Hơn 112 triệu ca Covid-19, Anh nói sắp có vaccine chống biến thể

Theo dõi VGT trên

Toàn cầu ghi nhận hơn 112 triệu ca nhiễm, gần 2,5 triệu ca tử vong vì Covid-19, Thủ tướng Anh tin vaccine hiện có có thể chống biến thể nCoV.

Thế giới đã ghi nhận 112.234,381 ca nhiễm nCoV, trong đó 2.484.223 người đã chết, tăng lần lượt 302.889 và 6.941 ca, trong khi 87.722.671 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận thêm 10.641 ca nhiễm và 178 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 4.126.150 và 120.757.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 22/2 cho biết ông tin tưởng các loại vaccine Covid-19 hiện có sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại các biến thể của virus, thêm rằng các công ty dược phẩm đang tiến hành cập nhật các mũi tiêm của họ.

Anh đã đồng ý thỏa thuận cung cấp 50 triệu liều vaccine chống biến thể mới, với CureVac của Đức và các nhà phát triển vaccine khác, như Oxford/AstraZeneca, cũng đang tìm cách thiết kế lại vaccine của họ để chống các biến thể trong năm nay.

“Chúng tôi tự tin rằng tất cả các loại vaccine của chúng ta đều có hiệu quả trong việc giảm tử vong và ca nguy kịch, và chúng tôi không có lý do gì để nghi ngờ rằng chúng cũng có hiệu quả trong việc giảm tử vong và ca nguy kịch do các biến thể mới”, ông Johnson nói trước quốc hội. “Trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ thấy các loại vaccine mới để đánh bại các biến thể trốn tránh vaccine”.

Phát biểu trước quốc hội, ông Johnson cũng thông báo không dỡ hạn chế đối với dịch vụ trong nhà tại các quán rượu và nhà hàng, ít nhất cho đến giữa tháng 5. Johnson trước đó dự kiến nới phong tỏa trong một nỗ lực dần mở cửa lại nền kinh tế trị giá ba nghìn tỷ USD.

Anh đã tiến nhanh hơn phần lớn phương Tây để đảm bảo nguồn cung cấp vaccine và đã nhanh chóng tiêm chủng cho người dân kể từ tháng 12, một chiến lược thúc đẩy thị trường đồng bảng Anh và chứng khoán tăng cao hơn với hy vọng kinh tế phục hồi.

Khoảng 17,6 triệu người trong tổng 67 triệu dân số của Anh đã được tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên. Chính phủ nước này đặt mục tiêu hoàn tất tiêm liều vaccine đầu tiên cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7.

Hơn 112 triệu ca Covid-19, Anh nói sắp có vaccine chống biến thể - Hình 1

Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu về cuộc chiến chống Covid-19 tại Hạ viện Anh hôm 22/2. Ảnh: AFP .

Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 28.816.978 ca nhiễm và 512.397 ca tử vong, tăng lần lượt 49.928 và 1.180 trong 24 giờ qua.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói cột mốc hơn 500.000 người Mỹ tử vong do Covid-19 rất “đau lòng” và kêu gọi đất nước đoàn kết chống lại đại dịch.

“Tôi biết điều đó như thế nào”, Biden xúc động phát biểu trên truyền hình quốc gia, đề cập những bi kịch gia đình của chính mình. “Tôi yêu cầu tất cả người Mỹ hãy nhớ, nhớ đến những người đã mất và những người bị bỏ lại phía sau. Tôi cũng yêu cầu chúng ta hành động, giữ cảnh giác, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và tiêm phòng”.

Video đang HOT

Biden, cùng Đệ nhất phu nhân Jill, Phó tổng thống Kamala Harris và Đệ nhị phu quân Doug Emhoff, sau đó đứng bên ngoài Nhà Trắng để tưởng niệm trước 500 ngọn nến tượng trưng cho những người đã mất. Trước đó, các lá cờ đã được hạ xuống tại Nhà Trắng, các tòa nhà liên bang trên cả nước và tại các đại sứ quán Mỹ trên thế giới.

