Hơn 12.000 tỷ đồng đổ vào thị trường, VN Index áp sát mốc 1.000 điểm
Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường giúp VN Index duy trì chuỗi giao dịch ấn tượng và tiến sát mốc 1.000 điểm trong phiên hôm nay (23-11).
Thị trường bước vào phiên sáng nay với sự thận trọng của NĐT trước áp lực bán chốt lời sau chuỗi tăng của VN Index. Đây là nguyên nhân khiến VN Index “rung lắc” mạnh trong phiên sáng trước áp lực từ bên bán.
Tuy nhiên, lực cầu vẫn không hề có dấu hiệu “hụt hơi” trước áp lực bán ra. Thậm chí, càng về cuối phiên, lệnh mua giá cao được đẩy lên mạnh hơn, giúp VN Index duy trì sắc xanh trong nửa cuối phiên giao dịch ngày hôm nay.
Chốt phiên, VN Index tăng 4,19 điểm (tương đương 0,42%) lên 994,19 điểm. Toàn sàn HOSE có 243 mã tăng (20 mã tăng trần), 188 mã giảm (5 mã giảm sàn) và 69 mã đứng giá. Nhóm VN30 có 17/30 mã tăng, 10 mã giảm và 3 mã đứng giá.
Video đang HOT
Điểm sáng trong phiên hôm nay chính là thanh khoản với hơn 488,5 triệu CP được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch đạt 10.534 tỷ đồng. Nếu cộng luôn giá trị giao dịch của 2 sàn còn lại là HNX và UPCoM, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong phiên hôm nay đạt hơn 12.000 tỷ đồng.
Sắc xanh cũng xuất hiện dày đặc trên bảng điện của HNX và UPCoM. Kết phiên hôm nay, HNX-Index tăng 0,96 điểm lên 148,18 điểm, UPCoM Index tăng 0,26 điểm lên 66,69 điểm.
Họp ĐHĐCĐ BVSC: VN-Index xoay quanh 800 điểm những tháng cuối năm
BVSC đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 79,3 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 135,5 tỷ đồng thực hiện trong năm 2019.
BVSC dự báo EPS của các doanh nghiệp sẽ ở mức giảm từ 5-10% trong năm nay.
Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của BVSC. Ảnh: HT.
Chiều ngày 22/6, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC, HNX: BVS) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Đại hội có sự tham dự và ủy quyền của các cổ đông đại diện 61,65% số cổ phiếu có quyền biểu quyết, đủ điều kiện tiến hành.
Tại đại hội, ông Nhữ Đình Hoà, Tổng giám đốc trình bày kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 với doanh thu đạt 564,05 tỷ đồng, tăng gần 3% so với năm 2018 và vượt 10,6% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 135,5 tỷ đồng, tăng 30,89% so với năm trước và vượt 5,87% kế hoạch.
Trong năm 2019, môi giới vẫn là hoạt động cốt lõi của công ty với doanh thu đạt 135,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,16% doanh thu thực hiện, đạt 89% so với kế hoạch và bằng 71% so với năm 2018.
Cùng với hoạt động môi giới, hoạt động cho vay và lãi tiền gửi đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn trong kết quả kinh doanh năm 2019. Trong đó, lãi margin và ứng tiền đạt 217,72 tỷ đồng, tăng 12,75% so với năm trước.
Kế hoạch 2020 của công ty dựa trên cơ sở VN-Index dao động quanh 800 điểm, giá trị giao dịch trung bình đạt khoảng 4.600 tỷ đồng mỗi phiên. Theo đó, BVSC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu 483,38 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 79,3 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều so với mức 135,5 tỷ đồng mà công ty đã thực hiện trong năm 2019. Với kết quả trên, BVSC dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2019 và 2020 bằng tiền với tỷ lệ lần lượt là 10% và 8%.
Về vấn đề kinh doanh 6 tháng đầu năm, ông Hoà cho biết trong giai đoạn tháng 3 khi thị trường giảm sâu đã khiến cho công ty từng nghĩ đến chuyện cắt lỗ do chạm ngưỡng 10%.Tuy nhiên, ban lãnh đạo quyết định tiếp tục nắm giữ nên kết quả kinh doanh quý II chắc chắn sẽ tốt hơn so với mức lỗ hơn 20 tỷ đồng của quý I.
CEO BVSC đánh giá các doanh nghiệp sẽ cần thêm thời gian để cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh M&A và dự báo lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp giảm từ 5-10%. Do đó, BVSC đưa ra kịch bản VN-Index biến động xoay quanh 800 điểm vào cuối năm.
Ông Hoà cũng chia sẻ thêm về việc công ty muốn tăng vốn để cung cấp cho sản phẩm phái sinh. Hiện nay, Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 59,6% vốn và có thể sẽ giảm tỷ trọng nhưng không thấp hơn 51% nếu tìm được cổ đông chiến lược phù hợp.
Trong báo cáo của Tổng giám đốc đề cập các rủi ro đến từ các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ngân hàng. Công ty cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có tốc độ phát triển nhanh trong vòng 2 năm gần đây. Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành cả năm 2019 là 296,71 nghìn tỷ đồng. Năm 2018 giá trị này là 224 nghìn tỷ, còn năm 2017 đạt 115 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sau 2 năm, khối lượng phát hành gấp 2,5 lần. Với tốc độ phát triển nhanh, trong khi điều kiện kinh doanh năm 2020 lại không thuận lợi như những năm trước có thể khiến rủi ro của thị trường này tăng lên và từ đó có thể tác động không tích cực tới thị trường cổ phiếu.
Giao dịch chứng khoán sáng 23/6: Cổ phiếu FLC nổi sóng, VN-Index vẫn mắc kẹt Sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu, FLC đã nổi sóng phiên sáng nay, trong khi VN-Index vẫn mắc kẹt ở điểm xuất phát. Trong phiên sáng hôm qua, mặc dù có chút thận trọng nhưng sự hỗ trợ tích cực của một số bluechip đã giúp VN-Index giữ được mốc 870 điểm. Áp lực...