Hơn 108 triệu ca nCoV toàn cầu, Mỹ đặt mua thêm 200 triệu liều vaccine
Ca nCoV toàn cầu hơn 108 triệu, gần 2,4 triệu người chết, Mỹ dự kiến tiêm chủng đủ cho 300 triệu người dân vào cuối tháng 7 với 200 triệu liều vaccine mua thêm.
Thế giới hiện ghi nhận 108.256.970 ca nhiễm và 2.376.559 ca tử vong, trong khi 80.287.452 người đã bình phục.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 93.199 ca nhiễm và 2.657 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 27.990.787 và 486.511 người chết.
Tổng thống Joe Biden ngày 11/2 cho biết Mỹ đã ký thỏa thuận đặt mua thêm 200 triệu liều vaccine Covid-19 và đang trên đà cung cấp đủ vaccine cho 300 triệu người Mỹ vào cuối tháng 7/2021, qua đó tiêm chủng thành công cho phần lớn dân số.
“Trong vòng ba tuần, làm việc suốt ngày đêm với rất nhiều người đứng phía sau và cả phía trước tôi, chúng ta đã mua đủ vaccine để tiêm chủng cho tất cả người dân Mỹ và giờ đây chúng tôi sẽ nỗ lực để tiêm nó cho hàng triệu người”, Tổng thống Biden nói tại Viện Y tế Quốc gia.
“Chỉ mới chiều nay, chúng tôi vừa ký hợp đồng cuối cùng mua 100 triệu liều từ Moderna và 100 triệu liều từ Pfizer”, ông cho biết thêm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trung bình, 1,49 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm mỗi ngày trong tuần trước, tăng từ mức trung bình 900.000 liều khi Tổng thống Joe Biden lên nhậm chức ngày 20/1.
Video đang HOT
Một y tá được tiêm vaccine Covid-19 tại Florida hồi tháng 12 năm ngoái. Ảnh: AP.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 9.353 ca nhiễm và 85 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.880.413 và 155.484.
Chính phủ Ấn Độ hôm 6/2 thúc giục các bang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 sau khi kết quả từ một cuộc đánh giá cho thấy nước này có “cơ hội” đáng kể để đẩy nhanh chương trình này.
Ấn Độ đã tiêm vaccine cho khoảng 3 triệu nhân viên y tế trong hai tuần đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, nhưng cần phải tăng tốc để đạt mục tiêu trong mùa hè. Chính phủ nước này yêu cầu các bang lên lịch cho tất cả các nhân viên y tế tiêm chủng trước ngày 20/2 và tất cả nhân viên tuyến đầu trước ngày 6/3.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.452 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 236.397. Số người nhiễm nCoV tăng 53.993 ca trong 24 giờ qua, lên 9.716.298.
Brazil hôm 6/2 nhận lô hàng gồm 88 lít hoạt chất đầu tiên để sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca, cho phép trung tâm y sinh Fiocruz có thể xuất xưởng 2,8 triệu liều vaccine. Trung tâm này dự kiến nhận thêm nhiều lô hàng khác trong tháng này để tạo ra tổng cộng khoảng 15 triệu liều vaccine.
Hiện tại, chỉ những mũi tiêm do AstraZeneca và công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển mới được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở Brazil. Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvisa hôm 6/2 cho biết Pfizer đã nộp đơn xin phê duyệt vaccine Covid-19 tại nước này.
Anh ghi nhận thêm 678 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên 115.484, trong khi số ca nhiễm tăng 13.494 ca so với hôm trước, lên 3.998.655.
Bộ trưởng Triển khai Vaccine Anh Nadhim Zahawi hôm 7/2 cho biết quốc gia này có thể tăng cường tiêm chủng vaccine Covid-19 vào mùa thu và sau đó triển khai tiêm chủng hàng năm nhằm đối phó với các biến chủng nCoV.
Anh đặt mục tiêu tiêm mũi đầu tiên cho tất cả những người trên 70 tuổi, những người dễ bị tổn thương, các nhân viên y tế tuyến đầu vào giữa tháng hai. Tốc độ tiêm chủng đang ở mức 400.000 mũi mỗi ngày, khiến Anh chỉ đứng sau Israel và UAE về số liều tiêm trên 100 người.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 21.063 ca nhiễm và 360 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.406.685 và 80.803.
