7 cho biết họ không đủ khả năng để đóng cửa nền kinh tế vốn tổn thất nặng nề từ các lệnh trừng phạt, ngay cả khi tình hình dịch đang trở nên phức tạp với số ca nhiễm và ca tử vong do nCoV tăng cao.
Arab Saudi ghi nhận thêm 2.994 ca nhiễm và 30 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 229.480 và 2.181. Nước này chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV cuối tháng 6. Tuy nhiên, chính phủ năm nay chỉ “cho phép 1.000 người hoặc ít hơn” tới hành hương tại thánh địa Mecca và chỉ người dân Arab Saudi mới có cơ hội.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo 27.755 thêm ca nhiễm và 543 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 850.358 và 22.687. Các thành phố lớn của Ấn Độ là những nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất.
New Delhi đã mở một bệnh viện dã chiến với 10.000 giường bệnh mới, trong khi các thành phố khác đang tái áp đặt hạn chế đi lại để ngăn nCoV lây lan. Thiruvananthapuram, thủ phủ bang Kerala, đã áp phong tỏa mới từ 6/7, cấm các phương tiện vận tải công cộng hoạt động, chỉ cho phép tiệm thuốc mở cửa.
Thủ tướng Narendra Modi cho rằng “sự tắc trách” trong xã hội ngày càng tăng kể từ khi chính phủ nới lỏng hạn chế ngăn Covid-19, thêm rằng người dân đang phớt lờ cách biệt cộng đồng và các hướng dẫn y tế khác.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 74.018 ca nhiễm, tăng 1.671 trường hợp so với hôm qua, trong đó 3.535 người chết, tăng 66 ca. Quan chức Bộ Y tế Indonesia Achmad Yurianto cho rằng ca nhiễm mới tăng nhanh do nhiều người không đeo khẩu trang khi đất nước mở cửa trở lại và nới phong tỏa.
Một số yếu tố xã hội cũng được cho là đã cản trở cuộc chiến chống dịch ở quốc gia 270 triệu dân này. Hàng trăm thương nhân ở Bali và Sumatra cuối tháng trước từ chối xét nghiệm, dù họ buôn bán tại các khu chợ đông đúc. Các chuyên gia và giới chức cho rằng họ có thể sợ bị kỳ thị và cách ly.
Trong khi đó, tại Sulawesi, rất nhiều thân nhân vẫn cố “trộm” thi thể người nghi nhiễm nCoV từ các bệnh viện để chôn cất theo nghi lễ tôn giáo thay vì xử lý theo quy tắc chống dịch.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai trong khu vực, báo cáo thêm 1.308 ca nhiễm, nâng số ca nhiễm lên 54.222. Ca tử vong tăng 12 ca lên 1.372.
Philippines cuối tuần qua chứng kiến ca nhiễm mới nCoV trong một ngày tăng kỷ lục, với hơn 2.400 trường hợp. Theo Bộ Y tế nước này, ca nhiễm mới tăng mạnh có thể là do người dân tiếp xúc với nhau nhiều hơn sau khi chính quyền bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, với 45.783 ca nhiễm, tăng 170 ca, trong đó 26 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 11/7 kêu gọi các nước đang đương đầu Covid-19 tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ để ngăn chặn dịch.
Dịch COVID-19 ở châu Mỹ: Brazil lo ngại nguy cơ kinh tế 'sụp đổ'
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Kinh tế Brazil cảnh báo trong vòng 30 ngày Brazil có thể bắt đầu thiếu hàng hóa, mất kiểm soát sản xuất, dẫn tới sụp đổ hệ thống kinh tế.
Cảnh vắng vẻ tại sân bay Congonhas ở Sao Paulo, Brazil ngày 1/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 7/5, Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes cảnh báo trong vòng một tháng nước này có thể đối mặt với nguy cơ "sụp đổ kinh tế," do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, dẫn tới tình trạng thiếu thực phẩm và bất ổn xã hội.
