Hơn 11.000 khách được vay vốn từ chương trình ngân hàng-doanh nghiệp
Tính đến tháng Tư vừa qua, Chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp đã thực hiện được gần 98.000 tỷ đồng cho 11.339 khách hàng trên địa bàn thành phố vay vốn.
Nhiều ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức cao. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021, thành phố đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi và các chính sách tín dụng lãi suất thấp .
Tính đến tháng Tư vừa qua, Chương trình đã thực hiện được gần 98.000 tỷ đồng cho 11.339 khách hàng trên địa bàn thành phố vay vốn.
Riêng tháng Ba vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) trên địa bàn thực hiện kết nối chuyên đề lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nông dân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, 115 khách hàng thuộc các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Bình Chánh và Nhà Bè được hỗ trợ vay vốn với tổng số tiền 582 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước đó, 11 ngân hàng trên địa bàn thành phố đã đăng ký tham gia gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2021, với tổng số tiền đăng ký 312.045 tỷ đồng. Gói tín dụng này sẽ được cho vay với lãi suất tối đa không quá 4,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn VNĐ và xoay quanh mức 9%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.
Bên cạnh đó, khi tham gia Chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ được hưởng một số hỗ trợ khác như giảm lãi suất khoản vay cũ, tăng hạn mức cho vay, cơ cấu lại kỳ hạn nợ…
Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo, minh bạch dòng tiền và chứng minh phương án kinh doanh khả thi để tiếp cận với gói tín dụng ngân hàng.
Tài sản đảm bảo có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như: bất động sản, dây chuyền sản xuất, các khoản phải thu trong tương lai thông qua nghiệp vụ bao thanh toán, tài sản hình thành trong tương lai… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa không có những tài sản đảm bảo nên rất khó tiếp cận vốn ngân hàng.
Để khắc phục hạn chế này, trong Chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng chỉ cần công khai, minh bạch tài chính và cho ngân hàng quản lý dòng tiền để đảm bảo phương án thu hồi.
Nhà máy sản xuất smartphone LG ở Hải Phòng chuyển sang làm đồ gia dụng
LG đang có kế hoạch sản xuất thiết bị gia dụng trên dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy ở Hải Phòng sau khi rút hoàn toàn khỏi mảng này.
Theo tuyên bố của LG Electronics hôm 20/4, công ty sẽ hoàn tất việc chuyển đổi dây chuyền sản xuất trong năm nay, cũng như sắp xếp lại công việc cho các công nhân bị ảnh hưởng.
"Việc ngừng sản xuất điện thoại thông minh là một trong những kế hoạch tái cấu trúc danh mục sản phẩm cốt lõi của LG", ông Jung Hai-jin, Chủ tịch LG Electronics tại Việt Nam, khẳng định.
Nhà máy sản xuất smartphone LG ở Hải Phòng sẽ chuyển sang làm đồ gia dụng.
Theo ông, việc LG đóng mảng kinh doanh di động sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như nhân viên của LG tại nhà máy ở Hải Phòng. Nhà máy này hiện sử dụng hơn 16.000 công nhân.
Ông cũng khẳng định, việc đóng mảng kinh doanh smartphone của LG sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhân viên LG tại Hải Phòng. Doanh nhiệp Hàn Quốc cũng sẽ đầu tư thêm cho nhà máy trong tương lai gần.
LG bắt đầu dây chuyền sản xuất tại Hải Phòng từ năm 2015. Nhà máy hiện sản xuất thiết bị gia dụng, điện thoại thông minh và các bộ phận thông tin giải trí trên xe.
Mảng kinh doanh di động của công ty công nghệ Hàn Quốc sa sút kể từ quý II/2015. Năm ngoái, lỗ hoạt động lũy kế của hãng lên đến 5.000 tỷ won (tương đương 4,4 tỷ USD). Tháng trước, LG cho biết sẽ từ bỏ mảng kinh doanh này.
Trước đó, tờ Korea Times đưa tin LG sẽ rao bán nhà máy tại Hải Phòng với giá hơn 100 tỷ won (hơn 2.000 tỷ đồng) sau khi rút khỏi mảng smartphone. Tuy nhiên, tại buổi làm việc với Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tuần trước, lãnh đạo LG cho biết nhà máy này ở Hải Phòng vẫn hoạt động bình thường. Doanh nghiệp cũng đang xây một nhà xưởng mới rộng 4 ha để sản xuất tủ lạnh ở cơ sở này.
LG cho biết, tất cả các nhà máy của LG tại Hải Phòng vẫn hoạt động bình thường. Ngoài ra, LG đang có kế hoạch tái cơ cấu mảng sản xuất điện thoại di động, tuy nhiên không có chuyện tập đoàn này rao bán toàn bộ nhà máy tại Hải Phòng. Chiến lược của LG là sẽ rút dần khỏi thị trường điện thoại di động, nhưng sẽ tập trung đầu tư vào lĩnh vực khác. Hiện LG Electronics Việt Nam Hải Phòng đang xây mới một hệ thống nhà xưởng rộng gần 4 ha để sản xuất tủ lạnh.
Tập đoàn LG đang có 3 nhà máy lớn tại Hải Phòng là Nhà máy LG Electronics chuyên sản xuất điện thoại di động, TV, điều hòa, máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh; Nhà máy LG Innotek Vietnam chuyên sản xuất module camera cho điện thoại thông minh và nhà máy LG Display Vietnam chuyên sản xuất màn hình điện tử.
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng an ninh Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng an ninh. Theo đó, các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được áp dụng các chính sách gồm: Một là, được...