Các nhà lập pháp nước này ngày 9/2 thông qua luật gia hạn tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia tới ngày 1/6 khi số ca tử vong vì Covid-19 vượt 80.000. Luật cho phép chính phủ ban hành nhiều hạn chế, bao gồm cả phong tỏa, nhằm ngăn virus lây lan. Tình trạng khẩn cấp hiện tại sẽ hết hiệu lực vào ngày 16/2.
Iran , vùng dịch nghiêm trọng nhất ở Trung Đông, ghi nhận thêm 7.474 ca nhiễm và 65 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.496.455 và 58.751. Các con số có xu hướng giảm trong những tuần gần đây. Iran đã phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga để sử dụng trong nước, đồng thời đang nỗ lực mua vaccine từ AstraZeneca và các công ty khác.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.191.990 ca nhiễm, tăng 8.435, trong đó 32.381 người chết, tăng 214. Giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.
Indonesia đã triển khai chương trình xét nghiệm nCoV qua hơi thở tại các ga tàu trong bối cảnh tình hình dịch ở nước này ngày càng phức tạp. Người làm xét nghiệm sẽ được yêu cầu thổi vào túi và nhận kết quả ngay sau hai phút.
Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, báo cáo 543.282 ca nhiễm và 11.469 ca tử vong, tăng lần lượt 1.734 và 68 ca. Tình hình càng gây lo ngại khi các lô vaccine Covid-19 dự kiến tới nửa sau của năm mới bắt đầu đến nơi.
Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại nước này, Tổng thống Rodrigo Duterte cuối tháng qua quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
Hãng dược phẩm AstraZeneca tăng hơn gấp đôi lợi nhuận trong năm 2020
Ngày 11/2, hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh công bố lợi nhuận hằng năm tăng gấp đôi trong năm 2020 trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng cho người trên 65 tuổi, qua đó thúc đẩy các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu.
Tòa nhà của hãng dược phẩm AstraZeneca ở Luton, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Theo AstraZeneca, trong năm qua, lợi nhuận ròng của hãng đạt 3,2 tỷ USD, tăng 139% so với năm 2019. Kết quả này có được chủ yếu nhờ doanh thu thuốc điều trị ung thư tăng mạnh, trong đó thuốc Lynpanza và Tagrisso tăng tới 23%.
Giám đốc điều hành AstraZeneca Pascal Soriot cho biết mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, doanh thu của hãng vẫn tăng trưởng ở mức hai con số. Ông nhấn mạnh tiến bộ trong nghiên cứu, phát triển vaccine ngừa COVID-19 đã cho thấy những thành quả mà hãng có thể đạt được.
Trước đó một ngày, AstraZeneca công bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong quý II năm nay để đáp ứng nhu cầu của Liên minh châu Âu (EU). Cùng ngày, WHO khẳng định vaccine COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với trường Đại học Oxford của Anh phát triển có thể sử dụng đối với người trên 65 tuổi, và cả ở những nơi biến thể của virus SARS-CoV-2 đang hoành hành. Tuyên bố của WHO được đưa ra sau khi một nghiên cứu công bố gần đây tại Nam Phi cho thấy vaccine của AstraZeneca có hiệu quả hạn chế đối với biến thể xuất hiện ở quốc gia châu Phi này.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine của AstraZeneca chiếm một lượng lớn trong Cơ chế phân phối vaccine COVAX cho các nước nghèo hơn để đảm bảo phân phối vaccine công bằng khắp thế giới. Hiện WHO và Liên hợp quốc đã phối hợp triển khai phân phối tổng cộng 337,21 triệu liều vaccine tới khoảng 145 nước trong nửa đầu năm 2021 theo khuôn khổ COVAX.
Cùng ngày 11/2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của châu Phi khẳng định sẽ không loại bỏ vaccine của AstraZeneca, đồng thời cho rằng cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa biến thể mới ở Nam Phi.
Phát biểu họp báo, Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho biết các kế hoạch phân phối 7 triệu liều vaccine AstraZeneca ở châu Phi sẽ vẫn được triển khai dưới sự tài trợ của tập đoàn viễn thông Nam Phi MTN.
Nghịch cảnh phải bỏ phí vaccine COVID-19 vì ống tiêm tại Nhật Bản Hàng triệu người Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ không được tiêm vaccine phòng COVID-19 như kế hoạch do nước này thiếu ống tiêm đặc biệt. Nhật Bản lo lắng vaccine "thất thoát" vì không có ống tiêm chuyên dụng. Ảnh: AFP Tờ Guardian (Anh) ngày 10/2 cho biết ống tiêm tiêu chuẩn tại Nhật Bản hiện nay không thể rút được...