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci hôm 21/2 cảnh báo người dân có thể phải đeo khẩu trang tới năm 2022 để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm nCoV, ngay cả khi tình hình Covid-19 ở nước này có thể đạt “mức độ bình thường đáng kể” vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Fauci cho biết thêm các biện pháp hạn chế nhằm ngăn đại dịch có thể ngày càng được nới lỏng khi có thêm nhiều loại vaccine hơn.

Mỹ báo cáo số ca nhiễm mới nCoV đã giảm 5 tuần liên tiếp, song mức giảm này chưa hẳn phản ánh đúng thực tế, vì thời tiết mùa đông khắc nghiệt đã buộc các quan chức phải đóng cửa các trạm xét nghiệm, ảnh hưởng đến việc thu thập dữ liệu quan trọng.

Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 10.792 ca nhiễm và 80 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV lên lần lượt 11.015.863 và 156.498.

Bang Maharashtra phía tây Ấn Độ hôm 21/2 thông báo sẽ áp đặt các hạn chế mới liên quan đến nCoV ở bốn quận do những lo ngại về làn sóng lây nhiễm lần hai và việc triển khai vaccine chậm trễ.

Lãnh đạo y tế bang Maharashtra Uddhav Thackeray cho biết số ca nhiễm mới hàng ngày ở nước này đã tăng từ khoảng 2.000 ca lên khoảng 7.000 ca đầu tháng này. “Làn sóng lây nhiễm thứ hai đã và đang gõ cửa. Liệu nó có bùng phát hay không sẽ được xác nhận từ 8-15 ngày tới”, Thackeray nói.

Bộ Y tế Ấn Độ cũng yêu cầu Maharashtra và một số bang khác theo dõi chặt chẽ các biến thể của nCoV. Một số nhà dịch tễ học cho rằng số ca nhiễm mới tăng đột biến hiện nay có thể là do các chủng mới gây ra.

Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 583 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 247.143. Số ca nhiễm nCoV tăng 26.986 trong 24 giờ qua, lên 10.195.160.

Chính quyền Brazil đang hứng chỉ trích vì triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 chậm chạp và hỗn loạn. Một tháng sau khi triển khai, Brazil mới tiêm cho khoảng 6,2 triệu người trong 212 triệu dân.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro kiên quyết không tiêm vaccine và bị cáo buộc “dẫn đầu chiến dịch chống tiêm chủng”, bất chấp việc quốc gia này là nơi bắt nguồn một biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn.

Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 4.646 ca nhiễm và 333 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.609.827 và 84.613.

Bộ Y tế cho biết số người nhập viện vì Covid-19 cũng như số bệnh nhân điều trị tại các khoa hồi sức tích cực tăng ngày thứ hai liên tiếp, với 25.831 người đang nhập viện và 3.407 người đang được chăm sóc tích cực.

Hơn 3,3 triệu người Pháp đã tiêm vaccine Covid-19. Bộ Y tế yêu cầu cơ quan y tế khu vực và các bệnh viện “kích hoạt chế độ khủng hoảng” từ ngày 18/2, để chuẩn bị cho đợt gia tăng ca nhiễm do biến chủng virus dễ lây lan hơn. Chế độ này đòi hỏi tăng số giường bệnh hiện có, trì hoãn phẫu thuật không khẩn cấp và huy động mọi nhân sự y tế.

Đức , vùng dịch lớn thứ mười thế giới, hiện ghi nhận 2.399.491 ca nhiễm và 68.772 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 4.907 và 329 trường hợp so với một ngày trước đó.

Các chuyên gia cảnh báo Đức có thể đối mặt làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần ba do các biển chủng nCoV. Bất chấp các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, số ca nhiễm mới hàng ngày ở Đức gần như không giảm trong thời gian gần đây. Chuyên gia lo ngại điều này là do xuất hiện nhiều biến chủng virus dễ lây lan hơn.