Brazil hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 trong khu vực Mỹ Latinh, với 9.146 ca tử vong và hơn 135.000 ca mắc COVID-19.
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Guedes cảnh báo trong vòng 30 ngày Brazil có thể bắt đầu thiếu hàng hóa, mất kiểm soát sản xuất, dẫn tới sụp đổ hệ thống kinh tế.
Cùng chung quan điểm này, Tổng thống Jair Bolsonaro cho rằng các biện pháp buộc người dân phải ở trong nhà tác động tiêu cực đến nền kinh tế "một cách không cần thiết."
Theo ông Bolsonaro, phòng chống dịch bệnh là quan trọng, song vấn đề việc làm và nền kinh tế bị đình trệ còn đáng lo ngại hơn.
Trong khi đó tại Mexico, giá cả hàng hóa trong tháng Tư vừa qua giảm hơn 1% so với tháng Ba, trong khi lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm.
Theo số liệu của Viện thống kê quốc gia Mexico, giá xăng và điện giảm mạnh nhất, ở mức hơn 8,5%. Tuy nhiên, các mặt hàng như trứng, bia, ớt đều tăng giá. Lạm phát tính theo năm ở mức 2,15%, thấp nhất kể từ mức lạm phát 2,13% tháng 12/2015.
Mexico đã áp đặt lệnh phong tỏa từ ngày 23/3 vừa qua để ngăn chặn dịch COVID-19, theo đó nền kinh tế bị chững lại.
Ngân hàng trung ương Mexico đặt mục tiêu lạm phạt cả năm ở mức 3% và dao động trong khoảng 1%. Như vậy, tỷ lệ lạm phát hiện nay vẫn nằm trong mục tiêu của ngân hàng này.
Tăng trưởng kinh tế Mexico trong quý 1/2020 giảm 2,4% so với cùng năm ngoái. Tăng trưởng cả năm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh này được dự báo sẽ giảm 7,1%.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Mexico đã hạ lại suất xuống 6% để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, nhằm đối phó với khủng hoảng do đại dịch COVID-19, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Honduras, theo đó nâng gói tín dụng cho quốc gia Trung Mỹ này từ 308 triệu USD lên 530 triệu USD.
Theo IMF, đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh tới các điều kiện xã hội và kinh tế của Honduras. IMF dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 3,3% trong năm nay.
Người dân xếp hàng giữ khoảng cách phòng lây nhiễm COVID-19 bên ngoài một ngân hàng ở Tegucigalpa, Honduras, ngày 27/3/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cùng ngày, Ngân hàng trung ương Honduras cũng dự báo GDP sẽ giảm từ 2,9%-3,9% trong năm nay do nhu cầu, đầu tư tư nhân, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thương mại, khách sạn và nhà hàng, nông nghiệp, vận tải, hậu cần và xây dựng.
Cơ quan tài chính Honduras đánh giá xuất khẩu và kiều hối giảm sẽ khiến tài khoản vãng lai thâm hụt ở mức 2,1% GDP trong năm 2020.
Honduras đến nay đã ghi nhận 1.461 ca mắc COVID-19, trong đó có 99 ca tử vong.
Mặc dù dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, Chính phủ Honduras đã bắt đầu cho phép mở cửa lại đối với dịch vụ nhà hàng và quán cà phê tại thủ đô Tegucigalpa.
Ngành kinh doanh nhà hàng tại Honduras tiêu thụ tới 30% sản lượng nông nghiệp và tạo hơn 110.000 việc làm trực tiếp và hơn 500.000 việc làm gián tiếp.
Số ca tử vong do Covid-19 tại Brazil vượt quá 70.000 Tính đến 11/7, số ca tử vong do Covid 19 tại Brazil đã vượt quá con số 70.000 người. Bộ Y tế Brazil thông báo, chỉ trong vòng 24 giờ qua, đã có thêm 45.000 ca mới, 1.200 ca tử vong vì đại dịch. Như vậy, thời điểm hiện tại, nước này có khoảng 1,8 triệu người mắc Covid 19, 70.400 ca tử...