Các trường học tại 10 bang của Đức sẽ mở cửa trở lại vào ngày 22/2, làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu giáo viên và những người hoạt động trong ngành giáo dục có được ưu tiên tiêm chủng hay không. Thủ tướng Đức Angela Merkel và các quan chức liên bang trong cuộc họp gần đây đã yêu cầu Bộ Y tế kiểm tra liệu những người làm trong ngành giáo dục có thể được đưa vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine hay không.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.288.833 ca nhiễm, tăng 10.180, trong đó 34.691 người chết, tăng 202. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp ba lần.

Indonesia đã triển khai chương trình tiêm chủng vaccine kể từ tháng 1, song nhiều nhóm địa phương đã từ chối tiêm, làm tăng thêm thách thức với chương trình tiêm chủng của chính phủ. Một nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng với tốc độ tiêm vaccine hiện tại, Indonesia sẽ mất hơn 10 năm để hoàn thành kế hoạch tiêm chủng.

Nước này hôm 17/2 đã khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà thứ hai, tập trung vào những người tiếp xúc nhiều với công chúng như người buôn bán ở chợ, giáo viên, cảnh sát, công chức và người trên 60 tuổi. Giai đoạn tiêm chủng đại trà đầu tiên ở Indonesia trước đó tập trung vào nhân viên y tế.

Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 563.456 ca nhiễm và 12.094 ca tử vong, tăng lần lượt 2.288 và 6 ca.

Từ vị trí một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất châu Á trước đại dịch, Philippines phải hứng chịu đợt suy giảm kinh tế tồi tệ nhất vào năm 2020, do lệnh phong tỏa nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp đóng cửa và đẩy hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp.

Tổng thống Rodrigo Duterte tuần này sẽ đưa ra quyết định về việc liệu có tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 ở thủ đô Manila, để cho phép nhiều hoạt động kinh tế hơn hay không.

Cam kết xóa bỏ 'chủ nghĩa dân tộc vaccine'

Một điểm nổi bật trong tuyên bố chung tại hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trực tuyến do Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì ngày 19/2 là các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí tăng cường hợp tác trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

Và tăng tài trợ cho chương trình sáng kiến vaccine toàn cầu lên tới 7,5 tỷ USD thông qua chương trình phân phối vaccine quốc tế COVAX, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng và dẫn dắt.

Quan trọng nhất là nhóm các nước G7 nhất trí chia sẻ một phần vaccine đã đặt mua cho các nước đang phát triển, cho dù có những ý kiến khác nhau về thời điểm san sẻ vaccine.

Cam kết xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc vaccine - Hình 1
Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), tại Paris, Pháp, ngày 19/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Cornwall (Anh) vào tháng 6 tới, đã kêu gọi lãnh đạo các nước G7 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện chương trình tiêm COVID-19 vaccine thông qua chương trình COVAX và ủng hộ sáng kiến đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine xuống còn 100 ngày nếu như thế giới xuất hiện những đại dịch mới trong tương lai.

Thủ tướng Johnson, người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, cho rằng " chẳng có nghĩa lý gì" nếu như công dân các nước giàu đều được tiêm vaccine COVID-19 khi người dân thuộc các nước đang phát triển lại không có đủ vaccine để tiêm. Nhà lãnh đạo Anh nhấn mạnh "cần phải đảm bảo cả thế giới đều được tiêm COVID-19 vaccine bởi vì đây là đại dịch toàn cầu và cũng không có tác dụng nếu một nước tiêm chủng xong sớm bỏ xa các nước khác, chúng ta cần cùng nhau hành động để cả thế giới cùng vượt qua đại dịch này".

Với dân số khoảng gần 68 triệu người, nhưng Chính phủ Anh đã đặt mua hơn 400 triệu liều vaccine, điều này có nghĩa nước Anh sẽ dư thừa vaccine. Một quan chức Anh cho biết khoảng hơn một nửa số liều vaccine thừa của Anh sẽ được chuyển cho các nước đang phát triển thông qua chương trình COVAX.

Sau cuộc họp trực tuyến, các nước G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh cam kết bổ sung tài chính với 4 tỷ USD cho ACT-A (Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với đại dịch COVID-19) và COVAX, sự hỗ trợ tập thể của G7 tổng cộng là 7,5 tỷ USD. ACT-A, còn gọi ACT-Accelerator, là chương trình do WHO bảo trợ, gây quỹ để phát triển vaccine, chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng gấp đôi đóng góp tài chính vào chương trình COVAX lên tới 1 tỷ euro và bà cũng mạnh mẽ kêu gọi phân phối vaccine công bằng đều khắp trên toàn thế giới. Các nước EU đều đã đóng góp trực tiếp cho chương trình COVAX. Đức cam kết chi thêm 1,5 tỷ euro cho các chương trình tiêm chủng COVID-19 toàn cầu, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định cam kết sẽ tài trợ thêm 4 tỷ USD cho chương trình COVAX , trong đó 2 tỷ USD sẽ được Mỹ chi ngay lập tức.

Trước cuộc họp G7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các nước phương Tây nên nhanh chóng dành ra tối đa 5% lượng vaccine mua được để chia sẻ cho các nước đang phát triển. Hiện nay các nước đang phát triển đa phần đều khan hiếm vaccine, trong khi Nga và Trung Quốc đã đẩy mạnh việc cung cấp cũng như hỗ trợ cho nhiều nước trên thế giới.

Mỹ ủng hộ hỗ trợ thêm tiền cho chương trình COVAX, nhưng từ chối đề xuất của Tổng thống Macron với lập luận rằng Washington chỉ đồng ý san sẻ vaccine cho các nước đang phát triển sau khi mọi người dân Mỹ đã được tiêm đủ.

Trong khi đó, Đức nhất trí với lời kêu gọi của Tổng thống Pháp về tăng cường hỗ trợ vaccine cho các nước nghèo hơn. Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Đức nhất trí trên nguyên tắc với quan điểm của Tổng thống Pháp cho rằng các nước EU nên chia sẻ bớt vaccine trong kho của mình cho các nước nghèo mới nhận được số lượng vaccine ít ỏi hoặc chưa hề có.

Vấn đề ngoại giao vaccine đã được truyền thông quốc tế nhắc đến trong những ngày gần đây, một số bình luận báo chí đưa ra nhận xét cho rằng các nước phương Tây đã đi sau Nga và Trung Quốc trong việc tìm kiếm ảnh hưởng địa chính trị thông qua hoạt động viện trợ, hỗ trợ vaccine. Cuộc đua tìm mua vaccine giữa các nước trên thế giới bắt đầu nóng lên từ đầu năm nay khi nhiều nghiên cứu vaccine đã công bố thành công và đưa vào sản xuất.

Trên thực tế, một số nước giàu như Anh, Mỹ hay EU đã bỏ tiền đặt mua từ năm ngoái khi các vaccine còn đang nghiên cứu thử nghiệm, các nước này đều đặt mua với số lượng rất lớn và từ mọi nhà nghiên cứu sản xuất tiềm năng. Do vậy, giờ đây nước nào mới đặt mua thì sẽ phải đợi chờ và phải mua thông qua bỏ thầu. Trước nguồn cung hiện tại khan hiếm, một số nước đã nắm lấy cơ hội này, sử dụng chính sách ngoại giao vaccine để tạo ra ảnh hưởng.

Tính đến nay Trung Quốc đã cung cấp 424,3 triệu liều vaccine cho 27 nước và Nga cung cấp 388,1 triệu liều cho 20 nước. Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đang nỗ lực cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước láng giềng cũng như những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết nước này có kế hoạch cung cấp vaccine COVID-19, hầu hết là miễn phí, cho khoảng 50 quốc gia ở Mỹ Latinh, Caribe, châu Á và châu Phi. Đến nay, New Delhi đã phân phối 22,9 triệu liều vaccine trong chiến lược "vaccine tình bạn".

Điều này không chỉ diễn ra giữa các nước lớn mà cả các nước nhỏ cũng cố gắng phát huy chính sách ngoại giao vaccine theo cách của mình. CH Serbia là một minh chứng. Từ tháng 1/2021 nước này đã nhập về lô 1 triệu liều vaccine đầu tiên từ hãng Sinopharm của Trung Quốc. Sau đó lại tiếp tục nhận tiếp hàng trăm nghìn liều vaccine Sptunik V của Nga và ký thỏa thuận xây dựng nhà máy đóng chai cho vaccine của Nga. Giờ đây, CH Serbia đang rất tự tin tuyên bố nước mình đạt tỷ lệ được tiêm vaccine nhanh nhất châu Âu. Hiện Serbia bắt đầu thực hành chính sách ngoại giao vaccine bằng cách cấp hàng nghìn liều vaccine cho nước láng giềng Bắc Macedona...

Tới nay trên thế giới có khoảng 130 nước chưa tiếp cận được vaccine, những nước như Serbia đang nổi lên như những "địa chỉ đỏ" trong cuộc đua tốc độ thực hiện chương trình tiêm chủng vaccine toàn quốc. Cung ứng vaccine trở thành biểu tượng cho chiến lược ngoại giao của Serbia, theo như đánh giá của nhà nghiên cứu Vuk Vuksanovic thuộc Trường Kinh tế chính trị London. Trong thời gian qua "chủ nghĩa dân tộc vaccine" của một số nước phương Tây đã tạo ra khoảng trống cho một số nước khác thực hiện chính sách ngoại giao vaccine thành công.

Cam kết xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc vaccine - Hình 2
Vaccine Sputnik-V ngừa COVID-19 được giới thiệu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Giờ đây, các nước G7 đã nhất trí đẩy mạnh hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên phạm vi toàn cầu với lập luận việc phân phối vaccine cần được thực hiện một cách công bằng. Chính sách ngoại giao vaccine sẽ mang lại lợi ích ảnh hưởng địa-chính trị, từ đó sẽ kéo theo cả lợi ích kinh tế trong tương lai lâu dài. Trên tất cả vẫn là làm sao để tất cả mọi người dân trên thế giới đều được tiếp cận vaccine trong thời gian ngắn nhất vì đó là cách duy nhất để thế giới đánh bại đại dịch COVID-19 và mọi hoạt động giao thương quay trở lại bình thường, cũng tức là có có cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửaSau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa
22:34:25 10/02/2025
Ông Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào MỹÔng Trump sắp công bố áp thêm thuế 25% đối với thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ
22:18:30 10/02/2025
Trung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gianTrung Quốc tham vọng xây 'đập Tam Hiệp' trong không gian
22:41:39 10/02/2025
Ông Trump hứa hẹn "điều tuyệt vời nhất" với Canada nếu sáp nhập vào MỹÔng Trump hứa hẹn "điều tuyệt vời nhất" với Canada nếu sáp nhập vào Mỹ
20:10:28 11/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đạt tiến triển trong đàm phán hòa bình UkraineTổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đạt tiến triển trong đàm phán hòa bình Ukraine
18:58:49 11/02/2025
Nga cam kết bảo vệ hòa bình dựa trên kết quả Chiến tranh Thế giới thứ haiNga cam kết bảo vệ hòa bình dựa trên kết quả Chiến tranh Thế giới thứ hai
16:44:49 10/02/2025
Nhóm vũ trang Myanmar ra tối hậu thư cho các băng nhóm lừa đảo người Trung QuốcNhóm vũ trang Myanmar ra tối hậu thư cho các băng nhóm lừa đảo người Trung Quốc
07:04:35 11/02/2025
Nga tiết lộ điều kiện chấp nhận quân đội nước ngoài tại UkraineNga tiết lộ điều kiện chấp nhận quân đội nước ngoài tại Ukraine
07:58:24 11/02/2025

Tin đang nóng

Nam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuêNam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuê
19:28:03 11/02/2025
Vụ nam shipper bị đánh tới tấp ở Hà Nội: Tạm giữ hình sự tài xế LexusVụ nam shipper bị đánh tới tấp ở Hà Nội: Tạm giữ hình sự tài xế Lexus
22:11:54 11/02/2025
Phát hiện mẹ Từ Hy Viên có hành động gây lo lắng tột độ sau 10 ngày con mấtPhát hiện mẹ Từ Hy Viên có hành động gây lo lắng tột độ sau 10 ngày con mất
17:27:12 11/02/2025
Sức hút "Đèn âm hồn": Không ngôi sao phòng vé vẫn soán ngôi Trấn Thành?Sức hút "Đèn âm hồn": Không ngôi sao phòng vé vẫn soán ngôi Trấn Thành?
19:32:09 11/02/2025
Hình ảnh mới nhất của Hồng Nhung sau hơn 3 tháng điều trị ung thưHình ảnh mới nhất của Hồng Nhung sau hơn 3 tháng điều trị ung thư
17:39:51 11/02/2025
Rầm rộ clip "ngọc nữ gen Z" bị đồn làm sắp làm dâu hào môn, được 1 chàng trai quỳ gối cầu hôn?Rầm rộ clip "ngọc nữ gen Z" bị đồn làm sắp làm dâu hào môn, được 1 chàng trai quỳ gối cầu hôn?
21:24:16 11/02/2025
Con trai Minh Nhí: Mỗi lần chạy qua nhà người đó, em bị sợ hãi. Nhà người đó giống như một cái độngCon trai Minh Nhí: Mỗi lần chạy qua nhà người đó, em bị sợ hãi. Nhà người đó giống như một cái động
23:36:36 11/02/2025
Vượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vongVượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vong
19:25:34 11/02/2025

Tin mới nhất

Nga "mặc cả" cứng rắn, Mỹ tạm đóng băng kế hoạch hòa bình ở Ukraine?

Nga "mặc cả" cứng rắn, Mỹ tạm đóng băng kế hoạch hòa bình ở Ukraine?

22:09:36 11/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là quyết định tạm dừng phát triển kế hoạch hòa bình Ukraine để thảo luận với châu Âu trong khi Nga nêu điều kiện cứng rắn nhằm chấm dứt xung đột.
Ông Trump ngầm ủng hộ quan điểm của ông Putin

Ông Trump ngầm ủng hộ quan điểm của ông Putin

21:35:26 11/02/2025
Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ lại bài viết nêu quan điểm của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về Mỹ và châu Âu.
Ông Trump áp thuế thép, nhôm 25%: Công ty Việt bị ảnh hưởng ra sao?

Ông Trump áp thuế thép, nhôm 25%: Công ty Việt bị ảnh hưởng ra sao?

21:31:43 11/02/2025
Chuyên gia và công ty chứng khoán đều cho rằng ảnh hưởng của chính sách thuế quan từ ông Trump đối với Việt Nam không quá lớn. Nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng nhiều nhất là tôn mạ.
Elon Musk làm thế nào để học và làm việc gấp 1.000 lần người khác?

Elon Musk làm thế nào để học và làm việc gấp 1.000 lần người khác?

21:29:32 11/02/2025
Tỷ phú Elon Musk từng tuyên bố làm việc 80-100 giờ/tuần. Khả năng học tập đa lĩnh vực của Elon Musk được công nhận trên toàn thế giới. Thậm chí, truyền thông thế giới còn cho rằng Elon Musk học mọi thứ nhanh hơn 1.000 lần những người kh...
Ông Trump nói người Palestine sẽ không có quyền trở lại Gaza

Ông Trump nói người Palestine sẽ không có quyền trở lại Gaza

21:19:39 11/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết người Palestine sẽ không có quyền quay trở lại Dải Gaza theo đề xuất của ông nhằm tái thiết vùng đất này.
Nga phản bác tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột

Nga phản bác tối hậu thư, nêu điều kiện chấm dứt xung đột

21:12:51 11/02/2025
Quan chức ngoại giao Nga cho rằng cần đáp ứng tất cả điều kiện của Tổng thống Vladimir Putin để đạt được hòa bình tại Ukraine.
Sáng tạo bất ngờ của Nga khiến UAV Ukraine "bó tay" trước con mồi

Sáng tạo bất ngờ của Nga khiến UAV Ukraine "bó tay" trước con mồi

19:59:44 11/02/2025
Lực lượng của Moscow được cho là đặc biệt lo ngại trước mối đe dọa bởi UAV Ukraine nên họ tìm mọi cách khắc chế.
VĐV khúc côn cầu Turkmenistan tấn công tuyển Hong Kong

VĐV khúc côn cầu Turkmenistan tấn công tuyển Hong Kong

19:49:10 11/02/2025
Bốn vận động viên (VĐV) khúc côn cầu trên băng của đội tuyển Turkmenistan đã lao vào tấn công ba tuyển thủ của Hong Kong sau trận đấu ở vòng bảng tại đại hội thể thao mùa đông châu Á 2025.
Ukraine trả 24.000 USD, thêm đặc quyền để thu hút thanh niên trẻ nhập ngũ

Ukraine trả 24.000 USD, thêm đặc quyền để thu hút thanh niên trẻ nhập ngũ

19:34:06 11/02/2025
Ukraine công bố phương án nhằm thu hút thanh niên 18-24 tuổi tự nguyện nhập ngũ. Đây là nhóm tuổi chưa bị huy động bắt buộc theo luật của quốc gia Đông Âu.
Lý do Canada trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây tuồn fentanyl vào Mỹ

Lý do Canada trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây tuồn fentanyl vào Mỹ

18:56:35 11/02/2025
Mặc dù vậy, fentanyl cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng ở Canada, nơi mà vào một số ngày, số người Canada tử vong vì dùng thuốc quá liều opioid còn nhiều hơn số đó người Mỹ, các quan chức cho biết.
Tổng thống Trump cảnh báo sau khi Hamas hoãn vô thời hạn việc thả con tin

Tổng thống Trump cảnh báo sau khi Hamas hoãn vô thời hạn việc thả con tin

18:46:57 11/02/2025
Phát biểu tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Trump cũng nhắc đến khả năng cắt viện trợ cho Jordan và Ai Cập nếu hai nước này không tiếp nhận người tị nạn Palestine.
Binh sĩ Nga nhận phải kính điều khiển UAV chứa thuốc nổ

Binh sĩ Nga nhận phải kính điều khiển UAV chứa thuốc nổ

18:28:48 11/02/2025
Ông Matthew Ford, một chuyên gia về chiến tranh và giảng viên về quan hệ quốc tế tại Đại học Sussex (Anh), đã so sánh vụ việc ở Nga với vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm ở Liban vào tháng 9 năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Lộ phân cảnh bị cắt ở phim Trấn Thành khiến ai xem cũng lú: Tô bún 100k, trả 200k, tại sao khách hàng vẫn lãi?

Lộ phân cảnh bị cắt ở phim Trấn Thành khiến ai xem cũng lú: Tô bún 100k, trả 200k, tại sao khách hàng vẫn lãi?

Hậu trường phim

23:58:56 11/02/2025
Ekip bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ của Trấn Thành vừa đăng tải một phân cảnh đặc sắc không có trong bản phim chính thức.
Đèn Âm Hồn thắng Trấn Thành - Thu Trang: Hơn doanh thu nhưng thua chất lượng

Đèn Âm Hồn thắng Trấn Thành - Thu Trang: Hơn doanh thu nhưng thua chất lượng

Phim việt

23:47:34 11/02/2025
Sau ngày đầu với doanh thu cao khó tin, mạng xã hội bắt đầu chuyển hướng. Những review có cánh bắt đầu thưa dần, thay vào đó là quá nhiều lời chê bai từ khán giả.
Bé gái 21 triệu fan khuấy đảo MXH: Được cả sao hạng A săn đón, "hiện tượng mạng" này có gì đặc biệt?

Bé gái 21 triệu fan khuấy đảo MXH: Được cả sao hạng A săn đón, "hiện tượng mạng" này có gì đặc biệt?

Netizen

23:46:18 11/02/2025
Thời gian gần đây, một bé gái 4 tuổi sống tại vùng nông thôn Trung Quốc đã được cư dân mạng trìu mến gọi là cô bé điện nhờ vẻ đáng yêu và hồn nhiên, thu hút tới 21 triệu người theo dõi trực tuyến.
MXH Việt náo loạn vì siêu phẩm cán mốc 31.000 tỷ, nam chính "xấu lạ" vẫn khiến già trẻ trai gái mê như điếu đổ

MXH Việt náo loạn vì siêu phẩm cán mốc 31.000 tỷ, nam chính "xấu lạ" vẫn khiến già trẻ trai gái mê như điếu đổ

Phim châu á

23:39:09 11/02/2025
Ngày 11/2, Sina đưa tin phim hoạt hình Na Tra: Ma Đồng Náo Hải chính thức phá mốc doanh thu 9 tỷ NDT (hơn 31.000 tỷ đồng), giữ vững ngôi vị tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất lịch sử Trung Quốc.
7 năm yêu kín tiếng, vài lần hợp tan của H'Hen Niê và bạn trai nhiếp ảnh gia

7 năm yêu kín tiếng, vài lần hợp tan của H'Hen Niê và bạn trai nhiếp ảnh gia

Sao việt

23:33:31 11/02/2025
H Hen Niê và bạn trai quen nhau từ năm 2018 nhưng tới đầu năm 2025 mới công khai chuyện tình cảm; trong khoảng thời gian đó, họ từng trải qua nhiều lần hợp tan.
"Bà trùm bất động sản" Jeon Ji Hyun giàu có thế nào trước khi bị Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc điều tra?

"Bà trùm bất động sản" Jeon Ji Hyun giàu có thế nào trước khi bị Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc điều tra?

Sao châu á

23:25:40 11/02/2025
Không chỉ thành công trong lĩnh vực diễn xuất, Jeon Ji Hyun còn được biết đến như một đại gia bất động sản trong giới giải trí Hàn Quốc.
Hoa hậu Thanh Thuỷ được Đức Phúc cầu hôn lúc 3h sáng

Hoa hậu Thanh Thuỷ được Đức Phúc cầu hôn lúc 3h sáng

Nhạc việt

23:13:23 11/02/2025
Ngày 11/2, Đức Phúc phát hành MV Chăm em một đời nhân lễ tình nhân năm nay, đánh dấu sự trở lại của biệt danh hoàng tử Valentine .
Phó chủ tịch xã Long Châu lên tiếng về hình ảnh nghi chơi bài ăn tiền

Phó chủ tịch xã Long Châu lên tiếng về hình ảnh nghi chơi bài ăn tiền

Tin nổi bật

23:09:39 11/02/2025
Ông Nguyễn Hồng Thạch, Phó chủ tịch UBND xã Long Châu (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) thừa nhận ông là người mặc áo xanh trong ảnh lan truyền trên mạng xã hội nhưng hình ảnh đã bị cắt ghép.
Chăm bố chồng bệnh suốt 2 năm, lúc hấp hối, ông đưa ra tờ di chúc mà cả nhà tranh cãi om sòm, con dâu cũng kinh hoảng

Chăm bố chồng bệnh suốt 2 năm, lúc hấp hối, ông đưa ra tờ di chúc mà cả nhà tranh cãi om sòm, con dâu cũng kinh hoảng

Góc tâm tình

22:44:00 11/02/2025
Tôi đọc di chúc to lên cho mọi người cùng nghe. Sau đó là một màn tranh cãi nảy lửa.Chồng so sánh tôi với vợ cũ, bố chồng U60 đấm thùm thụp vào lồng ngực rồi
Tin nhắn gây tranh cãi của Sancho về MU

Tin nhắn gây tranh cãi của Sancho về MU

Sao thể thao

22:37:09 11/02/2025
Huyền thoại của MU Rio Ferdinand, cho rằng các cầu thủ bắt đầu chơi tốt hơn khi rời khỏi Old Trafford vì họ đã cởi bỏ được áp lực cực lớn khi chơi cho một đội bóng như MU.
Victoria Beckham dùng hình ảnh con gái để chinh phục công chúng Mỹ

Victoria Beckham dùng hình ảnh con gái để chinh phục công chúng Mỹ

Sao âu mỹ

22:33:44 11/02/2025
Với thương hiệu Beckham đình đám, sự xuất hiện của Harper Beckham đã được dàn dựng một cách chỉn chu để tạo dấu ấn tốt đẹp trước công chúng.